Vì sao không nên mua TV giá rẻ
Người dùng không nên lựa chọn TV giá rẻ vì để giảm chi phí, nhà sản xuất đã sử dụng linh kiện rẻ tiền, khiến chất lượng không đảm bảo.
Các mẫu TV được Tổ chức độc lập chuyên đánh giá sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng tới từ Mỹ, Consumer Report, đánh giá, xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2020, chia ra 5 phân khúc màn hình: trên 60 inch, từ 55 đến 59 inch, 45 đến 52 inch, 39 đến 43 inch và nhỏ nhất là 32 inch.
Xét về giá, Sony, Samsung và LG là ba thương hiệu có giá TV trung bình cao nhất. Ở phân khúc cỡ lớn trên 60 inch trở lên, giá trung bình của 3 hãng này cao gấp rưỡi đến gấp đôi của Sharp, TCL hay Hisense, tức là từ 500 tới 1.000 USD. Ngay cả ở phân khúc TV phổ thông cỡ nhỏ, 32 inch, giá của các thương hiệu lớn cũng cao hơn nhóm dưới từ 40 đến 200 USD.
Chất lượng TV cỡ lớn của Samsung, Sony và LG khác biệt rõ rệt so với các thương hiệu giá rẻ.
Theo Consumer Report, giá bán tỷ lệ thuận với chất lượng. Theo điểm số trung bình, TV Sony, Samsung và LG dẫn đầu ở cả 5 phân khúc màn hình. Đặc biệt ở phân khúc TV cỡ lớn từ 55 inch trở lên. Điểm của sản phẩm tới từ ba thương hiệu này cao và cách biệt hẳn so với với nhóm bên dưới. Chênh lệch điểm đánh giá có thể lên tới gần 20, theo thang điểm 100.
Ở phân khúc TV cỡ nhỏ, giá bán và thương hiệu cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng TV.
Video đang HOT
Ở nhóm TV cỡ nhỏ, từ 43 inch trở xuống, và giá thấp, chất lượng TV tới từ Sony, Samsung và LG vẫn nhỉnh hơn các đối thủ còn lại, dù trong phân khúc này, sự chênh lệch về giá giữa các thương hiệu không còn quá lớn. So sánh trên cho thấy, chất lượng của TV giá rẻ luôn kém các sản phẩm đắt tiền. Sự chênh lệch thể hiện rõ nhất ở TV cỡ lớn trên 55 inch. Theo Consumer Report, người dùng không nên lựa chọn TV giá rẻ vì sẽ phải hy sinh nhiều về chất lượng.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng TV của Consumer Report gồm chất lượng hình ảnh HD, khả năng trình diễn nội dung UHD, góc nhìn, âm thanh, khả năng xử lý hình ảnh, màu sắc, tính năng thông minh và cả điện năng tiêu thụ.
Theo Choice, giá thành của một chiếc TV bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận. Thông thường, để giảm giá bán, các hãng sẽ sử dụng linh kiện rẻ tiền hơn, có thể là vi xử lý hình ảnh, vật liệu vỏ, thậm chí tấm nền. Vì thế, dù cùng kích cỡ, thông số kỹ thuật màn hình, chất lượng của sản phẩm ở phân khúc giá khác nhau sẽ có sự chênh lệch. Tổ chức đánh giá sản phẩm tiêu dùng tới từ Australia cũng đưa ra lời khuyên người dùng không nên lựa chọn TV giá rẻ.
Trong một khảo sát mới đây của VnExpress về việc liệu có nên mua Smart TV giá rẻ, 78% bạn đọc cho rằng với số tiền từ 3 đến 5 triệu đồng, không nên mua các mẫu TV thông minh nhưng nhiều tính năng của các thương hiệu giá rẻ, thay vào đó, nên lựa chọn TV thông thường màn hình lớn, âm thanh tốt.
Hết thời giá rẻ, nhà giàu Việt ăn cherry Mỹ 1 triệu đồng/kg
Cherry Mỹ từng có giá rẻ chưa từng có, năm ngoái chỉ 200.000-250.000 đồng/kg bán khắp chợ mạng. Song, năm nay loại quả sang chảnh này khá đắt đỏ, lên tới gần 1 triệu đồng/kg nhưng vẫn hút giới nhà giàu Việt.
Ở Việt Nam, cherry Mỹ là loại trái cây quen thuộc, được bán khá nhiều trong các siêu thị, cửa hàng trái cây nhập khẩu. Nhưng cherry vẫn được xếp vào loại trái cây cao cấp bởi giá khá đắt đỏ, dao động từ 400.000-500.000 đồng/kg tuỳ loại và tuỳ thời điểm.
