Thị trường Việt cần nhiều game có chiều sâu hơn
Tình trạng mất cân bằng về thể loại sản phẩm, đề tài trùng lặp vẫn chưa tìm ra lối thoát.
Cách đây 3-4 năm, thời “mảnh đất” webgame còn hoang sơ với những Đế Chế Quật Khởi, Linh Vương… Chúng một cõi tung hoành trong vương quốc của các sản phẩm client. Lúc đó, webgame được xem là “của hiếm”, sự có mặt trên thị trường của chúng luôn nhận được sự chú ý đặc biệt.
Kể từ giữa năm 2011 đến nay, tức là chỉ khoảng 12 tháng, quân số của “đại gia đình” webgame tại Việt Nam ngày càng tăng lên và nhiều như nấm mọc sau mưa. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến quyết định nhập webgame tràn lan của NPH Việt là do nguồn vốn đầu tư ban đầu không lớn, dễ thu hồi hồi vốn và quay vòng sản phẩm nhanh. Thêm vào đó, việc xin cấp phép cho những sản phẩm này cũng thuận lợi hơn so với các game online cài đặt. Bức tranh thị trường game Việt cũng vì thế thay đổi từ đây – một bức tranh bị phủ dày bởi mảng màu mang tên webgame.
Đến khi nào, thời đại của những MMO chất lượng như VLTK 3 tại VN mới xuất hiện?
Thay vì một không khí đón nhận một cách nhiệt tình như thời Đế Chế Quật Khởi, Linh Vương, sự bội thực các sản phẩm webgame giờ đây đã gây ra hiệu ứng tiêu cực cho cộng đồng game thủ. Đa số đều cho biết, họ cảm thấy ngột ngạt, rối bời giữa một “mớ bòng bong” trò chơi trực tuyến trên trình duyệt. Hệ quả là mỗi khí có những MMO cài đặt sắp xuất hiện tại VN, họ đều tỏ ra rất đỗi vui mừng, thể hiện qua hàng loạt những topic, lời bình phẩm trên các diễn đàn và trang tin.
Bên cạnh tình trạng mất cân bằng thể loại, một mảng tối khác của làng game Việt hiện nay còn nằm ở sự trùng lặp và nhàm chán của đề tài. Theo đó, dòng game nhập vai kiếm hiệp Kim Dung và chiến thuật Tam Quốc đến từ Trung Quốc đã và đang lên ngôi mạnh mẽ. Tính sơ bộ đến nay, số lượng sản phẩm đề tài này đang chiếm không dưới 70% tổng số game online đang tồn tại ở dải đất chữ S.
Video đang HOT
Lý do mà NPH game Việt luôn ưu tiên đưa về VN các sản phẩm đề tài này đơn giản xuất phát từ việc, chúng phù hợp với văn hóa gamer thủ Việt. Hiện, đây cũng là dòng sản phẩm có đông người chơi nhất, tập trung ở những gương mặt tiêu biểu như Tam Quốc Truyền Kỳ, Ngọa Long, Võ Lâm Chi Mộng hay Chân Long Giáng Thế.
Việc có quá nhiều webgame na ná nhau ra đời đã dẫn đến hệ lụy cuộc cạnh tranh giành miếng bánh thị phần ngày càng trở nên khốc liệt. Khi số lượng sản phẩm xuất hiện với tần suất dày đặc, thị trường dần trở nên bão hoà, quy luật đào thải tất yếu sẽ loại dần những webgame yếu kém. Trong cuộc đua này, hàng loạt sản phẩm không thành công đành phải ngậm ngùi ra đi “không kèn không trống” như Tung Hoành Thiên Hạ, Võ Lâm web, Tiên Kiếm, Thần Bài, Cửu Đỉnh…
Sự tràn ngập các sản phẩm có nội dung na ná nhau về đề tài – đặc biệt là Tam Quốc – tại VN đang làm bức tranh thị trường game Việt trở nên bí bách và nhám chán.
