Vì sao người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn hải sản?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể.
Ở người bình thường, hệ thống miễn dịch có vai trò chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch lại phản ứng quá mức đối với những thành phần hầu như vô hại (được gọi là kháng nguyên) với cơ thể như phấn hoa, lông thú vật, bụi… gây ra phản ứng viêm và kích thích, gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ trên bề mặt mũi, mắt và các xoang.
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như: Khói, bụi, lông tơ, thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, áp suất không khí. Bệnh thường gặp ở người tuổi 21 – 30. Căn bệnh này làm ảnh hưởng tới cả sức khỏe, tâm lý và cả chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì bắt nguồn từ việc cơ thể phản kháng lại các dị nguyên gây dị ứng thông qua đường thở mũi. Nếu sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ làm tăng phản ứng dị ứng làm triệu chứng viêm mũi dị ứng trầm trọng hơn, phát ban trở nên rầm rộ hơn.
Người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn hải sản.
Video đang HOT
Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh như hải sản (như tôm, cua, cá biển, ốc, mực, hải sâm). Đây là thực phẩm chứa nhiều protein lạ dễ gây dị ứng. Thịt mỡ cũng có thể làm cổ họng của người bệnh khó chịu. Thịt gà thuộc tính phong lạnh, có thể làm tăng tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên uống nước lạnh, kem, đá lạnh,… vì chúng gây tăng kích thích (ho, hắt hơi, chảy nước mũi,…)
Đồ ăn cay nóng: Các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu,… có thể khiến bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị ngứa mũi, hắt xì liên tục. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng cũng dễ khiến axit dạ dày trào lên trên cổ, gây ảnh hưởng xấu tới tai – mũi – họng.
Đồ uống có cồn, chất kích thích: Đối với người bị viêm mũi dị ứng, thực phẩm chứa cồn hay chất kích thích có thể tác động làm vết thương lâu lành hơn, kích thích niêm mạc mũi chảy dịch nhiều khiến bệnh viêm xoang mũi trở nên nghiêm trọng.
Nhộng tằm, côn trùng, nấm: Những thực phẩm này cũng dễ gây dị ứng. Thịt bò chứa hàm lượng protein cao nhưng cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng.
Thực phẩm nên ăn gì
Rau, củ quả giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Vitamin C có trong ớt chuông, cherry, cà rốt, bưởi, khế,… rất tốt cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, cam, táo, nước ép cà chua với hàm lượng chất chống oxy hóa cao cũng giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn hiệu quả.
Món ăn giàu Omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá nục,… là nhóm thực phẩm giàu chất béo Omega-3 tác dụng ngăn ngừa những phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp.
Thực phẩm tính ấm: Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng,… có tính ấm đều chứa nhiều chất kháng sinh, tác dụng phòng ngừa viêm mũi dị ứng và viêm xoang hữu hiệu.
Gia vị có tinh dầu: Các cây gia vị tinh dầu như bạc hà, rau mùi, rau ngổ,… tác dụng rất tốt đối với người bệnh viêm mũi dị ứng.
Phải trị thế nào nếu viêm xoang gây sưng mắt?
Vì xoang nằm ngay bên dưới mắt nên viêm xoang có thể gây căng tức và sưng ở khu vực này. Hệ quả là người bị viêm xoang nhận thấy phần dưới đôi mắt của họ bị sưng lên.
Viêm xoang là tình trạng vùng xoang mũi bị viêm nhiễm, khiến các hốc mũi bị viêm sưng và đau nhức. Các triệu chứng thường gặp của viêm xoang là chảy nước mũi, nghẹt mũi, căng nhức ở mặt, đầu, hơi thở có mùi, mệt mỏi, ho và sốt, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Viêm xoang có thể gây sưng ở vùng xoang bên dưới mắt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Để giảm sưng, điều trước tiên là người bệnh hãy uống đủ nước. Uống đủ nước giúp tăng tiết dịch, làm loãng và ngăn sự tích tụ chất nhầy, đặc biệt là trong cổ họng. Người bệnh cũng có thể dùng tay mát xa nhẹ nhàng vùng mắt để đẩy bớt chất lỏng dư thừa tích tụ xung quanh mắt.
Một cách khác là hãy nhắm mặt lại và đặt 2 túi trà hoặc khăn ấm lên mắt. Cách này sẽ giúp giảm sưng và bọng mắt hiệu quả.
Vì vùng xoang bên dưới mắt bị viêm sưng nên cách tốt nhất để giảm sưng là phải điều trị viêm xoang. Triệu chứng khó chịu nhất của viêm xoang là nghẹt mũi. Tình trạng viêm khiến chất nhầy tích tụ nhiều trong xoang mũi khiến người bệnh khó thở, thậm chí không thể thở bằng mũi.
Các loại thuốc không kê đơn như thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi có thể giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là nếu sử dụng quá thường xuyên sẽ dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc thuốc.
Vì viêm xoang sẽ tái phát trong tương lai nên người bệnh không nên quá dựa vào thuốc. Thay vào đó, hãy áp dụng các biện pháp tự nhiên như uống đủ nước, đắp khăn ấm lên xoang. Chỉ khi nào đã thử mọi cách vẫn không hiệu quả thì mới dùng đến thuốc.
Không khí khô có thể khiến người bị viêm xoang nghẹt mũi thêm nặng. Nếu không khí trong phòng khô thì hãy dùng máy tạo độ ẩm. Đặc biệt, người bị viêm xoang hãy thực hiện lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường miễn dịch, theo Healthline.
F0 điều trị tại nhà: Uống thuốc như thế nào để không "rước họa" vào người? Trong giai đoạn đầu khi virus SARS-CoV-2 mới xâm nhập và đang nhân lên, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng viêm vì sẽ khiến cho virus càng dễ dàng nhân lên. Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết đầu...