Song, mùa cherry năm ngoái, người tiêu dùng khá bất ngờ khi cherry Mỹ được rao bán với giá rẻ chưa từng có. Không chỉ ở siêu thị, cửa hàng, loại trái cây sang chảnh này còn xuất hiện tràn ngập "chợ mạng" và các cửa hàng. Giá loại quả này chỉ dao động từ 250.000-300.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm giảm còn 200.000 đồng/kg.
Thời điểm này, cherry Mỹ bắt đầu được bán khá nhiều nhưng giá không còn rẻ như năm ngoái. Cherry năm nay được các cửa hàng trái cây nhập về bán từ 450.000-990.000 đồng/kg tuỳ loại, đắt gấp 2-3 lần so với năm 2019.
Giá cherry Mỹ năm ngoái siêu rẻ, chỉ 200.000-300.000 đồng/kg
Chị Lê Thanh Huyền - quản lý một cửa hàng trái cây nhập khẩu ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, cửa hàng chị đang bán cherry Mỹ size 8,5 với giá 850.000 đồng/kg. Còn cách đây khoảng 1 tuần, loại quả sang chảnh này còn có giá 990.000 đồng/kg.
Theo chị, năm ngoái căng thẳng Mỹ - Trung gay gắt, Mỹ không xuất được cherry sang Trung Quốc nên giá cherry đổ về Việt Nam cũng giảm mạnh. Nhưng năm nay thì khác, hiện là đầu mùa, giá cherry luôn cao, cộng với việc ở Mỹ đang bùng phát dịch Covid-19 nên nguồn hàng bị ảnh hưởng, cherry nhập về Việt Nam khó khăn hơn rất nhiều.
"Dù giá khá đắt đỏ, nhưng loại quả này vẫn rất hút giới nhà giàu Việt mua về ăn". Chị Huyền tiết lộ. Hai cửa hàng ở Hà Nội của chị tiêu thụ cherry Mỹ khá tốt, trung bình mỗi ngày bán hết khoảng 80-100kg. Chi nhánh trong Sài Gòn cũng bán được trên dưới 50 kg/ngày.
Anh Hoàng Văn Thái - chủ một hệ thống cửa hàng trái cây nhập khẩu ở Hà Nội - cũng thừa nhận, cherry Mỹ năm nay có giá đắt hơn năm ngoái khá nhiều.
Năm nay cherry Mỹ về Việt Nam có giá từ 450.000 đồng đến gần 1 triệu đồng/kg
Theo anh Thái, giá cherry phụ thuộc vào từng loại. Ví như size 8,5 giá dao động từ 850.000-900.000 đồng/kg, size 9 giá chỉ từ 550.000-600.000, size 9,5 khoảng 450.000 đồng/kg.
Loại quả này được dân Việt rất ưa chuộng dù giá đắt đỏ. Đây là một trong 3 loại quả đang được khách đặt mua nhiều nhất tại hệ thống cửa hàng của anh Thái. "Giá vẫn còn khá cao nhưng mỗi ngày hệ thống của tôi tiêu thụ hết 5-7 tạ cherry Mỹ", anh khoe.
Ghi nhận của PV. VietNamNet, cherry Mỹ năm nay đang được bán tràn ngập trên chợ mạng, giá dao động từ 450.000 đồng đến gần 1 triệu đồng/kg tuỳ loại. Một số cửa hàng ngoài bán lẻ theo cân còn bán theo thùng 5kg.
Chị Nguyễn Hải Phương ở Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, năm ngoái cherry giá rẻ chỉ tầm 200.000-250.000 đồng/kg, nhà chị tuần nào cũng mua 2-3kg về ăn.
Năm nay, các cửa hàng bán khá đắt, có loại giá tiền triệu. Chị tìm khá lâu mới được cửa hàng bán cherry size với giá 450.000 đồng/kg nhưng phải mua nguyên thùng 5kg.
"Tôi phải rủ mấy người mua chung với nhau để có giá rẻ. Chứ mua lẻ theo cân thì giá lên tới gần 600.000 đồng/kg", chị nói.
Theo chủ các cửa hàng trái cây nhập khẩu, vào giữa mùa và cuối mùa giá cherry Mỹ sẽ hạ nhiệt hơn so với thời điểm hiện tại. Còn để có giá rẻ như năm 2019 thì rất khó, bởi dịch Covid-19 bên Mỹ ảnh hưởng đến nguồn cung mặt hàng này.
Bao giờ người dân mua được thịt lợn giá rẻ? Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, với tình trạng như hiện nay, không mong chờ giá thịt lợn giảm xuống 60-65 nghìn đồng/kg trong quý 2. May ra, đến cuối quý 3, đầu quý 4, giá thịt lợn mới có thể giảm nhiệt. Theo khảo sát của Hội Bảo...