Vì sao những cơn đau đầu cứ mãi nặng thêm mà không thể chấm dứt?
Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao những cơn đau đầu cứ mãi nặng thêm mà không thể chấm dứt dù đã uống thuốc chưa? Bởi nó xuất phát từ một việc ai cũng mắc phải trong thời hiện đại này.
Trước đây chắc hẳn ai cũng từng nghe về mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại di động thông minh (smartphone) với những cơn đau, ví dụ như dùng nhiều thì mỏi mắt hay nhức đầu chẳng hạn. Tuy nhiên thì từ đó đến giờ, những quan điểm ấy chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết và phỏng đoán, bởi vẫn chưa có một bằng chứng xác thực nào.
Dùng điện thoại di động liệu có thật sự liên kết với các cơn đau đầu không?
Thế nhưng mới đây, một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Ấn Độ công bố rằng, dùng smartphone nhiều thật sự có can dự đến việc đau đầu lẫn mức độ nghiêm trọng của nó. Có thể hiểu một cách khác là, càng dùng smartphone thì chứng đau đầu sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Họ đã tiến hành điều tra trên 400 người mắc bệnh đau đầu nguyên phát bao gồm đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng và các loại khác không do bệnh gây ra. Kết quả cho thấy, những người tình nguyện dùng smartphone có xu hướng dùng nhiều thuốc giảm đau hơn so với những người không dùng smartphone.
“Hiệp hội chúng tôi đã nhận thấy rằng, việc sử dụng smartphone là nguyên nhân tiềm ẩn khiến cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, nó cũng chứa đựng nhiều vấn đề khác chưa được khám phá mà chúng tôi hy vọng rằng những nghiên cứu trong tương lai sẽ làm sáng tỏ” – Tiến sĩ Deepti Vibha, trưởng nhóm nghiên cứu kiêm PGS thần kinh học tại Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (New Delhi) cho hay.
Đã đau đầu mãn tính còn dùng smartphone quá nhiều thì chỉ khiến bệnh tình thêm nặng thôi chị em nhé.
Bên cạnh đó, cũng có một nghiên cứu khác tại một trung tâm chăm sóc Ấn Độ về vấn đề này. Cụ thể, những người tình nguyện sẽ được phát bảng câu hỏi đánh giá về việc sử dụng smartphone và lịch sử của những cơn đau đầu gần đây. Sau khi tổng hợp, các nhà khoa học nhận thấy có đến 96% những người thường dùng smartphone hay uông thuốc giảm đau hơn so với 81% nhóm người không dùng.
Chưa hết, nhóm người tình nguyện dùng smartphone cũng cho biết họ hoàn toàn dứt cơn đau đầu đến 84% sau khi uống thuốc giảm đau. Nó cũng đồng nghĩa với việc, smartphone chính là nguồn cơn của mọi chứng đau đầu từ nhẹ cho đến dai dẳng mãn tính. Ngoài ra, họ cũng luôn có cảm giác như được “cảnh báo” trước là sẽ đau nửa đầu hay thậm chí là động kinh nếu xài smartphone liên tục.
Dù nghiên cứu đã khẳng định việc xài smartphone có thể gây đau đầu, nhưng nó vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân tại sao. Trước tình hình này, Bệnh viện Brigham and Women thuộc trường Y Harvard (Mỹ) cho biết có thể một vài hành vi vô thức đã khiến cho việc sử dụng smartphone gây đau đầu. Ví dụ như là ưỡn cổ ra phía trước để bấm điện thoại hay căng mắt quá vào màn hình.
“Chứng căng mắt lẫn đau đầu sẽ xảy ra và có thể trở nặng hơn nếu sử dụng điện thoại quá mức cho phép hoặc để quá sát mặt. Tuy căn nguyên của vấn đề này chưa rõ ràng, nhưng có thể điểm qua một vài lý do cơ bản nhất như là do ánh sáng từ màn hình, mỏi mắt, căng thẳng khi liên tục dùng smartphone…” – Tiến sĩ Heidi Moawad, nhà thần kinh học giảng dạy tại Đại học Y khoa Case Western Reserve và Đại học John Carroll, cho biết trong một bài xã luận nghiên cứu.
Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này?
