Vì sao Mỹ “phân biệt đối xử” với TQ và Ấn Độ?
Trong khi chỉ trích Trung Quốc vô trách nhiệm trong vụ chạm trán với tàu Mỹ thì nước này lại nhanh chóng xuống nước với Ấn Độ trước vụ bắt giữ nhà ngoại giao Ấn Độ.
Hai thái độ khác
Channel News Asia ngày 20/12 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhận xét, Trung Quốc đã hành động một cách vô trách nhiệm trong tình huống chạm trán với tàu chiến Mỹ ở Biển Đông ngày 5/12.
Tàu tuần dương mang tên lửa Mỹ USS Cowpens đã phải chuyển hướng cơ động đột ngột để tránh va chạm một chiến hạm Trung Quốc chặn ngang trước mặt trong một khoảng cách nguy hiểm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Hành động của tàu Trung Quốc được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận xét là “chẳng ích gì, vô trách nhiệm”. Ông cho biết tình huống chạm trán, đối đầu trên Biển Đông lần đầu tiên trong nhiều năm giữa tàu Trung Quốc và tàu Mỹ cho thấy sự cần thiết phải có quy định rõ ràng giữa quân đội 2 nước.
“Những hành động như vậy rất dễ gây xung đột, nó có thể là một kích hoạt hoặc một tia lửa gây ra một số tính toán sai lầm” Chuck Hagel nhấn mạnh, “chúng tôi đang làm việc về vấn đề này”.
Video đang HOT
Trong khi đó, trong một tuyên bố gần đây Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, trong suốt vụ chạm trán tàu Mỹ, các tàu hải quân nước này đã hành động đúng quy định và xử lý sự cố một cách thích hợp và Bộ Quốc phòng hai nước cũng đã “giao thiệp hiệu quả” về vụ việc.
Thái độ căng thẳng của Mỹ dành cho Trung Quốc khác hẳn sự xuống nước mà nước này vừa thể hiện trong vụ bắt giữ một nhà ngoại giao Trung Quốc. Theo đó, Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại New York Devyani Khobragade, 39 tuổi đã bị các cơ quan chức năng Mỹ bắt giữ ngày 12/12 với cáo buộc gian lận visa, bóc lột sức lao động của người giúp việc và trông trẻ.
Trước phản ứng gay gắt của Ấn Độ, Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết sẽ tiến hành điều tra nội bộ về vụ việc. Mỹ cũng khẳng định sẽ cùng New Dehi giải quyết vấn đề này thông qua các kênh chính thức trên tinh thần đối tác và hợp tác, sau khi vụ việc gây phản ứng giận dữ từ New Delhi.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf thừa nhận đây là “vấn đề nhạy cảm,” nhưng đồng thời cũng khẳng định vụ việc chỉ là một tai nạn riêng rẽ, cá biệt.
Bà Harf nhấn mạnh không nên để vụ việc làm tổn hại quan hệ hữu nghị sâu rộng giữa hai nước. Phía Mỹ sẽ rà soát lại các chi tiết vụ việc mặc dù trước đó đã tiến hành các thủ tục theo đúng quy trình luật định.
Vì sao Mỹ phân biệt đối xử?
Theo các chuyên gia, lý do để Mỹ vội vàng xuống nước với Ấn Độ là vì Ấn Độ là nước quan trọng trong chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương và sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến cho Mỹ và Ấn Độ xích lại gần nhau.
Trung Quốc cũng đang tích cực đầu tư mạnh cho hải quân, không quân và tên lửa, đe dọa đến sức mạnh của Mỹ. Vì thế, Mỹ cần đồng minh để đánh lạc hướng Trung Quốc khỏi việc tập trung vào hiện đại hóa hải quân, không quân mà quay về củng cố lực lượng truyền thống để phòng thủ lãnh thổ. Và ứng viên ấy là Ấn Độ.
Thực tế, Ấn Độ đang làm theo hướng này khi tăng cường sự hiện diện quân sự ở gần biên giới tranh chấp: nâng cấp sân bay, triển khai máy bay chiến đấu hiện đại, tên lửa tấn công tới khu vực biên giới, thành lập các đơn vị chiến đấu mới tác chiến vùng núi…
Chính vì thế, hơn bao giờ hết Mỹ cần ‘con cờ’ Ấn Độ để phân tán sự chú ý của Trung Quốc cũng như hạn chế sức mạnh của quốc gia này.
Trong khi đó, việc Mỹ làm căng với Trung Quốc có thể lý giải là do mới đây Trung Quốc đã công khai thách thức Mỹ khi tiến hành vụ thử thứ hai tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của nước này – DF-41. Tên lửa có khả năng nhắm tới các mục tiêu ở Mỹ bằng đầu đạn hạt nhân.
Không những thế, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/12 cảnh báo sẽ chống lại cái gọi là vùng nhận diện phòng không trên biển Đông mà Bắc Kinh có ý định đơn phương thành lập, Trung Quốc đã bác bỏ những bình luận của ngoại trưởng Mỹ và yêu cầu Mỹ cẩn trọng trong lời nói và hành động của mình.
