Vì sao ngữ liệu đề thi Văn tốt nghiệp THPT 2021 gây tranh cãi?
Giáo viên phân tích về ngữ liệu đang gây tranh cãi trong câu đọc hiểu đề Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Bản dịch cuốn “ Bí mật của nước” ( Masaro Emoto) còn lủng củng, thiếu trau chuốt là một trong những hạn chế của đề thi Văn năm 2021.
Ngữ liệu gây tranh cãi
Bàn về ngữ liệu phần Đọc hiểu của đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm nay, nhiều người bình luận cuốn “Bí mật của nước” là cuốn sách thuộc thể loại “phi giả tưởng” (non-fiction) chứ không phải là “giả tưởng” (fiction).
Bởi hình thức trình bày không có cốt truyện và ghi chép những gì tác giả thấy trong hiện thực, cũng như diễn giải kiến thức. Như vậy, cuốn sách không thuộc thể loại văn chương nên đề thi Văn đưa đoạn trích này vào phần Đọc hiểu là không đúng.
Tuy nhiên, cá nhân người viết cho rằng, cho dù cuốn sách “Bí mật của nước” không thuộc thể loại văn chương nhưng cũng có thể ra đề đọc hiểu cho một đề thi Văn. Bởi những hình ảnh như “sông”, “nước”, “thuyền” ẩn dụ cho dòng đời, thân phận con người trong văn hóa Việt.
Đất nước chúng ta sông ngòi dày đặc, cuộc sống của con người hầu như đều gắn với sông nước. Theo tác giả Trịnh Sâm (nhà Ngôn ngữ học), sông nước và những thực thể liên quan đến sông nước có một vai trò to lớn trong đời sống tinh thần và vật chất của người Việt.
Với tư cách là chủ thể tri nhận, con người thường phóng chiếu hình bóng của chính mình lên môi trường sông nước, qua tương tác, môi trường ấy ngược chiếu lại chính con người và xã hội.
Điều này được thể hiện rõ nhất qua bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận (SGK Văn lớp 11 hiện hành). Bao quát bài thơ “Tràng giang” là bức tranh sông nước mênh mông, con thuyền phó mặc trôi theo dòng nước, cành củi khô vô định. Hình ảnh con thuyền, dòng nước biểu trưng cho thân phận nhỏ bé của con người trên dòng đời.
Video đang HOT
Trên dòng sông ấy, ẩn dụ dòng đời mang theo cả nghĩa thực thể, dòng đời mà con người phải đi qua có bao nhiêu sóng gió, bao nhiêu ngã rẽ mà với thân phận nhỏ bé, con người khó có thể đoán định được. Như thế, rõ ràng dòng đời và dòng sông có nhiều nét tương đồng. Thông qua hình ảnh sông nước, chúng ta có thể hiểu phần nào về cuộc đời người, con người, kể cả hoàn cảnh xã hội.
Đề thi môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Bản dịch lủng củng
Cùng với đó, dư luận cho rằng, bản dịch “Bí mật của nước” (tác giả Masaro Emoto, Nhà xuất bản Lao Động năm 2019) còn lủng củng, thiếu trau chuốt, dẫn đến phần nào gây nhàm chán cho học sinh khi làm bài. Đọc kĩ văn bản “Bí mật của nước” (tác giả Masaro Emoto, Nhà xuất bản Lao Động năm 2019), tôi nhận thấy, nội dung bản dịch còn một số hạn chế như sau.
Câu văn “Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn”. Câu này dịch lủng củng vì lặp lại hai từ “nhiều”. Lẽ ra nên dịch: “Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều hơn nữa”.
Tiếp đến văn bản tách câu “Một ông lão băng qua cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi” , cũng chưa phải là câu vì còn thiếu vị ngữ. Có thể diễn đạt: “Một ông lão băng qua cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi cũng trở thành những câu chuyện của nước”.
Nhưng tốt nhất là nên gộp 2 câu thành 1 câu: “Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn: một ông lão băng qua cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi” thì rất hợp lí, bởi câu mới này đã có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
Hay câu “Đều có khởi nguồn như một bờ cát nhỏ cuối cùng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một đường bờ biển mới và rộng rãi” cũng chưa rõ ràng. Câu văn này thiếu chủ ngữ, người đọc không biết cái gì tạo nên “khởi nguồn”, “tạo nên một đường bờ biển mới và rộng rãi”.
Nên dịch “Đều có khởi nguồn như một bờ cát nhỏ, cuối cùng chúng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một bờ biển mới và rộng rãi” (thêm một dấu phảy và từ chúng).
Như thế, chưa bàn đến nội dung các câu hỏi của đề thi thì phần ngữ liệu cũng bất ổn. Nên chăng, đề thi Văn cấp quốc gia cần bỏ hẳn phần đọc hiểu, vì nội dung những câu hỏi liên quan manh mún, dễ dãi, không phù hợp với học sinh lứa tuổi 18.
Vì sao được mời thử thách 1 triệu đô để làm lại thí nghiệm cũ mà tác giả xuất hiện trong đề Văn THPT 2021 không tới?