Theo nhận định của đại diện một nhà phát hành game tại Việt Nam, thị trường game Việt hiện nay đang phát triển quá nóng, chưa chú trọng đến sự bền vững. Hơn nữa, việc không tập trung vào chiều sâu mà chỉ chăm chút cho chiều rộng sẽ dẫn đến hệ quả nhà phát hành gặp khó, phải đóng cửa sản phẩm, quyền lợi của game thủ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vị này phân tích.
Trước tình hình này, một vài doanh nghiệp game bước đầu cho biết ý định mang về những sản phẩm có chất lượng và phải thực sự khác biệt so với những trò chơi “mỳ ăn liền” hiện nay. “Khi nhập game, việc dựa vào xếp hạng của nó tại nước sở tại là một yếu tố khá quan trọng. Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt chính là “yếu tố lạ” của sản phẩm, những tính năng gần gũi mà game thủ Việt Nam từng có ở những MMO trước đó. Theo tôi, nếu NPH game Việt chọn ra được một sản phẩm, dù là client hay webgame, đáp ứng được cả 2 tiêu chí này thì sẽ thành công”, đại diện một NPH chia sẻ.
Theo Game Thủ
Những webgame đầu tiên đang sống ra sao ?
Webgame đã xuất hiện từ khá sớm trên thị trường game Việt, tuy nhiên những webgame ra đời trước khi diễn ra cơn bùng nổ thể loại webgame hiện đang trong tình trạng như thế nào ?
Trong suốt năm 2011 đến tận nửa đầu năm nay, webgame vẫn tiếp tục thống trị thị trường game online Việt. Khi mà game client vẫn còn đang rất khó khăn trên con đường trở lại thị trường thì webgame là lối thoát cho khá nhiều NPH, nhất là các NPH nhỏ. Chúng ta có thể thấy cơn lốc hàng loạt webgame thi nhau đổ bộ vào thị trường nước nhà với thể loại ngày càng phong phú và chất lượng ngày càng được cải thiện. Điều này tạo nên một cuộc cạnh tranh trực tiếp khá căng thẳng giữa các webgame với nhau.
Dĩ nhiên, với việc liên tiếp đón nhận các webgame mới thì các webgame cũ sẽ phải chia sẻ thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc khó khăn sẽ thêm chồng chất với các webgame cũ. Vài game trong số này đã phải ra đi. Chúng ta cùng điểm lại tình hình một số webgame có tuổi trên thị trường Việt.
Vua Pháp Thuật
Ra mắt từ giữa năm 2009, cho đến nay Vua Pháp Thuật đã sống được gần trọn vẹn 3 năm, đủ để thấy được sức sống rất khá của tựa game này. Là webgame có lối chơi turn-base theo phong cách Final Fantasy, Vua Pháp Thuật thu hút đông đảo người chơi ngay từ lúc ra mắt.
Sau khi ra mắt, có thời gian Vua Pháp Thuật đã chững lại do không có quá nhiều sự đổi mới. Tuy nhiên, BĐH game đã nhanh chóng có sự thay đổi, mang đến nhiều nét mới lạ cho game. Sau nhiều lần nâng cấp phiên bản (hiện tại là phiên bản 5), Vua Pháp Thuật có thể xem là một MMO thật sự chứ không còn là một webgame đơn thuần.
Dẫu cho cơn lốc webgame tràn về VN trong suốt thời gian qua tạo nên cuộc cạnh tranh rất gay gắt, nhưng với lối chơi mới lạ, không "đụng hàng", Vua Pháp Thuật vẫn tiếp tục trụ vững. Trong số các webgame cũ còn sót lại, có lẽ Vua Pháp Thuật là game có nội lực khá nhất.
Khuynh Thành
Được phát hành trong khoảng cuối năm 2010, lúc thị trường đang dần khát game khi các game mới không tìm được đầu ra, Khuynh Thành thu hút được khá nhiều ánh mắt của game thủ. Là một webgame MMORPG, Khuynh Thành có thế mạnh có thể chơi được mọi nơi mà không cần cài đặt.
