Vì sao nước dừa tốt cho người bệnh sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết uống nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Nước dừa với vị ngọt tự nhiên, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, đồng thời có nhiều chất bổ dưỡng có thể giúp hạ sốt nóng, chữa các bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày.
Bên cạnh đó, nước dừa được lấy trong điều kiện vô khuẩn còn có thể thay dung dịch truyền và dùng để pha chế thuốc.
1. Sốt xuất huyết uống thuốc gì?
Điều trị ngoại trú đối với sốt xuất huyết Dengue chủ yếu là điều trị triệu chứng, người bệnh được theo dõi chặt chẽ để có thể phát hiện sớm tình trạng sốc, nhằm xử trí kịp thời.
Khi điều trị triệu chứng, nếu bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên, thì phải dùng thuốc hạ nhiệt, khuyến khích người bệnh mặc quần áo thoáng mát, lau mát cơ thể bằng nước ấm.
Chú ý, thuốc hạ nhiệt được sử dụng ở đây là paracetamol đơn thuần, với liều dùng từ 10 – 15mg/kg cân nặng trong một lần, uống cách nhau trong khoảng 4 – 6 giờ, và tổng liều paracetamol không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong 24 giờ. Đặc biệt, cần lưu ý là không được dùng các loại thuốc hạ nhiệt như aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen… để điều trị, vì có thể gây ra tình trạng xuất huyết, toan máu.
2. Vì sao bị sốt xuất huyết uống nước dừa?
Khi điều trị ngoại trú đối với sốt xuất huyết Dengue thì một vấn đề khác không kém phần quan trọng đó là khuyến khích người bệnh bù dịch sớm bằng đường uống vì khi sốt thường gây mất nước. Người bệnh có thể bổ sung và uống uống nhiều dung dịch điện giải oresol, nước sôi để nguội, các loại nước trái cây hoặc uống nước cháo loãng với muối.
Trong các loại nước trái cây thìnước dừa được y học cổ truyền cho là một trong những thực phẩm tốt đối với người bệnh sốt xuất huyết bởi nước dừa là nguồn nước tự nhiên, cung cấp những khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa là cách tốt nhất để bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.
Nước dừa giúp cung cấp nhiều khoáng chất giúp bệnh nhân nhanh phục hồi
Video đang HOT
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi , người bệnh có thể uống thêm nước dừa bên cạnh các thức uống bù nước khác. Bởi trong nước dừa có đến 95,5% là nước, còn lại là 4,0% carbohydrate, 2,2 – 3,7 mg% vitamin C, 0,5mg% sắt, 0,4% chất vô cơ, 0,1% protein, 0,1% lipid, 0,02% canxi, 0,01% photpho, cùng nhiều axit amin (arginin, alanin, cystein và serin) và vitamin nhóm B.
Sốt xuất huyết uống nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Nước dừa với vị ngọt tự nhiên, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, đồng thời có nhiều chất bổ dưỡng có thể giúp hạ sốt nóng, chữa các bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày. Bên cạnh đó, nước dừa được lấy trong điều kiện vô khuẩn còn có thể thay dung dịch truyền và dùng để pha chế thuốc.
3. Phòng bệnh sốt xuất huyết uống nước dừa như thế nào cho đúng?
Bệnh nhân nếu có biểu hiện nặng cần được đến cơ sở y tế
Trong mùa cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết, để phòng bệnh, bạn có thể uống nước dừa thường xuyên và có thể uống từ 3 đến 4 quả dừa mỗi ngày.
Đối với người đang bị sốt, bất kể là sốt vì bệnh gì, thì cũng nên uống nước dừa thay cho nước sôi để nguội thông thường nếu thấy khát. Tuy nhiên, lưu ý là không nên pha thêm gì vào nước dừa. Uống trực tiếp nước dừa tươi và sau đó ăn cơm dừa là cách tốt nhất.
