Vì sao không nên cắt amidan trước 10 tuổi?
Nghiên cứu kéo dài 30 năm trên gần 2 triệu trẻ em cho thấy rằng lợi ích của cắt amidan (ngừa viêm họng tái phát) rất khiêm tốn nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng suốt đời.
Cắt amiđan làm tăng 3 lần nguy cơ phát triển bệnh hen sau này. Nghiên cứu dài ngày đầu tiên về hậu quả của thủ thuật ngoại khoa phổ biến ở trẻ em này cùng cho thấy nó làm tăng nguy cơ mắc cúm, viêm phổi cũng như viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng.
Cắt amiđan vẫn là một trong những thủ thuật ngoại khoa phổ biến nhất ở trẻ em
Có tới 1/5 số người cắt amiđan bị các bệnh nghiêm trọng mà lẽ ra họ sẽ không bị, nghiên cứu cho thấy.
Họ tin rằng việc cắt bỏ amiđan trong 10 năm đầu đời có thể gây hại cho sự phát triển của hệ miễn dịch và mở cánh cửa cho nhiều căn bệnh trong tương lai.
Được đăng trên tờ Journal of the American Association of Medicine, nghiên cứu thúc giục các bác sĩ nhi khoa hạn chế cắt amiđan càng nhiều càng tốt.
Số lượng những ca mổ này đã giảm kể từ khoảng 200.000 một năm trong những năm 1950, xuống còn dưới 50.000 hiện nay.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen đã phân tích dữ liệu từ 1.189.061 trẻ em Đan Mạch sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 1999 và đã được phẫu thuật cắt amiđan trong 9 năm đầu tiên của cuộc đời.
Thủ thuật này liên quan với tăng nguy cơ gấp 3 lần, đưa cơ hội phát triển bệnh hen, cúm, viêm phổi hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) -một thuật ngữ chung chỉ các tình trạng như viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng, lên 18,6%.
Họ cũng xem xét những nguy cơ của việc nạo V.A ở trẻ nhỏ để điều trị nhiễm trùng tai giữa tái phát.
Thủ thuật này được thấy là có liên quan với nguy cơ COPD cao hơn gấp đôi, trong khi nguy cơ bệnh đường hô hấp trên và viêm kết mạc tăng gần gấp đôi.
TS. Sean Byers cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ mắc bệnh về lâu dài sau khi phẫu thuật ung hộ việc trì hoãn cắt bỏ amidan và nạo V.A nếu có thể sẽ giúp phát triển hệ thống miễn dịch bình thường trong thời thơ ấu và giảm nguy cơ mắc bệnh sau này”.
“Chúng tôi đã hiểu rõ hơn về chức năng của các mô miễn dịch và hậu quả suốt đời của việc loại bỏ chúng, đặc biệt là trong những độ tuổi nhạy cảm khi cơ thể đang phát triển.”
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những ca phẫu thuật này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và cơn đau tim.
Các nhà nghiên cứu viết: “Vì amidan và V.A là một phần của hệ bạch huyết và đóng vai trò quan trọng cả trong sự phát triển bình thường của hệ miễn dịch và sàng lọc mầm bệnh trong thời thơ ấu và đầu đời, nên không có gì đáng ngạc nhiên là việc cắt bỏ chúng có thể làm giảm khả năng phát hiện mầm bệnh và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng sau này”.
Nghiên cứu cho thấy nạo V.A có liên quan với giảm đáng kể nguy cơ rối loạn giấc ngủ và cả hai ca phẫu thuật đều có liên quan với giảm đáng kể nguy cơ viêm amiđan và viêm amiđan mãn tính, bởi vì các cơ quan đã bị loại bỏ.
Tuy nhiên, không có sự thay đổi về hô hấp bất thường tới tuổi 30 cho bất kỳ phẫu thuật nào và không có sự thay đổi trong viêm xoang sau khi cắt amiđan hoặc nạo V.A.
Tim Mitchell, các sĩ tai mũi họng từ Hội Ngoại khoa Hoàng gia, cho biết: “Trước khi chọn cắt amiđan hoặc nạo V.A, bác sĩ phẫu thuật sẽ luôn xem xét và thảo luận tất cả các lựa chọn điều trị, bao gồm điều trị không phẫu thuật, với bệnh nhân và cha mẹ trong trường hợp đó là trẻ em.
“Đã có một sự tụt giảm đáng kể về số lượng các ca cắt amiđan và nạo V.A trong vài thập kỷ qua. Quyết định phẫu thuật sẽ luôn được thực hiện với lý do đúng đắn và dựa trên lợi ích đã được chứng minh.”
Các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu sâu hơn để loại trừ khả năng bệnh nhân dễ bị đau amidan khi còn nhỏ vỗn dĩ đã có nguy cơ mắc bệnh hô hấp nghiêm trọng cao hơn.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Đau vùng cơ hoành có nguy hiểm không?
