Vì sao nấm lim xanh có giá tính bằng vàng?
Nằm ở rừng sâu, núi cao nên muốn khai thác được loài nấm lim xanh, người dân phải băng rừng hàng giờ đồng hồ, vượt qua hàng chục con suối.
Vài năm trở lại đây, “săn” nấm lim xanh trở thành công việc được ưa chuộng ở một số vùng núi. Đây là loại nấm được tìm thấy nhiều trong những cánh rừng nguyên sinh.
Nó chỉ mọc đặc hữu trên cây gỗ lim xanh đã chết mục. Người ta không thể tìm thấy bất kì cây nấm lim xanh chính danh nào mọc trên những cây gỗ lim còn sống.
Từ tháng 5 đến giữa tháng 8 là thời điểm người dân nhiều tỉnh vùng núi đi săn nấm lim xanh. Để tìm được nấm lim xanh, người thợ phải vào tận rừng sâu. Ở vùng núi Tiên Phước (Quảng Nam), sau những đợt mưa rừng xen kẽ ngày nắng là thời điểm nấm lim xanh sinh sản phát triển.
Đây cũng là thời điểm, thợ săn nấm lim xanh mua sắm lương thực, nhu yếu phẩm vào rừng săn lùng.
Mỗi chuyến đi kéo dài cả tuần lễ, thậm chí cả tháng trời và mang về những thành quả hàng chục kg nấm bán, thu vài chục triệu đồng.
Video đang HOT
Mỗi chuyến đi săn, người thợ phải len lỏi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác. Vì vậy, việc lấy được một cây nấm lim xanh vô cùng vất vả. Không ít thợ săn nấm đã phải đổ máu.
Bù lại, công việc mang về nguồn thu nhập khá lớn. Nấm tươi nhỏ có giá bán khoảng 800.000 đồng/kg, loại to hơn thì giá hơn 2 triệu đồng.
Nếu nấm lim xanh phơi khô thì giá lên tới 3 triệu đồng/kg. Bình quân, hai người thợ vào rừng săn nấm cũng thu được vài triệu đồng mỗi ngày.
Nấm lim xanh còn có tên khoa học là Ganoderma lucidum Karst, là một loại nấm linh chi đặc hữu, mọc trên cây lim xanh đã chết trong rừng nguyên sinh.
Dựa vào vị trí mọc của nấm mà phân ra thành hai loại nấm Lim xanh khác nhau: Loại mọc ra từ rễ cây lim, loại thứ hai hiếm hơn mọc ra trên thân cây lim.
Theo kiến thức
Nghề "hái" ra tiền khủng ở Đắk Nông: Săn chuối hột rừng đại bổ
Mặc dù chỉ được xem là nghề tay trái nhưng nhiều người dân ở Tuy Đức (Đắk Nông) đã "hái ra tiền" nhờ việc "săn" chuối hột rừng. Do có nhiều tác dụng "đại bổ" cho sức khoẻ nên chuối hột rừng ngày càng được nhiều người săn lùng .
Việc phụ cho thu nhập "khủng"
Mười năm trước, khi việc nông đã rỗi, chị Nghiêm Thị Đào, ở bon Phi Lơ Te 1 (xã Đắk Ngol, huyện Tuy Đức, Đắk Nông) mang giỏ đi dọc các khe, suối để hái chuối hột rừng.
"Thấy có người muốn mua loại chuối này nên trong lúc rảnh rỗi, tôi đi hái về phơi khô bán kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng nhu cầu thị trường ngày càng tăng nên giờ đây tôi xem việc đi "săn" chuối hột rừng là một việc chính"- chị Đào cho biết.
Từ "nghề" phụ này, mỗi năm gia đình chị Đào thu nhập thêm hơn 100 triệu đồng.
Chị Đào cho biết thêm, chuối hột rừng cho trái quanh năm, nên mỗi khi rảnh rỗi là chị lại đi tìm hái về để bán. Tuy chỉ làm phụ thêm, nhưng mỗi năm gia đình chị Đào có thể thu về hơn 100 triệu đồng.
Tại xã Đắk Ngol, không chỉ có chị Đào mà rất nhiều người cũng có thu nhập "khủng" nhờ từ loại cây này. Anh Hoàng Văn Cẩn (bản Đoàn Kết, Đắk Ngo) cho biết, gia đình thu về hàng chục triệu đồng từ chuối hột rừng mỗi tháng.