Mặc dù sốt xuất huyết uống nước dừa có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng sốt, hạ nhiệt và giải độc, tuy nhiên nếu bệnh có các biểu hiện nặng thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nước dừa ngon nhưng muốn tốt cho cơ thể cần lưu ý điều này
Nước dừa là một loại thức uống giải khát tự nhiên rất phổ biến ở các nước nhiệt đới, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Sau đây là một số lợi ích đáng kể nhất của nước dừa.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác giúp điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Trong dừa nước còn chứa acid lauric, Chloride và sắt, magiê, canxi, natri và lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân. Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.
Nước dừa rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng
Tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột
Uống nước dừa 1 lần/ngày với một muỗng cà phê dầu ô liu sẽ giết chết các vi khuẩn trong ruột, làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cho tiêu hóa tốt hơn.
Ngăn ngừa sỏi thận
Những người có vấn đề về thận hoặc đang có dấu hiệu sỏi thận thì nên uống nước dừa bên cạnh các loại thuốc điều trị. Uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp tan sỏi thận và dễ dàng làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể.
Tốt cho tim mạch
Nước dừa chứa nồng độ kali và axit lauric cao, vì vậy nó rất hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao trong việc điều hòa huyết áp.
Giảm huyết áp
Nhiều khi cơ thể bị mất cân bằng chất điện giải là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao. Vì nước dừa cung cấp đầy đủ các chất điện giải giúp điều hòa, cân bằng các chất này. Trong nhiều trường hợp, uống nước dừa vào buổi sáng sẽ giúp cân bằng chất điện giải tốt hơn.
Giảm cân
Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát, vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Cho nên nó rất có lợi cho những người đang đấu tranh với các vấn đề về cân nặng. Hơn nữa, lượng chất béo có trong nước dừa cực thấp và dưỡng chất trong nó khiến bạn có cảm giác no, giúp kiểm soát cơn thèm ăn.
Giải rượu
Nước dừa giúp xoa dịu dạ dày trong trường hợp uống quá nhiều rượu. Khi thường xuyên phải đi tiểu hay nôn mửa, những chất điện giải cần thiết trong cơ thể sẽ bị thoát ra ngoài, nước dừa sẽ bổ sung lại.
Bổ sung nước cho cơ thể
Một cốc nước dừa có thể bổ sung 294mg kali va 5mg đường tự nhiên, trong khi các loại thức uống thể thao chỉ cung cấp một nửa lượng kali và lượng đường cao gấp 5 lần. Thêm vào đó, lượng natri trong nước dừa chỉ có 25mg, tương đối thấp so với 41mg và 20mg được tìm thấy trong 2 loại đồ uống tương ứng nói trên.
Chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt
Vitamin B1 rất cần thiết cho sức khỏe của mắt. Việc bổ sung đầy đủ chất này có thể giúp chúng ta sáng mắt hơn và nhìn rõ hơn khi trời tối.
Ngoài ra, khi sử dụng nước dừa bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tránh uống quá nhiều nước dừa: Việc uống quá nhiều loại nước này sẽ khiến lượng kali trong máu tăng cao. Điều này gây rối loạn nhịp tim và dẫn đến các vấn đề về thận. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 1-2 quả. Khi sử dụng nên uống từ từ từng chút một.
Không nên uống nước dừa vào buổi tối dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, đặc biệt là khi uống chung với nước đá. Nếu chuẩn bị tham gia các môn thể thao đòi hỏi sức bền như chạy nhanh, đạp xe đạp... thì bạn không nên uống trước khi thi đấu. Lý do bởi nước dừa sẽ gây mềm yếu gân cơ, làm giảm sức bền.
Tránh uống nước dừa khi ở ngoài trời nắng về sẽ có nguy cơ bị sốt, ớn lạnh trong người. Nước dừa cũng chứa đường nên khi sử dụng bạn nên hạn chế đồ ngọt và các thức uống có đường khác. Bạn nên uống nước dừa nguyên chất là tốt nhất, hạn chế cho thêm đá hoặc đường.
Sốt xuất huyết sẽ bùng phát vào cuối tháng 6 Chiều nay (28/5), TS. BS. Nguyễn Kim Thư - Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho biết đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào cuối tháng 6. TS. BS. Nguyễn Kim Thư - Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Thúy Trao đổi với PV VietTimes,...