Vì sao ngày càng nhiều người nghèo mắc bệnh gout?
Theo thống kê từ WHO, có khoảng 4% dân số thế giới đang mắc bệnh gout – căn bệnh gây ra rất nhiều đau đớn và bất tiện.
Đặc biệt, dù vốn được coi là “bệnh nhà giàu”, nhưng hiện tại ngày càng nhiều người mắc phải gout, bất kể giàu nghèo.
Bệnh guot là gì?
Bệnh gout là do lượng acid uric trong máu tăng cao (Ảnh minh họa)
Bệnh gout có rất nhiều tên gọi, Việt Nam gọi là gút, Pháp gọi là Goutte còn Trung Quốc gọi là thống phong. Đây là một dạng viêm khớp gây sưng đỏ và những cơn đau dữ dội, đột ngột tại một số vị trí khớp trên cơ thể, đặc biệt là ở ngón chân cái, mắt cá chân, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay. Bệnh xảy ra liên quan đến sự chuyển hóa của acid uric trong cơ thể. Không những thế, bệnh gút có khả năng tái phát cao, đặc biệt là khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.
Theo những nghiên cứu cho thấy, nam giới dễ mắc bệnh gút hơn so với nữ giới, đặc biệt là nam giới từ 30 đến 60 tuổi. Với xu hướng phát triển ngày nay, thói quen ăn uống và sinh hoạt thay đổi kéo theo sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gút và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh gout gây ra những cơn đau đớn khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân có thể hoàn toàn được chữa khỏi và ngăn ngừa tái phát nếu có phương pháp điều trị đúng, kịp thời và có một thói quen sống lành mạnh hơn.
Bệnh gout diễn ra mấy giai đoạn?
Ảnh minh họa
Bệnh gout thường diễn biến qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng, diễn biến trong nhiều năm.
Video đang HOT
Giai đoạn 2: Cơn gout cấp với sưng đau ở khớp, thường là khỏi sau 3 đến 10 ngày điều trị, nếu không điều trị thì cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và nặng hơn.
Giai đoạn 3: Người bệnh không đau, khớp hoạt động bình thường.
Giai đoạn 4: Gout mạn tính với sự lắng đọng tinh thể urate ở khớp, thận… Khớp bị biến dạng với hư hại xương và sụn. Người bệnh có thể bị viêm thận, sỏi thận, suy thận, xuất hiện các cục tophi quanh khớp gây mất thẩm mỹ và có thể tàn phế.
Nguyên nhân bị bệnh gout bắt nguồn từ đâu?
Ảnh minh họa
- Các nguyên nhân làm gia tăng bệnh gout bao gồm ăn nhiều thực phẩm chứa purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, dê, thịt thú rừng…), phủ tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…), trứng gia cầm (nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn), thực phẩm giàu đạm khác (thịt heo, thịt chó, thịt gà, thịt vịt… cá và các loại thủy sản như lươn, ếch…).
- Uống nhiều bia, rượu, cà phê làm tăng acid uric trong máu và dễ lắng đọng urate tại khớp. Uống nhiều nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ béo phì.
- Gout cũng có thể là do gen. Nếu như thành viên trong gia đình bạn (đặc biệt là bố và mẹ) mắc gout, thì phần trăm cao là bạn cũng có thể mắc bệnh này.
- Các bệnh lý tại thận (suy thận, viêm cầu thận,…) làm giảm chức năng lọc thải acid uric ra khỏi cơ thể khiến sự tích tụ acid uric ngày ngày nhiều. Các bệnh lý về tim mạch: huyết áp cao, bạch cầu cấp,…
- Một số thuốc có tác dụng làm tăng nồng độ acid uric trong máu: thuốc ức chế tế bào điều trị các bệnh ác tính, Aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị cao huyết áp,…
- Tuổi tác và giới tính cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn nữ giới, đặc biệt là trong độ tuổi 30 – 60.
Con trai mới 12 tuổi đã mắc bệnh gút, nguyên nhân là do cha mẹ quá chiều chuộng cho con uống nhiều loại nước này
Bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến các loại nước ngọt mà cậu bé uống mỗi ngày. Tất cả các loại đồ uống này đều chứa nhiều đường fructose, làm tăng acid uric và gây nên bệnh gút.
Thời gian gần đây, hàng loạt trang tin tức nổi tiếng của Trung Quốc đã đăng tải về bệnh tình của một cậu bé tên là Xiaobao, cậu bé này mới 12 tuổi đã bị bệnh gút.