Cũng như chị Đào, ban đầu anh Cẩn tự "săn" chuối hột rừng về bán cho thương lái, nhưng giờ anh đã trở thành "ông chủ" chuối hột rừng ở Đắk Ngol. Hiện anh Cẩn thu mua chuối hột của người dân về chế biến, mỗi tháng xuất bán ra thị trường từ 5-10 tấn chuối hột rừng. Với giá dao động từ 35.000 - 50.000 đồng/kg, mỗi tháng anh Cẩn thu về khoảng 50 triệu đồng. Từ một nông dân thuộc diện khó khăn, anh Cẩn đã sắm được ô tô nhờ buôn bán loại quả độc đáo này.
"Sản phẩm của tôi giờ được rất nhiều người biết đến. Không chỉ ở địa phương, hiện tôi nhận được rất nhiều đơn hàng ở khắp cả nước"- anh Cẩn cho biết.
Nghề "hái" ra tiền khủng nhưng không phải nghề?
Theo anh Cẩn, chuối hột rừng khi ngâm rượu uống có thể điều trị được một số bệnh như: đau lưng, nhức mỏi, sỏi thận và đặc biệt có tác dụng tốt cho nam giới... Do giá rẻ, dễ dùng nên bất cứ người dân nào cũng có thể mua dùng.
Việc chế biến chuối hột rừng, tuy nói là nghề mà chẳng phải nghề. "Tôi đặt hàng người dân thu hái những buồng chuối hột rừng đã già. Sau đó mua về ủ chín, lột vỏ rồi đem phơi khoảng 3 ngày, đưa vào lò sấy cho khô là có thể xuất bán"- anh Cẩn nói.
Người dân ở Đắk Ngol làm việc cho các cơ sở thu mua chuối hột rừng để kiếm thêm thu nhập.
Anh Cẩn cũng cho biết, do công việc nhẹ nhàng, không khó khăn nên người dân nông nhàn ở địa phương thường xuyên đến làm việc cho anh. Tùy theo thời gian làm việc, mỗi ngày, mỗi người được trả công từ 150.000 - 300.000 đồng.
Chị Đào cũng cho biết, để chế biến ra loại chuối hột rừng tốt, sạch cho người tiêu dùng hết sức đơn giản.
"Tôi chủ yếu dùng lò sấy để giữ màu sắc, hương vị của nó vừa đảm bảo không có ruồi nhặng bu bám, chuối không bị đen" - chị Đào chia sẻ.
Lãnh đạo xã Đắk Ngol cho biết, việc thu hái, chế biến chuối hột rừng ở địa phương trước đây chỉ là công việc nông nhàn. Nhưng hiện nay, "nghề" này đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Ý thức được giá trị kinh tế của loại cây này, người dân không thu hái bừa bãi mà chọn đúng thời điểm tốt nhất để thu hoạch. Hiện nhiều người đã mang loại giống này về trồng ở những nơi thuận lợi để có thu nhập dài lâu.
Các đại lý thu mua, chế biến chuối hột rừng cũng không vì lợi nhuận trước mắt mà làm ăn "chộp giật". Chính vì vậy mà sản phẩm chuối rừng của xã ngày càng có uy tín trên thị trường, được cả nước biết đến.
Chuối hột rừng từ lâu đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn sử dụng để chữa bệnh. Loại cây này thường mọc hoang ở trong rừng, núi cao, nhất là những nơi ẩm ướt. Khác với các loại chuối hột thông thường, chuối hột rừng có thân, buồng và quả nhỏ hơn, mỗi buồng chuối hột rừng thường có từ 6-9 nải, mỗi nải chỉ từ 10-15 trái.
Theo một số tài liệu, nhiều bộ phận của chuối hột rừng có thể sử dụng làm dược liệu. Tuy nhiên, sản phẩm được ưa chuộng nhất là quả chuối hột rừng ngâm rượu.
Rượu chuối hột rừng có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt, dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể...
Theo Danviet
Loài chuối kỳ lạ, không chịu "đẻ con", toàn thân đều là thuốc Tại Ninh Thuận, giống chuối cô đơn hay còn gọi là chuối mồ côi phân bố chủ yếu ở Vườn quốc gia Phước Bình (xã Phước Bình, huyện Bác Ái). Loài chuối này không chỉ có giá trị về mặt sinh thái mà hạt chuối cô đơn hiện nay cho giá trị kinh tế khá cao, giúp người dân địa phương tăng thêm...