Theo tiến sĩ Christopher Gottschalk – trưởng khoa Thần kinh học Đại học Yale cho biết, nghiên cứu vẫn chưa khẳng định hoàn toàn dùng smartphone là nguyên nhân trực tiếp gây ra những cơn đau đầu. Nhưng những người dùng smartphone vẫn nên chú ý hơn về việc, chứng đau đầu có trở nên tồi tệ hơn theo thời gian hay không.
“Người dùng smartphone hãy thử kích hoạt các chế độ rảnh tay hay giọng nói để có thể hạn chế cầm điện thoại nhưng vẫn làm được nhiều nhu cầu cần thiết. Ngoài ra, hãy thử dùng các loại thuốc không kê đơn hay xông tinh dầu bạc hà, hoa oải hương để làm giảm cơn đau đầu. Việc bổ sung magiê cho cơ thể cùng thực hiện các kỹ thuật thư giãn cũng làm giảm bớt tình trạng này” – Ông Moawad, đại diện Trường Y Harvard cho biết.
Trước mắt các nghiên cứu tiếp theo sẽ hướng đến việc hiểu đầy đủ về tác động của smartphone đối với sức khỏe con người. Tóm lại, cái gì cũng có mặt tích cực và tiêu cực, nên việc sử dụng smartphone cần phải hợp lý và không nên lạm dụng để bảo vệ bản thân khỏi các cơn đau đầu dai dẳng.
Theo CNN/Báo dân sinh
Nhận biết bệnh đau đầu căng thẳng và giải pháp điều trị hiệu quả
Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong đó đau đầu căng thẳng là trường hợp hết sức phổ biến. Cùng tìm hiểu triệu chứng bệnh và cách trị đau đầu dạng căng thẳng.
Video đang HOT
Nhận biết bệnh đau đầu căng thẳng và giải pháp điều trị hiệu quả
Đau đầu căng thẳng là gì?
Đau đầu căng thẳng là cảm giác đau âm ỉ như bị kẹp đầu và đau tăng lên khi bị stress, mệt mỏi, tiếng ồn hoặc ánh sáng. Thường cảm giác đau toàn đầu, có thể đau nhiều ở cổ hoặc vùng chẩm và không có dấu hiệu thần kinh khu trú. Bệnh phổ thường gặp ở người lớn
Có hai loại đau đầu dạng căng thẳng:
Đau đầu do căng thẳng tạm thời: Xảy ra dưới 15 ngày mỗi tháng.
Đau đầu do căng thẳng mãn tính: Xảy ra hơn 15 ngày mỗi tháng.
Cơn đau đầu thường kéo dài từ 30 phút cho tới vài ngày. Các cơn đau tạm thời thường bắt đầu dần vào giữa ngày.
Người bị đau đầu mãn tính có cơn đau dài hơn, mạnh hơn hoặc giảm dần trong ngày, tuy nhiên luôn có cảm giác đau âm ỉ.
Tuy nhiên nhức đầu căng thẳng sẽ không làm ảnh hưởng tới nhịp sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bởi cơn đau không gây ảnh hưởng tới tầm nhìn, sự cân bằng hoặc sức mạnh.
Ai dễ bị đau đầu căng thẳng?
Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau đầu do căng thẳng
Phần lớn người trưởng thành đều từng bị đau đầu do căng thẳng. Trong đó chỉ có 3% người bị đau đầu căng thẳng mãn tính hàng ngày. Phụ nữ dễ bị đau đầu do căng thẳng hơn đàn ông.
Hầu hết người bị nhức đầu căng thẳng đều theo từng đợt nhưng không quá một hoặc hai lần một tháng, nhưng bệnh có thể xảy ra thường xuyên hơn.
Người bị đau đầu dạng căng thẳng mạn tính thường bị bệnh hơn 60 - 90 ngày.
Các triệu chứng bệnh đau đầu căng thẳng
Đau đầu do căng thẳng có thể cảm thấy cơn đau nhẹ ở phía trước đầu
Một vài triệu chứng phổ biến của bệnh đau đầu căng thẳng gồm:
Đau hoặc có áp lực nhẹ đến vừa phải ở phía trước, đỉnh hoặc hai bên đầu.
Nhức đầu từ phía sau
Đau đầu mất ngủ
Mệt mỏi
Cảm giác cáu gắt khó chịu
Không tập trung
Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn
Đau cơ
Khác với bệnh đau nửa đầu, bạn sẽ không xuất hiện kèm các triệu chứng thần kinh khác như yếu cơ hoặc mờ mắt. Một số triệu chứng khác của bệnh đau đầu căng thẳng nhưng không phổ biến gồm: nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, đau dạ dày, buồn nôn và nôn.