Mẹ Xiaobao là cô Trần chia sẻ rằng con trai bà là một cậu bé hiếu động, thường vận động rất nhiều, vì thế cậu bé rất nhanh khát. Nhưng cả ngày Xiaobao chỉ thích uống các loại nước giải khát có ga, nước trái cây, trà sữa chứ không chịu uống nước lọc. Ban đầu, gia đình cũng nhắc nhở Xiaobao, nhưng mỗi lần bị nhắc nhở cậu bé đều cáu giận, tỏ thái độ khó chịu nên mọi người đã chiều theo ý cậu.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến các loại nước ngọt mà cậu bé uống mỗi ngày.
Vào tuần trước, Xiaobao kêu đau gối, đi lại khó khăn. Cô Trần vén quần lên thì phát hiện chân con trai đã sưng đỏ, vội vàng đưa con đến bệnh viện và thực hiện một loạt kiểm tra, kết quả cậu bé đã mắc bệnh gút.
Ban đầu khi nghe chẩn đoán của bác sĩ, cô Trần không tin, còn hỏi: " Con tôi mới 12 tuổi, làm sao có thể mắc bệnh gút được? Bác sĩ có nhầm không?".
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến các loại nước ngọt mà cậu bé uống mỗi ngày. Tất cả các loại đồ uống này đều chứa nhiều đường fructose, uống quá nhiều đồ uống này không những cản trở quá trình chuyển hóa acid uric mà còn làm tăng acid uric, lâu ngày gây nên bệnh gút.
Trẻ hóa bệnh nhân gút có liên quan đến 4 lý do sau
Theo thống kê, mỗi năm ở Trung Quốc có 170 triệu người mắc bệnh gút, trong đó có 80 triệu bệnh nhân mắc mới. Nhiều năm gần đây, gút có xu hướng trẻ hóa, thậm chí đã xuất hiện những bệnh nhân từ 11-12 tuổi mắc loại bệnh này, tất cả đều do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn kém họa học.
1. Chế độ ăn nhiều purin
Ngày nay điều kiện sống ngày càng nâng cao, để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, người ta thường chọn những thực phẩm giàu đạm, nhiều chất béo như hải sản, thịt bò, thịt cừu có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, đây đều là những thực phẩm chứa nhiều purin, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, bài tiết của thận, làm rối loạn chức năng phân giải acid uric, gây ra bệnh gút.
2. Chế độ ăn nhiều đường
Đồ uống có ga, nước hoa quả, trà sữa... đều là những thức uống chứa rất nhiều đường. Đường fructose khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ đẩy nhanh chu chuyển adenosine triphosphate (ATP) dẫn đến tăng sản sinh ra acid uric.
3. Béo phì
So với trẻ có cân nặng bình thường, trẻ béo phì có nguy cơ tăng acid uric máu cao hơn nhiều. Không chỉ vậy, béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ tăng huyết áp, tăng lipid máu, tổn thương thận. Vì vậy, khi bị béo phì, thừa cân, trẻ nên được kiểm soát chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để kiểm soát giảm cân.
4. Xáo trộn công việc và nghỉ ngơi
Tinh thần luôn mệt mỏi và căng thẳngsẽ khiến hệ thống thần kinh của cơ thể bị rối loạn, từ đó dẫn đến giảm đào thải axit uric. Người trẻ căng thẳng quá mức cũng là một trong những tác nhân chính dẫn đến bệnh gút, nhất là những người trẻ thường xuyên làm việc quá giờ và thức khuya.
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh gút ở người trẻ?
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Cha mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống của con cái, hạn chế đồ ăn giàu chất béo và purine cao. Cho trẻ sử dụng chế độ ăn lành mạnh, ít muối, ít dầu, ít đường, nhiều trái cây và rau quả tươi sẽ giúp ổn định acid uric của cơ thể.
- Uống nhiều nước lọc: Yêu cầu trẻ uống nước lọc đầy đủ cũng có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh gút tấn công và giảm các cơn đau ở các khớp. Đồng thời, uống nhiều nước cũng sẽ giúp cơ thể trẻ bài tiết lượng axid uric dư thừa.
- Duy trì cân nặng phù hợp: Việc duy trì cân nặng phù hợp cho trẻ sẽ giúp làm giảm lượng axid uric trong máu, tăng sức chịu đựng của các khớp hơn.
- Tránh lạm dụng thuốc: Cha mẹ không được phép tự ý mua thuốc về uống mà cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu uống thuốc một cách tùy tiện sẽ gây ra những tác dụng phụ, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
"Kẻ giết người" kinh khủng hơn cả đường và rượu không ngờ là thứ chúng ta vẫn ăn mỗi ngày Đây là thứ "nhẵn mặt" trong đồ ăn thức uống của chúng ta nhưng ít ai để ý tới. Nếu lạm dụng và dùng trong thời gian dài, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Mọi người đều biết những tác hại nguy hiểm khi tiêu thụ quá nhiều đường hoặc rượu. Nhưng trên thực tế, có một...