Cơ hoành, hay cơ hoành ngực, là một mảng cơ hình vòm, phân chia lồng ngực với ổ bụng. Đây là cơ chính mà cơ thể sử dụng khi thở.
Cơ hoành sẽ dịch chuyển xuống dưới để phổi có thể ấy đầy không khí khi hít vào. Sau đó nó lại dịch chuyển lên trên trong khi thở ra, khiến phổi hết không khí.
Đôi khi mọi người có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cơ hoành, mặc dù trong một số trường hợp đau có thể đến từ vùng cơ thể khác gần đó.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của đau vùng cơ hoành và cách điều trị.
Nguyên nhân gây đau cơ hoành
Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng cơ hoành, hoặc cảm giác đau tương tự, bao gồm:
1. Thương tích
Tác động mạnh hoặc thủ thuật ngoại khoa có thể làm tổn thương cơ hoành. Đau trong trường hợp này có thể ngắt quãng hoặc liên tục.
Một số loại chấn thương có thể gây rách cơ hoành. Đây là một tình trạng nặng gọi là vỡ cơ hoành, chụp cắt lớp vi tính hoặc soi lồng ngực có thể chẩn đoán được tình trạng này.
Các triệu chứng bao gồm:
đau bụng
khó thở
Video đang HOT
đau ngực hoặc vai
ho
tim đập nhanh
buồn nôn
nôn
Cơ thể phải hô hấp liên tục, do đó cơ hoành luôn luôn di chuyển và chỗ rách sẽ không thể tự lành. Do đó, bắt buộc phải mổ để sửa chữa.
2. Các vấn đề về cơ xương
Chấn thương, cử động vặn người và ho gắng sức có thể làm căng cơ liên sườn, gây đau giống như đau cơ hoành. Đau do gãy xương sườn cũng giống với đau cơ hoành.
Các lựa chọn điều trị bao gồm:
thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), như ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve)
chườm lạnh trong 72 giờ đầu tiên
chườm nóng sau 72 giờ đầu tiên
các bài tập thở
vật lý trị liệu
Xương sườn bị gãy xương hoặc gãy xương có xu hướng tự lành trong vòng 6 tuần, nhưng các phương pháp điều trị sau đây có thể làm giảm bớt các triệu chứng trong thời gian này:
nghỉ ngơi
tránh hoạt động mạnh
chườm lạnh
uống thuốc giảm đau thông thường
tiêm gây tê xung quanh các dây thần kinh gần xương sườn
tập thở
Trước đây người ta thường dùng băng ép cho xương sườn bị gãy, nhưng chúng có thể cản trở việc thở sâu và làm tăng nguy cơ viêm phổi. Do đó, hiện các bác sĩ không còn khuyên băng ép nữa.
3. Hoạt động cường độ cao
Gắng sức hít thở trong khi hoạt động nặng có thể khiến cơ hoành co thắt, dẫn đến đau dữ dội hoặc đau tức.
Đau thường đủ nặng để cản trở hô hấp. Nhiều người cảm thấy mình không thể hít vào đầy đủ và thoải mái. Các triệu chứng sẽ nặng lên nếu hoạt động tiếp tục.
Nếu đau cơ hoành xảy ra trong khi tập thể dục, tốt nhất là nghỉ giải lao cho đến khi cơn co thắt tan đi. Thói quen khởi động thích hợp có thể ngăn ngừa loại đau này.
4. Bệnh túi mật
Bệnh túi mật là thuật ngữ chung chỉ nhiều tình trạng bệnh. Đau trong túi mật có thể cảm thấy giống như đau cơ hoành khiến mọi người bị nhầm.
Các triệu chứng khác của bệnh túi mật bao gồm:
thay đổi tiểu tiện hoặc đại tiện
ớn lạnh hoặc sốt
tiêu chảy
buồn nôn
vàng da và vàng mắt
nôn mửa
Hầu hết các trường hợp bệnh túi mật xảy ra do viêm và kích thích thành túi mật (viêm túi mật). Các vấn đề khác ở túi mật bao gồm sỏi mật, tắc mật và ung thư.
Điều trị bệnh túi mật sẽ phụ thuộc vào loại bệnh. Các lựa chọn có thể bao gồm thuốc để kiểm soát đau, thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật cắt túi mật.
Thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa hoặc quản lý bệnh túi mật bao gồm:
giảm cân từ từ và đều đặn (nếu thừa cân)
quản lý bệnh tiểu đường và các tình trạng sức khỏe khác
tập thể dục thường xuyên
bỏ thuốc lá
hạn chế uống rượu
5. Thoát vị cơ hoành
Thoát vị cơ hoành xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực qua lỗ hở ở đáy cơ hoành.