Đề Văn THPT 2021 với trích đoạn được cho là của tác giả "ngụy khoa học". Đó có phải là lý do mà thử thách 1 triệu đô để làm lại thí nghiệm đã công bố ông cũng không tới?
"Những thứ ông ấy nói chẳng liên quan gì đến thứ khoa học mà tôi biết"
Lùm xùm đề Văn THPT 2021 vẫn tiếp diễn khi nó gây tranh cãi vì tác giả có trích đoạn được đưa ra phân tích được cho là "ngụy khoa học", hay nói dân gian là "nhà khoa học rởm". Nhiều người lúc này mới trở nên tò mò với tác giả Emoto và tác phẩm "Bí mật của nước".
Thực tế, Emoto đã được James Randi mời tham gia riêng cuộc thi One Million Dollar Paranormal Challenge (Thử thách Siêu nhiên Một triệu Đô La) vào năm 2003 và sẽ nhận được 1.000.000 đô la Mỹ nếu ông có thể lặp lại kết quả thử nghiệm trong điều kiện thử nghiệm được cả hai bên đồng ý. Điều bất ngời là Emoto đã không tham gia.
Liệu có phải là vì ông là nhà khoa học rởm hoặc gọi là "ngụy khoa học" như đã từng bị chỉ trích nên không thể lặp lại thí nghiệm được cho là có "tiểu xảo".
Ví dụ như bát cơm có lời yêu thi vẫn ngon lành, còn bát cơm bị ghét thì mốc đen?
Hoặc ví dụ cho một giọt nước tiếp xúc với một suy nghĩ, ngôn ngữ, âm nhạc, từ ngữ, hay một yếu tố vật lý. Sau đó bỏ vào tủ lạnh cho đông lại. Cuối cùng, đặt dưới kính hiển vi, chụp lại ảnh thu được. Và theo Emoto thì kết quả nước phản ứng với các yếu tố khác nhau mà nó được nghe hoặc gắn nhãn lên bình chứa.
Khi nước được tiếp xúc với những ngôn từ đáng yêu thì hiển thị những hình mẫu đẹp, đối xứng, dạng bông tuyết đầy sắc màu. Ngược lại, nếu tiếp xúc với những ngôn ngữ tiêu cực sẽ trở nên xấu xí, bất đối xứng và mờ tối.
Emoto cũng làm thí nghiệm về việc làm sạch nước bị ô nhiễm bởi tảo, nhưng nhà sinh vật học Tyler Volk thì nhận xét: "Những gì ông ấy nói chẳng liên quan gì đến thứ khoa học như tôi biết".
Từ chuyện này, nhiều ý kiến cho rằng nhóm ra đề thi cần tìm hiểu rõ thân thế tác giả trước khi trích dẫn sản phẩm của họ. Nếu quả Emoto là "ngụy khoa học" thì ta không nên đưa tác phẩm này vào đề thi vì điều tác giả nói không hẳn là chân lí của khoa học hoặc đời sống. Mặt khác dư luận nước ngoài sẽ lấy làm ngạc nhiên vì cho rằng nền giáo dục của ta cổ xúy cho 1 tác phẩm có tính ngụy khoa học.
Tác phẩm Bí mật của nước của Emoto đã được bán khá chạy.
Bộ GD-ĐT lên tiếng về đề Văn gây tranh cãi
Vấn đề này đã được thắc mắc trong buổi họp báo sau kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 vào chiều ngày 8/7. Ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Kiểm định Chất lượng) cho biết không thể trả lời câu này do Hội đồng ra đề môn Văn tốt nghiệp THPT không có ở buổi họp báo.
Ông Trinh cũng cho rằng: "Để đánh giá một đề thi khó dễ, phụ thuộc vào sự chủ quan của mỗi người. Tuy nhiên, quy trình khi xây dựng đề thi là dựa vào một ma trận đề thi, chứ không phải chúng ta xây dựng không có cơ sở khoa học. Ma trận đề thi được xây dựng theo mục tiêu đánh giá của kỳ thi tốt nghiệp THPT, thể hiện qua số câu hỏi và độ khó dễ...".
Và thực tế vấn đề này hiện nay chưa ngã ngũ, vẫn tiếp tục gây ra những ý kiến trái chiều và sự tranh cãi về việc nên hay không nên đưa 1 trích đoạn từ 1 tác phẩm vốn đã gây tranh cãi có tính quốc tế và nghi ngờ về tính khoa học xác thực của nó?
Tranh cãi đề thi môn Văn THPT 2021 trích dẫn sách của 1 tác giả "ngụy khoa học": Bộ GD-ĐT chưa trả lời Đoạn trích phần trong đề thi môn Văn THPT 2021 đang nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Trong đề thi môn Văn THPT 2021 năm nay, phần Đọc hiểu có trích dẫn một đoạn từ cuốn Bí Mật Của Nước của tác giả Masaru Emoto (NXB Lao Động, 2019, trang 90-93). Nội dung đoạn trích trong đề thi môn Văn THPT quốc...