Vì sao mua bảo hiểm xe máy 20.000 đồng/năm vẫn bị phạt?
Bảo hiểm xe máy 20.000 đồng/2 người/năm là bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm này để đề phòng khi người điều khiển xe xảy ra tai nạn chứ không phải xuất trình khi CSGT kiểm tra giấy tờ.
Theo Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm xe máy có 2 loại là bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.
Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, chủ phương tiện có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.
Phí tối thiểu đối với bảo hiểm tự nguyện là 10.000 đồng/người/năm, xe máy được chở tối đa 2 người nên có giá 20.000 đồng/2 người/năm.
Loại bảo hiểm này là tự nguyện nên người dân có quyền sử dụng hoặc không sử dụng. Bảo hiểm nhằm mục đích đề phòng trường hợp người điều khiển xe xảy ra tai nạn, rủi ro.
Theo quy định, ngoài phần bồi thường từ bảo hiểm bắt buộc, người tham gia giao thông sẽ được nhận thêm một khoản bồi thường từ bảo hiểm tự nguyện.
Chủ phương tiện không phải xuất trình bảo hiểm tự nguyện khi CSGT kiểm tra giấy tờ. Trường hợp người tham gia giao thông không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực, trong khi có bảo hiểm tự nguyện vẫn bị phạt tiền 80.000-120.000 đồng, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Bảo hiểm tự nguyện được bày bán nhiều trên các vỉa hè tại Hà Nội, TP.HCM. Tuy nhiên, chuyên gia bảo hiểm cho rằng loại bảo hiểm này không đảm bảo bởi không được cơ quan chức năng kiểm định nên có thể là hàng giả, hàng sai quy định.
Video đang HOT
Người dân nên đến các đại lý phân phối, ủy quyền hoặc các công ty bảo hiểm mô tô, xe máy để mua, tránh trường hợp khi xảy ra tai nạn sẽ không được bồi thường.
Trong khi đó, bảo hiểm xe máy bắt buộc hướng đến việc giúp cho người mua bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba. Trong các trường hợp xảy ra rủi ro, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, người điều khiển xe mô tô, xe máy có bằng lái hợp pháp sẽ không phải đền bù cho người bị va chạm và cho người ngồi trực tiếp trên xe.
Thay vào đó, đơn vị bảo hiểm sẽ thay cho chủ xe tiến hành việc chi trả phần trách nhiệm dân sự này. Cụ thể, mức trách nhiệm bảo hiểm của đơn vị bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
Bên cạnh việc bồi thường cho chủ xe, một phần của số tiền bảo hiểm sẽ được sử dụng để hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông. Trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm cũng sẽ được hỗ trợ bồi thường nhân đạo cho nạn nhân số tiền lên đến 20 triệu đồng/người.
Sau khi CSGT ra quân tổng kiểm soát phương tiện giao thông, nhiều người dân bắt đầu tìm mua bảo hiểm ôtô, xe máy.
Người dân cuống cuồng, "rồng rắn" xếp hàng đi mua bảo hiểm xe máy, ô tô
Trước thông tin, CSGT đồng loạt ra quân kiểm tra các phương tiện không cần lỗi ban đầu. Nhiều người dân mới bắt đầu cuống cuồng, rục rịch đi mua bảo hiểm xe máy, ô tô.
Theo ghi nhận của PV, tại các điểm bán bảo hiểm xe máy, ô tô ở Hà Nội, lượng khách đến mua hàng bỗng tăng đột biến trước thông tin CSGT đồng loạt ra quân kiểm tra các phương tiện không cần lỗi ban đầu.
Nhiều người còn thừa nhận, dù đã điều khiển phương tiện tham gia giao thông từ lâu nhưng đây là lần đầu tiên đi mua bảo hiểm xe máy.
