Vì sao nên vệ sinh sau “yêu”?
Sau “yêu”, cả 2 thường nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, trước khi say giấc nồng, nên đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ.
Vệ sinh “cậu bé” để phòng lây nhiễm nấm âm đạo
Nấm âm đạo (nấm candida) là loại nấm vốn luôn có sẵn trong “vùng kín” của chị em và có tới 75% phụ nữ trên thế giới bị nhiễm loại nấm này.
Trong môi trường cân bằng, loại nấm này rất “hiền lành” nhưng khi gặp môi trường thuận lợi, candida sẽ lập tức “ tung hoành” với những biểu hiện như đau rát khi “chuyện ấy” diễn ra và cảm giác buốt nhói khi đi tiểu.
Do nấm dễ lây lan, nêu sau khi quan hệ, nam giới cần vệ sinh “cậu bé” sạch sẽ, đặc biệt là bao qui đầu, nơi nấm candida rất dễ ẩn nấp. Nếu thường xuyên quên không vệ sinh “cậu bé”, nấm sẽ có điều kiện phát triển và viêm nhiễm cơ quan sinh dục là điều khó tránh khỏi!
Đi tiểu và vệ sinh “cô bé” để tránh viêm đường tiết niệu
Video đang HOT
Sau khi “yêu”, nữ giới nhất định phải đi giải quyết “nỗi buồn” để tránh tổn hại tới bàng quang. Nguyên nhân là do trong môi trường nóng ẩm khi quan hệ, vi khuẩn có sẵn bên trong âm đạo và vi khuẩn từ “cậu bé” truyền sang sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Mà đường niệu đạo lại là láng giềng với cơ quan sinh dục nên những vi khuẩn này dễ dàng chạy qua đây.
Nếu không có biện pháp tiêu diệt chúng, bàng quang sẽ dần dần bị tấn công và tất yếu, những triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu như liên tục có nhu cầu giải quyết “nỗi buồn”, đi tiểu buốt và gắt, thậm chí có thể kèm theo cả chút máu nữa.
Để “tống cổ” những vi khuẩn này, chỉ có một cách là phải đi tiểu sau khi quan hệ. Nước tiểu sẽ rửa trôi các vi khuẩn đang bám vào đường niệu đạo. Và sau đấy, bạn cũng cần vệ sinh “cô bé” sạch sẽ để tránh nấm âm đạo có nguy cơ phát sinh thêm.
Theo Dân trí
Xe dù tung chiêu bắt khách ngày cận Tết
Vờ tấp vào cây xăng để tiếp nhiên liệu rồi đứng lì ở đó để chờ bắt khách, lúc lại bảo dừng để cho khách đi vệ sinh... Các nhà xe đang 'diễn' đủ trò để có cơ hội bắt khách đợi ven đường mà vẫn qua mặt được lực lượng chức năng.
Từ 23 tháng Chạp, nhiều người bắt đầu lên đường về quê nghỉ Tết. Nắm được tâm lý người dân không thích vào bến mua vé và nhiều người không mua được vé, đội quân xe dù bắt đầu vào đợt cao điểm làm ăn.
Sáng 4/2, sau một lúc ngó quanh quẩn, lơ xe ra hiệu cho tài xế ôtô khách biển số Bình Dương tấp vào cây xăng Hòa Bình 1 trên quốc lộ 13 (quận Thủ Đức) vờ đổ xăng để người này nhảy xuống chèo kéo khách. Vừa thấy xe thanh tra giao thông dừng bên kia đường, lơ xe nhảy lên khép cửa, và chiếc xe lao vút ra đường.
10 phút tiếp theo, khi thanh tra giao thông có mặt trước cây xăng, tuyệt nhiên không xe nào dám tấp vào bắt khách. Nhưng khi họ vừa rời vị trí, lập tức các ôtô khách lại nối đuôi nhau vào đỗ để mời những người đứng quanh đó.
Một ôtô chạy tuyến Đà Lạt - bến xe Miền Đông chớp nhoáng tấp vào bắt khách trước cây xăng Hòa Bình 1 khi thanh tra giao thông vừa đi khỏi. Ảnh: H.C.
Theo thanh tra viên Đội 5 Lê Hoàng Dũng, các nhà xe thường "diễn đủ trò" để đối phó với lực lượng thanh tra. Khi thì họ vờ tấp vào cây xăng để tiếp nhiên liệu rồi đứng lì ở đó để chờ bắt khách, lúc thì bảo dừng để cho khách đi vệ sinh... Sáng 4/2, có tới 4 xe khách "cắm chốt" tại tiệm sửa xe ngay cạnh cây xăng Hòa Bình 1.
