Vì sao tiêm kích tàng hình J-20 không có số hiệu 2014?
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc không mang số hiệu 2014 có thể vì con số 4 được xem là không may mắn.
Chuyên gia quốc phòng người Mỹ – Richard D Fisher Jr trả lời phỏng vấn tạp chí Jane’s cho biết rằng, Không quân Trung Quốc sẽ không gắn số hiệu 2014 cho một trong 6 nguyên mẫu tiêm kích tàng hình J-20 của nước này. Vì theo văn hóa của người Trung Quốc số 4 là một số không may mắn.
Vào cuối năm 2014, cụ thể là vào tháng 10 và tháng 12 năm ngoái Trung Quốc đã cho ra mắt liên tiếp 2 nguyên mẫu tiếp theo của J-20. Không quân Trung Quốc tham vọng sẽ đưa mẫu máy bay này vào hoạt động trong giữa năm 2017 hoặc đầu năm 2018.
Ngoài hai nguyên mẫu đầu tiên mang số hiệu là 2001 và 2002, thì bốn nguyên mẫu tiếp theo của J-20 đều tương ứng với số năm chúng được sản xuất.
Mặc dù cả hai nguyên mẫu mới nhất của J-20 là 2013 và 2015 đều được sản xuất vào năm 2014, nhưng chúng đều không được đặt số hiệu theo năm sản xuất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, số hiệu này lại bỏ qua năm 2014 khi mà các nguyên mẫu J-20 lần lượt được mang số hiệu là 2011, 2012, 2013 và 2015. Fisher tin rằng số hiệu 2014 đã không được Không quân Trung Quốc sử dụng vì nó không mang lại may mắn và là điềm báo của cái chết.
Dựa trên thông tin xuất hiện trên các trang mạng quân sự của Trung Quốc đăng tải thì, cả hai chiếc tiêm kích tàng hình J-20 mang số hiệu 2013 và 2015 đều được tiến hành bay thử nghiệm vào cuối năm 2014 tại một cơ sở thử nghiệm hàng không thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô.
Nguyên mẫu J-20 mang số hiệu 2015 được đánh giá là bước tiến mới của mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 này.
Từ những hình ảnh được đăng tải trên mạng Internet cho thấy, cả hai nguyên mẫu mới nhất của J-20 đều đã có sự thay đổi so với các nguyên mẫu cũ. Nhất là đối với nguyên mẫu mang số hiệu 2015, khi mà thiết kế khí động học của nó được đánh giá có phần ổn định hơn.
Theo nhiều nguồn tin giấu tên tiết lộ với Jane’s cho biết rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đưa vào trang bị ít nhất 24 chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 vào năm 2020, tương đương với một trung đoàn máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc.
Trà Khánh
Theo Kiến thức
Tiêm kích tàng hình J-20 sẽ được chế tạo 10 chiếc
Khoảng 10 tiêm kích tàng hình J-20 sẽ được Trung Quốc chế tạo để phục vụ thử nghiệm đánh giá.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đăng tải hình ảnh cho thấy, tiêm kích tàng hình J-20 mang số hiệu 2015 đã bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất và trên không. Đây là chiếc thứ 6 thuộc chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-20.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, tổng hợp quá trình phát triển và các nguyên nhân khác có thể xác định được Tổng công ty Thành Đô có thể sẽ chế tạo 10 mẫu thử tiêm kích J-20.
Trung Quốc thử nghiệm trên mặt đất J-20 số hiệu 2015.
So với quá trình phát triển tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ thì toàn bộ giai đoạn phát triển đã chế thử 11 chiếc. Cụ thể, giai đoạn 1997-1998 sản xuất 1 chiếc, năm 1999 là 2 chiếc, đến năm 2000 sản xuất 3 chiếc.
Qua đó, có thể thấy với sự phát triển của máy bay chiến đấu, thì chu kỳ sản xuất của máy bay thử nghiệm cũng được rút ngắn, khoảng cách xuất hiện giữa máy bay J-20 số hiệu 2013 với 2015 chỉ có mấy tháng. Như vậy, chương trình phát triển J-20 có lẽ đã đi tới giai đoạn gần cuối.
Chuyên gia Trình Phi bình luận, F-22 được đưa vào sử dụng do bị hạn chế bởi thời đại cho nên tính năng của nó cơ bản tập trung vào tác chiến đối không, còn máy bay J-20 lại có ưu thế hơn ở khả năng đa nhiệm với khoang vũ khí lớn. Trong tương lai, máy bay tàng hình J-20 một khi được trang bị động cơ đẩy mới thì nó có thể đạt được ưu thế về tính cơ động siêu âm vượt hơn so với F-22.
Nếu tiêm kích tàng hình J-20 có thể kịp triển khai với số lượng nhỏ vào năm 2017 thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trang bị máy bay chiến đấu tàng hình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này đủ để thay đổi cán cân lực lượng trên không của khu vực này, cũng như giúp Trung Quốc bảo vệ an ninh và quyền lợi quốc gia.
Theo Kiến Thức
Không quân Trung Quốc có thể thảm bại vì phi công Đài Loan Theo Kanwa, đội ngũ phi công được đào tại tại Mỹ và Pháp có thể mang lại cho Đài Loan cơ hội chiến thắng nếu phải đối đầu với không lực Trung Quốc. Chuyên gia Andrei Chang của Tạp chí quốc phòng Kanwa (trụ sở tại Canada) nhận định: Do quân đội Trung Quốc sở hữu nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến...