Vì sao tăng tiết môn tiếng Việt lớp 1
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, môn tiếng Việt ở lớp 1, lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông mới có tăng số tiết so với chương trình hiện hành. Bộ đã có những lý giải về vấn đề này.
Báo cáo tại cuộc họp giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương hôm qua, 20/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, chương trình không tăng về lượng kiến thức, chỉ quy định chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt vào cuối năm học;
Sách giáo khoa (SGK) không biên soạn theo bài, theo tiết có sẵn như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức; giao cho giáo viên, nhà trường nghiên cứu chương trình, SGK, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng, vì vậy cùng một chủ đề trong SGK nhưng tùy vào đối tượng học sinh mà trường này có thể dạy 2 tiết, nhưng trường khác có thể dạy 3,4 tiết cho phù hợp đối tượng; tốc độ thực hiện chương trình nhanh hay chậm từng giai đoạn có thể khác nhau giữa các trường, miễn không vượt quá tổng thời gian cho môn học đó trong một năm;
Trong quá trình thực hiện, giáo viên nhà trường điều chỉnh cho phù hợp (đây là điểm mới, giao quyền và trách nhiệm cho giáo viên, nhà trường nhiều hơn) nên giáo viên, nhà trường nhiều nơi chưa mạnh dạn thực hiện mà vẫn thực hiện theo cách cũ.
Ông Độ khẳng định Bộ GD&ĐT khi xây dựng chương trình đã đặc biệt chú ý để thực hiện việc giảm tải trong chương trình để tăng tính trải nghiệm thực hành, vì vậy các nội dung và giải pháp thể hiện trong chương trình đều đã được tổ chức thực nghiệm, lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học, các nhà quản lý và rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Cụ thể đối với môn Tiếng Việt cấp Tiểu học cụ thể như sau:
Video đang HOT
Phân bổ số lượng tiết học môn tiếng Việt bậc Tiểu học chương trình hiện hành và chương trình mới. Nguồn: Bộ GD&ĐT
Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay nhìn từ góc độ thời lượng học môn Tiếng Việt cấp Tiểu học theo Chương trình 2018 được điều chỉnh giữa các lớp học so với Chương trình 2006.
Thứ trưởng phân tích cụ thể:
Có thể thấy tổng số tiết học môn Tiếng Việt cho cả cấp tiểu học trong chương trình năm 2000 và chương trình năm 2018 không thay đổi.
Tuy nhiên, số tiết cho lớp 1 và lớp 2 trong chương trình 2018 có tăng (2 tiết/tuần cho lớp 1 và 1 tiết/tuần cho lớp 2) so với chương trình 2000; ngược lại số tiết cho lớp 3, 4, 5 trong chương trình 2018 lại giảm.
Việc tăng số tiết cho lớp 1 và 2 (các lớp đầu cấp tiểu học) nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt, nhờ đó có được công cụ để học tốt các môn học khác.
“Như vậy: Về nội dung kiến thức, chương trình 2018 có phần giảm nhẹ hơn so với chương trình năm 2000, tăng tiết đối với lớp 1, lớp 2 là để giảm tải, chứ không phải tăng tải, giúp các em học sinh học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần mới biết đọc, biết viết.
Để hoàn thành nhiệm vụ này trước đây chương trình năm 2000 chỉ được thực hiện trong phạm vi 350 tiết một năm, tính trung bình 10 tiết 1 tuần; còn chương trình năm 2018 được thực hiện đến 420 tiết một năm, tăng thêm 2 tiết để giáo viên, học sinh dạy học đỡ vất vả hơn”, ông Độ nói.
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng thông tin thêm Bộ đã tăng cường truyền thông, xây dựng các video gửi về các địa phương, trường học để giáo viên, phụ huynh hiểu rõ về thực hiện đổi mới chương trình và SGK.
Đà Nẵng: Phụ huynh và giáo viên đều kêu về chương trình lớp 1 quá nặng
Theo phản ánh của một số giáo viên, phụ huynh học sinh ở thành phố Đà Nẵng, chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 quá sức với học sinh, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong phương pháp dạy học.
Chương trình lớp 1 mới giảng dạy được 1 tháng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, Chương trình này nặng hơn so với chương trình cũ, nhất là môn tiếng Việt. Theo phản ánh của một số giáo viên, phụ huynh học sinh ở thành phố Đà Nẵng, chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 quá sức với học sinh, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong phương pháp dạy học.
Phụ huynh, giáo viên kêu chương trình lớp 1 quá sức với học sinh, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong phương pháp dạy học.
Năm nay, con trai vào lớp 1, mỗi ngày, chị Phan Thị Mơ ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng phải dạy con học đánh vần, viết chữ. Chị Mơ cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, con chị chưa học dự thính trước khi vào lớp 1, trong khi chương trình sách Tiếng Việt yêu cầu đánh vần, ghép vần ngay những bài học đầu tiên nên cháu gặp nhiều khó khăn.
Theo chị Mơ, trong sách tiếng Việt lớp 1, luyện chữ cái yêu cầu học sinh luyện đọc cả một đoạn văn dài mà ngay cả người lớn khi đọc còn thấy khó.
"Dạng đề bài tập Tiếng Việt có dạng đề là ghép các chữ cái và dấu thanh trong 3 giỏ để tạo thành tiếng, viết các tiếng tạo được. Bình thường tư duy của các bé sẽ rất khó để làm được. Các cháu ở mầm non phụ huynh và giáo viên phải giải thích rất nhiều lần mà chưa chắc các cháu đã làm được. Tôi thấy cái đó rất bất cập", chị Mơ nói.
Cùng tâm trạng lo lắng như nhiều phụ huynh khác, anh Nguyễn Thanh Cảnh, ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho rằng sách quá nhiều chữ, khó hiểu: "Nói chung có nhiều chương trình người lớn mới biết được nhưng cách giải thích của mình rất khó cho học sinh hiểu được vì có nhiều từ tư duy nhiều quá, mà các cháu mới học lớp 1. Mới từ mẫu giáo lên lớp 1 thì độ tư duy của mấy cháu còn chưa được cao lắm mà sách lại đánh đố nhiều quá nên thành ra cảm thấy mấy đứa học bị áp lực nhiều. Tôi nghĩ rằng, chương trình học với lớp 1 như vậy là hơi nặng, vì ngày xưa mình học thấy đơn giản mà bây giờ trừu tượng quá nhiều".
Không chỉ phụ huynh kêu ca mà một số giáo viên cũng cho rằng, chương trình hiện nay nặng hơn chương trình giáo dục phổ thông 2018. Một giáo viên lớp 1 ở thành phố Đà Nẵng cho biết, phần sách giáo khoa có thể nặng hơn so với chương trình cũ bởi vì có những tiết các em phải học 4 âm, 4 vần.
Học sinh còn nhỏ, từ môi trường mẫu giáo sang lớp 1, lại bị ảnh hưởng dịch không có thời gian làm quen trước nên khó khăn trong việc dạy chữ cho các em. Hơn nữa, sách mới quá nhiều chữ. Chương trình giáo dục mới cho phép giáo viên được quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo án cũng giúp giảm áp lực cho giáo viên.
Giáo viên có thể dạy chậm lại, kỹ hơn so với thời lượng trong sách giáo khoa ở một số bài. Cô giáo này cho biết mục tiêu là giúp học sinh biết vận dụng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
"Làm sao phải rèn cho các con chủ yếu là đọc được, đọc tốt, viết thành thạo chính tả khi học các âm đã học. Nếu như mình dạy cho học sinh cái âm, cái vần đã vững rồi thì mình có thể kéo dài thời gian. Thay vì theo sách giáo khoa tuần 18 là học hết các âm, các vần, thì bây giờ mình chủ động dạy đến 20 tuần, tuỳ theo sức học của học sinh lớp mình", một cô giáo dạy tiểu học phân tích./.
Cắt bài về nhà, đầu ra vẫn 'thần tốc': Trẻ lớp 1 chật vật học kiểu 'nhồi vịt' Việc tăng số tiết mà ép trẻ ngay từ ngày đầu đã phải học nhiều chữ hơn và độ phức tạp lớn hơn, dồn hết cả bảng chữ cái vào học trong 1 tháng đầu tiên thì khác gì nhồi nhét Sách giáo khoa lớp 1 mới Sau ý kiến phản ánh của các phụ huynh có con vào lớp 1 về chương...