Là đứa con chung của FPT và Tamtay, Khuynh Thành đã từng gây sốt tại khá nhiều quốc gia và rất được kì vọng khi về Việt Nam. Game có đồ họa rất sống động, và đây cũng là điểm nổi bật nhất của Khuynh Thành. Các tính năng khác đều tương tự như một số MMORPG thời bấy giờ.
Tuy nhiên, với một webgame như thế khó mà cạnh tranh với những MMORPG đang đầy rẫy tại thị trường. Khuynh Thành không thực sự có nhiều điểm mới lạ để thu hút người chơi. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực của BĐH game, Khuynh Thành vẫn tồn tại và phát triển đến thời điểm này.
Đế Chế Quật Khởi
Đế Chế Quật Khởi có thể xem là webgame đầu tiên được phát hành tại Việt Nam. Ở vào thời điểm mà webgame chưa thực sự phổ biến, Loạn 12 Sứ Quân còn đang là webgame sơ khai thì Đế Chế Quật Khởi có thể coi là một cái tên rất đáng chú ý. Game nhanh chóng trở thành nơi thư giãn của khá nhiều người chơi, nhất là nhân viên văn phòng.
Là webgame chiến thuật thời gian với bối cảnh Tam Quốc quen thuộc, Đế Chế Quật Khởi tạo hứng thú cho người chơi bởi game rất giống với webgame Travian, một trong những webgame đình đám ở thời điểm đó. Nếu so sánh với các webgame hiện tại, Đế Chế Quật Khởi thật sự rất sơ khai, đồ họa tồi tàn, gần như là một text-game thì đúng hơn.
Thế nhưng, với lối chơi đậm tính chiến thuật (rất giống Travian), Đế Chế Quật Khởi đã tồn tại đến tận bây giờ dẫu cho hàng loạt webgame cùng thể loại thay nhau đổ bộ xuống thị trường nước nhà.
Võ Lâm Truyền Kỳ Web
Sau khi Đế Chế Quật Khởi, Linh Vương, Tung Hoành Thiên Hạ, Truyền Thuyết Rồng... lần lượt chào hàng thì VNG cũng cho ra đời Võ Lâm Truyền Kỳ Web để dấn thân vào lĩnh vực webgame. Thời điểm ra mắt, đã có nhiều tranh cãi rằng VLTK Web thật ra là 1 game ăn theo dòng game đang đình đám, hay thật sự là 1 game có điểm thu hút riêng.
Cũng lấy bối cảnh thời loạn lạc Tống Kim với Thập Đại Môn Phái tranh giành quyền lực Võ Lâm, trong VLTK Web, người chơi là 1 kiếm khách và cũng là một thủ lĩnh của thôn trấn. Nhiệm vụ của người chơi là phải phát triển kinh tế, quân sự, chiêu mộ thật nhiều các hiệp khách để huấn luyện đệ tử, nâng cao sức mạnh cho môn phái của mình và tiến đến ngôi bá chủ võ lâm. Ngoài những yếu tố chiến thuật như trên, VLTK Web còn có các yếu tố đặc trưng của series VLTK như hệ thống Ngũ Hành tương sinh tương khắc, các trận pháp dựa theo Ngũ Hành...
Đồ họa của trò chơi tạm chấp nhận được với 1 webgame thời điểm đó. Tuy nhiên, sau thời điểm ra mắt, game càng ngày càng đuối với sự nhập nhằng trong nội dung của mình. Những người đam mê dòng game chiến thuật sẽ thích chơi các webgame Tam Quốc hơn, còn người thích hành hiệp giang hồ thì sẽ hài lòng với những game nhập vai. Vì vậy, VLTK Web rơi vào vị trí lưng chừng núi khi đứng giữa lằn ranh mà không thể bước hẳn sang bên nào, không tạo được điểm riêng cho mình. Cuối cùng, VNG đành khai tử VLTK Web vào cuối năm ngoái.