"Năm trước, nhiều xe trốn trong cây xăng hoặc dừng trong các tiệm sửa xe để chờ bắt khách khiến thanh tra không thể xử phạt. Năm nay, chúng tôi phối hợp với phía phòng cháy chữa cháy để xử phạt vi phạm an toàn cháy nổ khi xe khách đỗ gần cây xăng, còn công an địa phương xử phạt các xe vờ vào tiệm sửa để câu giờ nên tình trạng này đã giảm bớt", ông Dũng cho biết.
Trước khu du lịch Suối Tiên (xa lộ Hà Nội), khi vắng bóng lực lượng thanh tra và cảnh sát giao thông, đội quân xe dù hoạt động tấp nập, tự do tạt vào lề đường bắt khách, thậm chí nhiều xe còn đón khách ngay giữa đường để kịp chạy khi thấy bóng lực lượng chức năng. "Chuyện cãi vã, chửi bới giữa nhà xe với hành khách khi không thỏa thuận được giá, và giữa các nhà xe với nhau xảy ra thường xuyên, thậm chí nhiều khi còn xảy ra xô xát", một lái xe ôm cho biết.
Trước đó, trưa 3/2, khi thấy một số người đứng dưới chân cầu vượt bộ hành, xe khách biển số Hà Nội vội dừng lại, mở cửa ngay giữa đường, phụ xe nhảy xuống hỏi vội: "Hà Nội không?". Người khách vừa gật đầu, lơ xe liền giật lấy túi hành lý, nắm tay kéo khách lên xe, rồi đóng cửa mà chưa kịp thỏa thuận giá. Trong nửa giờ có hàng chục xe tấp vào, chạy ra để bắt khách và chào mời ở khu vực này.
Nhiều người không chịu vào bến mua vé mà thích đứng bắt xe ở dọc đường khiến đội quân xe dù có cơ hội làm ăn. Ảnh: H.C.
"Nhiều trường hợp khi bị bắt quả tang đón khách giữa đường, tài xế giả vờ tấp xe vào lề đường để lập biên bản rồi bất ngờ đóng cửa, cho xe lao đi khiến chúng tôi phải nhờ cảnh sát giao thông và các tổ thanh tra khác truy đuổi", một thanh tra viên cho hay.
Một số vị trí khác cũng được coi là "mảnh đất màu mỡ" của xe dù là ngã tư Bình Phước, cầu vượt Sóng Thần, Khu chế xuất Linh Trung... Càng giáp Tết, những nơi này càng lộn xộn, nhiều nhóm người với đồ đạc lỉnh kỉnh tập trung ngồi bên vệ đường. Theo thanh tra giao thông, việc nhiều người có thói quen không vào bến xe mua vé mà đứng ở dọc đường đón xe chính là cơ hội để xe dù, bến cóc làm ăn.
Ngoài ra, một số công ty kinh doanh vận tải cũng tranh thủ dịp Tết để kiếm thêm. Nhiều bến cóc, xe dù mọc lên ngay trong nội thành. Dọc đường Bàu Cát, Hồng Lạc (Tân Bình), Lũy Bán Bích, Thoại Ngọc Hầu (quận Tân Phú) la liệt bảng quảng cáo bán vé xe đò Tết.
Ngay tại bến xe Miền Đông, sau khi đủ khách, xe bắt đầu xuất bến. Nhưng vừa ra khỏi cổng, thấy khách đứng đợi, tài xế vẫn dừng lại đón. Đa số xe này đều đã đủ khách ngồi kín xe nhưng muốn kiếm thêm tiền nên chuẩn bị sẵn rất nhiều ghế nhựa để rước thêm khách.
Theo Đội thanh tra số 5, từ ngày cao điểm ra quân thanh tra xe Tết, đã xử lý hơn 200 lượt xe khách vi phạm các lỗi như bắt khách dọc đường, đậu, dừng không đúng nơi quy định, nhiều tài xế bị giữ giấy phép lái xe 30 - 60 ngày. Trước và sau Tết, thanh tra giao thông sẽ tiếp tục tuần tra truy quét xe dù, bến cóc để bảo đảm trật tư và an toàn cho người dân về quê và trở lại TP HCM.
Theo VNE
Lừa đảo tung hoành bệnh viện giáp tết "Thủ đoạn chiếm đoạt tiền, tài sản của kẻ gian ở bệnh viện giờ tinh vi lắm, chúng dùng "ba tấc lưỡi" khiến bệnh nhân, người nhà tự nguyện móc tiền, tháo nhẫn ra cho." Ông Trần Cư, đội trưởng Đội bảo vệ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM có lời cảnh báo như trên. Nạn nhân tự dâng tiền Từ đầu năm 2013...