Lỗ hở (được gọi là lỗ thực quản) cho phép thực quản đi qua cơ hoành để nối với dạ dày.
Thoát vị cơ hoành nhỏ hơn thường không gây lo ngại.
Nhiều người thậm chí không biết là mình bị thoát vị cơ hoành khi không có triệu chứng.
Tuy nhiên, thoát vị cơ hoành lớn hơn có thể gây ra các triệu chứng như:
trào ngược axit
phân đen hoặc đẫm máu
đau ngực hoặc đau bụng
khó nuốt
ợ nóng
trào ngược thức ăn lên miệng
thở nông
nôn
Thuốc là cách điều trị phổ biến nhất để quản lý thoát vị cơ hoành. N hững thay đổi lối sống sau đây cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng:
ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn
tránh các thức ăn có chất béo hoặc có tính axit và các món ăn gây ợ nóng
bữa ăn cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng
bỏ thuốc lá
duy trì cân nặng khỏe mạnh
nằm đầu cao khoảng 15cm để tránh trào ngược axit qua đêm
Nếu thoát vị cơ hoành rất lớn hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật.
6. Mang thai
Khi thai kỳ tiến triển, tử cung to lên và đẩy cơ hoành lên lên, chèn ép vào phổi và gây khó thở, đau nhẹ hoặc khó chịu.
Những triệu chứng này không đáng lo và sẽ hết sau khi sinh.
Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy các triệu chứng sau:
đau dữ dội hoặc liên tục
ho dai dẳng
khó thở nhiều
7. Viêm màng phổi
Viêm màng phổi là tình trạng viêm ở màng phổi, lớp mô phủ bên trong khoang ngực bao quanh phổi.
Màng phổi bị viêm gây đau ngực dữ dội khi thở, cùng với đó là khó thở. Trong một số trường hợp viêm màng phổi cũng dẫn đến ho và sốt. Đôi khi đau có thể lan lên vai và xuyên ra sau lưng.
Điều trị bao gồm dùng thuốc để kiểm soát đau và điều trị bệnh lý nền. Các tình trạng liên quan có thể cần điều trị bao gồm nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch và bệnh hồng cầu liềm.
8. Viêm phế quản
Viêm phế quản là viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản - hệ thống vận chuyển không khí ra vào phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính.
Viêm phế quản gây đau ngực dễ nhầm với đau cơ hoành. Các triệu chứng khác bao gồm:
ớn lạnh
ho
mệt mỏi
sốt
khó thở
đờm đặc có màu
Viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ cảm lạnh và sẽ tự hết trong vòng một tuần hoặc hơn. Thuốc ho và thuốc giảm đau có thể làm dịu các triệu chứng cho đến khi hết nhiễm trùng.
Viêm phế quản mạn tính cần được chăm sóc y tế. Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc hít, thuốc chống viêm và phục hồi chức năng phổi để giúp người bệnh dễ thở hơn.
9. Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng gây viêm các túi khí (phế nang) trong phổi. Nguyên nhân có thể là vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Các triệu chứng bao gồm:
khó thở
tức ngưc
ớn lạnh
ho có đờm hoặc mủ
sốt
Một số trường hợp viêm phổi có thể nguy hiểm tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và những người có vấn đề về sức khỏe khác.
Điều trị nhằm mục đích chữa khỏi nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng. Các lựa chọn điều trị bao gồm kháng sinh, thuốc ho và giảm đau. Một số trường hợp có thể cần nằm viện.
10. Các nguyên nhân khác
Những nguyên nhân hiếm gặp hơn có thể gây đau cơ hoành bao gồm:
lupus
viêm tụy
tổn thương thần kinh
Phẫu thuật tim hoặc xạ trị cũng có thể gây đau giống như đau cơ hoành.
Những điều cần nhớ
Đau vùng cơ hoành có nguy hiểm hay không là phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Ví dụ, những người bị đau cơ hoành do tập thể dục sẽ giảm nhẹ sau khi nghỉ ngơi.
Những người bị rách cơ hoành có thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Phục hồi sẽ phụ thuộc vào loại chấn thương và những thương tích khác gây ra.
Người bị các bệnh mạn tính gây đau cơ hoành, như viêm phế quản mạn tính và thoát vị cơ hoành, có thể giảm triệu chứng nhờ sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị y tế khác.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Đu dây vượt thác ở Đà Lạt, du khách và hướng dẫn viên tử nạn Vụ tai nạn xảy ra vào sáng 23.2, tại khu vực thác Hang Cọp, khiến 2 người tử vong. Thông tin ban đầu, khoảng 9h sáng cùng ngày, một nhóm du khách người nước ngoài cùng với một hướng dẫn viên người Việt vào khu vực thác Hang Cọp (xã Xuân Trường, TP.Đà Lạt) chơi môn thể thao mạo hiểm đu dây vượt...