Tung Hoành Thiên Hạ
Tung Hoành Thiên Hạ là webgame đầu tiên được phát hành bởi VNG, trò chơi lấy bối cảnh lịch sử thời Tam Quốc để xây dựng nội dung chính trong game. Trong đó người chơi sẽ được hóa thân vào những nhân vật danh tướng, thần mưu lược đoán chỉ có trong sử sách như quân sư Gia Cát Lượng, Chu Du, Tào Tháo, Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long,..v..v...xây dựng và phát triển đế chế riêng, thể hiện tư duy của mình trong việc điều binh khiển tướng, mở rộng bờ cõi hay thể hiện sự can đảm, anh hùng"trừ gian diệt bạo".
Có lẽ tại thời điểm đó VNG không thực sự có duyên với thể loại game chơi trên trình duyệt, thế nên Tung Hoành Thiên Hạ sau khi ra mắt đã dần đi đến tình trạng ảm đạm không thể cứu vãn. Game thiếu hẳn nội lực cũng như một chiến lược hợp lý trong khâu vận hành, thế nên, sau hơn 1 năm vận hành, Tung Hoành Thiên Hạ đã tuyên bố đóng cửa vào cuối năm 2010.
Linh Vương
Linh Vương là webgame chiến thuật đầu tiên VTC phát hành và cũng làm một sản phẩm thành công lớn tại thời điểm đó. Ra đời khi cơ sốt webgame chiến thuật bắt đầu tăng nhiệt, Linh Vương sở hữu những nội dung phong phú và lối chơi đa dạng hơn bất kỳ đối thủ cùng thể loại nào tại thời điểm đó. Rất nhiều game thủ yêu thích game chiến thuật đã đổ vào Linh Vương như một cơn sốt hàng Hi-Tech của thế giới webgame chiến thuật.
Suốt thời gian dài sau đó Linh Vương tiếp tục thống trị thế giới webgame, tuy nhiên chính do sự kế thừa mạnh mẽ của thể loại webgame chiến thuật, hàng loạt tựa game mới ra đời với những cải tiến đáng kể cả nội dung lẫn kỹ thuật - công nghệ phát triển game đã khiến Linh Vương ngày càng có nhiều đối thủ mạnh. Cơn sốt webgame đã sinh ra không ít tựa game như Tam Quốc Truyền Kỳ, Vương Triều Chiến, Bá Nghiệp Xuân Thu ... dần chia lại thị phần webgame chiến thuật mà Linh Vương một thời được coi là độc tôn.
Hiện tại Linh Vương vẫn tồn tại khá tốt tại thị trường webgame Việt, tuy nhiên để tiếp tục giữ lấy một phần của thị trường này, Linh Vương cần được cung cấp những "vũ khí" tương xứng là các cập nhật mới để chống lại những làn sóng webgame chiến thuật mới với nội dung cũng như gameplay ngày càng tinh xảo hơn.
Có thể nói hiện tượng "sóng sau xô sóng trước" là một điều tự nhiên không chỉ trong thế giới game mà còn cả trong cuộc sống. Các tựa game mới với công nghệ mới, tính kế thừa các kinh nghiệm của game cũ một ngày nào đó sẽ bước lên thay thế những gương mặt cũ. Tuy nhiên, không vì thế mà những tựa game cũ sẽ trở nên vô dụng mà đó chính là động lực để tự làm mới mình, tự cập nhật những cái mới để mình không trở thành "cái cũ". Hy vọng những webgame một thời vang bóng sẽ tiếp tục nỗ lực tự làm mới mình hơn để cạnh tranh cùng những gương mặt mới và tạo nên một thị trường webgame sôi động phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đa dạng của game thủ.
Theo Game Thủ
Maple Story bất ngờ hồi sinh tại thị trường Việt Không báo trước, Maple Story bất ngờ Alpha Test trên thị trường Việt và dự kiến phát hành trong thời gian cuối tháng 6. Sau sự hồi sinh thần kỳ của Hiệp Khách Giang Hồ, Cửu Long Tranh Bá, cùng với việc TS Online cũng rục rịch trở lại, game thủ nước nhà đang hồi hộp chờ đón xem tiếp theo tựa game...