Những nguyên nhân dẫn tới đau đầu căng thẳng thần kinh
Nhức đầu căng thẳng có thể xuất phát từ phía công việc, xã hội hoặc gia đình
Bệnh đau đầu căng thẳng không chỉ có một nguyên nhân duy nhất gây ra. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh do căng thẳng từ phía công việc, trường học, gia đình, bạn bè hay các mối quan hệ xã hội khác.
Thường bệnh có thể do một tình huống căng thẳng duy nhất hoặc do tích tụ từ nhiều nguồn. Việc gặp căng thẳng hàng ngày có thể dẫn tới đau đầu mãn tính.
Loại đau đầu do căng thẳng thường không di truyền trong gia đình.
Một số người mắc bệnh đau đầu do căng thẳng thần kinh bởi các cơ phía cổ và gáy bị thắt chặt do:
Nghỉ ngơi không đủ thời gian
Tư thế ngồi không đúng
Trầm cảm
Lo lắng qua độ
Sử dụng quá nhiều caffein
Thiếu sắt
Làm cách nào để điều trị bệnh đau đầu do căng thẳng?
Nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh đau đầu
Theo các bác sĩ, đau đầu dạng căng thẳng nên điều trị ngay khi mới bắt đầu xuất hiện và các triệu chứng còn nhẹ. Mục đích điều trị là giúp giảm đau đầu đi kèm. Các phương pháp điều trị:
Dùng thuốc trị đau đầu: Điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường đối với bệnh này thường không có kết quả, thay vào đó dùng thuốc điều trị đau nửa đầu đôi khi lại hiệu quả với trường hợp này.
Liệu pháp thư giãn: Bên cạnh đó, người gặp phải các cơn đau đầu do căng thẳng nên kết hợp các liệu pháp thư giãn như xoa bóp, tắm nước nóng, chườm lạnh.
Thực hiện phản hồi sinh học
Quản lý căng thẳng: Kiểm soát các nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài sẽ giúp điều trị tốt hơn.
Thường khi đi khám, bác sĩ sẽ khuyên sử dụng các loại thuốc Tây giảm đau để ngăn chặn các cơn đau. Nếu thuốc giảm đau không có hiệu quả bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc giãn cơ.
Thường bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để giảm cơn đau đầu
Một số loại thuốc khác có thể giúp bạn không bị đau đầu do căng thẳng như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp và thuốc chống động kinh. Tuy nhiên người bệnh nên tỉnh táo để nhận thức được thuốc không thể chữa được tận gốc chứng đau đầu và dùng lâu dài sẽ gây phụ thuộc vào thuốc. Thêm vào đó, tất cả các loại thuốc Tây đều có tác dụng phụ.
Bài thuốc Đông y thế hệ 2 - Trị đau đầu do căng thẳng hiệu quả, không gây tác dụng phụ
Đau đầu do căng thẳng có nhiều nguyên nhân từ tác động bên ngoài nhưng nguyên do thiếu máu não thường bị bỏ qua. Tăng cường máu lên não chính là giải pháp giúp giảm nhức đầu căng thẳng hiệu quả. Thay vì dùng thuốc Tây dễ gây ra tác dụng phụ và phụ thuộc vào thuốc, sử dụng bài thuốc hoạt huyết Đông y tăng cường máu lên não sẽ giúp giảm đau hiệu quả và có tác dụng lâu dài.
Tuy nhiên, để lựa chọn được bài thuốc hoạt huyết Đông y uy tín, tin tưởng về chất lượng là rất khó. Thật may, bài thuốc hoạt huyết ở Tây Nguyên đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất và phân phối rộng rãi ở các nhà thuốc. Với tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ thuốc Đông y thế hệ 2 giúp giải quyết chứng đau đầu do căng thẳng hiệu quả mà không lo tác dụng phụ kèm theo.
Nguyễn Vũ
Theo Đời sống Plus/GĐVN
5 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí Bạn thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt và buồn nôn? Phải chăng cơ thể đang lên tiếng vì ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm. Theo nghiên cứu công bố vào năm 1993 dựa trên không khí của sáu thành phố tại Harvard cho thấy ô nhiễm gây ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận trên cơ thể. The...