Một nguyên nhân sâu xa hơn đó chính là sự cạnh tranh giành ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương giữa hai cường quốc, trong bối cảnh Mỹ xoay trục về khu vực này giữa lúc Trung Quốc đang không ngừng ra oai với các nước xung quanh.
Chính vì thế, Mỹ cố tình làm căng với Trung Quốc để chứng tỏ cho nước này thấy không dễ đùa với lửa
Theo Đất việt
Tàu Mỹ phải tránh tàu Trung Quốc ở biển Đông
Ngày 17.12, tờ Hoàn Cầu Thời báo (Trung Quốc) cho rằng tàu chiến Mỹ đã có hành vi đe dọa tàu sân bay của Trung Quốc tại biển Đông hôm 5.12 vừa qua và đe dọa, hải quân Trung Quốc sẽ hành động nếu tàu Mỹ lặp lại hành vi tương tự.
"Nếu hải quân và không quân Mỹ xâm phạm cửa ngõ của Trung Quốc, "sự đối đầu" tất yếu sẽ xảy ra. Khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên, Mỹ cần học cách giao tiếp và tôn trọng Trung Quốc nếu họ không muốn có đụng độ trên biển hay trên không" - Báo Hoàn Cầu Thời báo ghi rõ. Tờ báo này còn trích lời Giáo sư Tô Hạo từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc rằng, hành động của quân đội Trung Quốc là cần thiết để bảo vệ quyền hàng hải của Bắc Kinh.
"Trung Quốc sẽ hành động chỉ khi tàu Mỹ từ chối tuân thủ cảnh báo" - ông Tô Hạo phát biểu trên tờ Hoàn Cầu Thời báo. Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhận định về vụ việc này: "Tôi có thể nói rằng về nguyên tắc, Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không theo luật quốc tế".
Trong khi đó, giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ lại cho hay vụ suýt đụng nhau giữa tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc tại vùng biển ông đã được giải quyết bằng cách thức chuyên nghiệp và đúng thông lệ. "Tôi không nghĩ rằng vụ suýt đụng tàu này nghiêm trọng đến mức một vụ khủng hoảng ở bất cứ mức độ nào. Tôi cho rằng chuyện chiến hạm hoạt động trên biển đi vào hải trình của những chiến hạm khác cũng đang hoạt động trên biển là chuyện bình thường. Tôi có thể nói rằng chúng tôi không thay đổi bất cứ hoạt động nào kể từ khi vụ việc này xảy ra. Chúng tôi tin là vụ việc này - nói một cách tổng quát - được giải quyết một cách chuyên nghiệp" - người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren nói trước báo giới quốc tế.
Theo thông tin từ các quan chức quốc phòng và hải quân Mỹ, ngày 5.12, một chiếc tàu của Trung Quốc - được cho là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh - đã cắt ngang đường đi của chiếc tàu USS Cowpens - một tuần dương hạm của Mỹ có phi đạn điều khiển đang trên đương rơi nơi tham gia cưu trơ khu vưc bi bao Haiyan tan pha ơ Philippines trơ vê và dừng cách tàu USS Cowpens chỉ chừng 500 mét. Tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ được cho là đã phải chỉnh lái để tránh hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Theo lời của giới chức Mỹ, khi đó chiếc tuần dương hạm của Mỹ đang hoạt động trong hải phận quốc tế và hai bên (tàu Mỹ và tàu Trung Quốc) đã liên lạc hữu hiệu với nhau để tránh tai nạn xảy ra.
Tuy nhiên, tờ Hoàn Cầu Thời báo lại dẫn lời một chuyên gia quân sự ẩn danh của Trung Quốc nói rằng tàu Mỹ đã "bám đuôi và quấy nhiễu" hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, vốn khi đó đang luyện tập trong khu vực. Tàu Cowpens cũng bị cáo buộc đi vào phạm vi 45km của "vùng phòng thủ trong của tàu Trung Quốc".
Vụ tàu Mỹ và tàu Trung Quôc suýt đụng nhau trên biển Đông trên là sự cố hàng hải đáng kể nhất giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ năm 2009, khi 5 tàu chiến Trung Quốc bao quanh và được cho rằng đã gây quấy nhiễu tàu khảo sát của hải quân Mỹ.
Theo ANTĐ
Bão tố ngoại giao New Delhi - Washington Ấn Độ hết sức giận dữ trước việc một nhà ngoại giao nước này bị bắt tại New York, và tiến hành trả đũa đối với ngoại giao đoàn Mỹ. Xe cẩu xô đổ hàng rào bê tông trước Đại sứ quán Mỹ ở New Delhi - Ảnh: Reuters Tranh cãi ngoại giao giữa Ấn Độ với Mỹ đang ngày càng tăng nhiệt...