Người dân "rồng rắn", xếp hàng đi mua bảo hiểm xe máy, ô tô
Chị Thanh Hương, nhân viên văn phòng ở Cầu Giấy (Hà Nội) tâm sự, sau khi biết thông tin về việc tổng kiểm tra các phương tiện giao thông đường bộ từ 15/5, chị mới cuống cuồng đi mua bảo hiểm xe máy. Trước đó, bảo hiểm xe máy của chị đã hết hạn từ 6 tháng trước mà chưa được mua lại.
"Sau khi nghe tin tức, tôi mới giật mình bỏ giấy tờ, bảo hiểm xe ra kiểm tra thì mới biết là đã hết hạn. Tôi cũng thừa nhận đây là lỗi của mình, bởi đa phần giấy tờ xe đều bỏ trong cốp, cũng chẳng mấy khi động đến. Thành ra thiếu gì, mất gì đôi khi cũng không hay biết" - chị Hương thú thật.
Từ 15/5 đến 14/6, CSGT đồng loạt ra quân kiểm tra các phương tiện không cần lỗi ban đầu
Tất bật hơn, anh Quang Trung (Tô Hiệu, Hà Nội) cầm trên tay 3 chiếc đăng ký xe chạy đến điểm bán mua bảo hiểm. Anh cho biết, cả 3 chiếc xe máy trong nhà anh, cái thì chưa có bảo hiểm, cái thì hết hạn từ lâu.
"Nói ra thì hơi xấu hổ nhưng quả thật nếu không có đợt rà soát các phương tiện thông, thì có lẽ, chẳng biết đến bao giờ, tôi mới tự giác kiểm tra các giấy tờ" - anh Trung kể.
Theo quy định, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cần mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Đơn cử như chị Nguyễn Thảo (Hà Nam), người đã điều khiển xe máy được 3 năm nhưng mới có bằng lái xe cách đây 6 tháng. Đồng nghĩa với việc, trước đây, chị đang vi phạm luật giao thông và thiếu một số giấy tờ xe bắt buộc. Và chị cũng thú thật, đây là lần đầu tiên trong đời chị đi mua bảo hiểm xe máy.
"Chiếc xe máy hiện tại của tôi là mua cũ của 1 người bạn, khi đưa xe anh ấy chỉ đưa mỗi đăng ký, chẳng có bảo hiểm gì cả. Tôi lúc đó thì cũng chưa có bằng nhưng liều thì cứ đi, may là cũng chưa bao giờ bị tuýt còi nên đâm ra chủ quan" - chị Thảo nói.
Để tránh bị xử phạt, nhiều người dân mới bắt đầu rục rịch đi mua bảo hiểm cho xe cơ giới
Tâm sự thật, chị Ngọc Thúy (Hà Đông, Hà Nội), chuyên viên bán bảo hiểm xe máy kể, đây là đầu tiên từ khi chị làm nghề chứng kiến lượng khách tăng cao đột biến. Người dân rồng rắn, kéo nhau xếp hàng tại các điểm bán bảo hiểm cho xe như thời bao cấp.
"Một cảnh tượng khó tin, hiếm gặp mà từ khi tôi đi làm nghề. Trên tay ai nấy cũng đều cầm theo đăng ký sẵn, đứng xếp hàng, mong ngóng chờ tới lượt, gọi tên. Bởi như trước kia, chẳng mấy ai đoái hoài, quan tâm đến câu chuyện mua bảo hiểm cho xe, đặc biệt là xe máy" - chị Thúy nhận định.
Đối với người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tại điểm a, khoản 2, điều 21, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
Tại điểm b, khoản 4, điều 21 cũng quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư số hóa, tăng tiện ích cho khách hàng Trước đây, đã từng có không ít người e ngại tham gia bảo hiểm nhân thọ bởi các thủ tục giấy tờ phức tạp, rất mất thời gian. Tuy nhiên, với công cuộc "bứt tốc" số hóa của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hiện nay, người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ được trải nghiệm các dịch vụ bảo hiểm...