Vì sao Iran đi mua chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc?
So với Su-27 hay MiG-29 Nga, chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc thua kèm về nhiều mặt, nhưng tại sao Iran lại vẫn muốn mua?
Trang mạng Sina (Trung Quốc) phân tích lý do vì sao Iran khó có thể mua tiêm kích MiG-29 và Su-27 của Nga, thay vào đó, nước này chỉ có thể lựa chọn chiến đấu cơ J-10 do TQ sản xuất.
Theo trang mạng Sina (Trung Quốc), J-10 có thể trở thành máy bay chiến đấu nước ngoài đầu tiên mà Iran đặt mua sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Đối với Trung Quốc, Iran có thể trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của J-10, bởi Pakistan vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức nào về việc đặt mua các máy bay này.
Bộ ngoại giao Iran nhiều lần cho biết, Tehran cần tận dụng cơ hội được dỡ bỏ lệnh cấm sau khi đạt hiệp định hạt nhân để mua vũ khí nhưng vấn đề này cần tuân thủ nguyên tắc cân bằng lợi ích.
Tehran hiện chưa thể mua máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc châu Âu vì trong giai đoạn hiện nay, có thể phương Tây chưa sẵn sàng.
Do đó, lựa chọn còn lại dành cho Iran chỉ có Su-27 và MiG-29 của Nga, J-10 và JF-17 của Trung Quốc.
Trong số các máy bay này, MiG-29 là tiêm kích có tính cơ động tương đối tốt nhưng kết quả chiến đấu của nó lại bất lợi.
Sina cho biết, từng có nhiều chiếc MiG-29 bị bắn rơi nhưng máy bay này lại chưa bắn hạ được chiến đấu cơ nào của đối phương.
Hơn nữa, Nga không được đánh giá cao về công tác bồi dưỡng kỹ thuật bay và bảo trì.
Video đang HOT
Trong khi đó, MiG-35, phiên bản nâng cấp của MiG-29, lại không phải là loại máy bay mà Iran có thể mua được.
Iran có thể không mua được Su-27 do áp lực từ Mỹ và Israel.
Đối với chiến đấu cơ Su-27, do tầm hoạt động của loại máy bay này tương đối xa nên Mỹ và Israel sẽ phải nâng cao cảnh giác.
Hai quốc gia này vì vậy có thể sẽ gây áp lực cho Nga, ngăn Moscow bán Su-27 cho Iran.
Phản ứng tương tự cũng sẽ xuất hiện nếu Trung Quốc bán cho Iran các tiêm kích J-11B, phiên bản nhái của Su-27.
Tiếp đó, JF-17 là sản phẩm do Trung Quốc – Pakistan hợp tác sản xuất nhưng do quan hệ giữa Pakistan và Iran phức tạp nên loại máy bay này có thể sẽ bị loại khỏi danh sách vũ khí mà Tehran muốn mua.
Xét về J-10, theo Sina, mặc dù tầm bay của loại tiêm kích này không xa như Su-27 nhưng đủ để tiến hành phản công và có tiềm lực nâng cấp tương đối lớn.
Để “bảo vệ công nghệ của mình”, Trung Quốc có thể không cung cấp cho Iran phiên bản J-10 mới nhất trang bị radar mảng pha chủ động.
Do đó, nhiều khả năng J-10A là loại máy bay mà Iran có thể mua được.
Tiêm kích J-10.
Theo hãng thông tấn RIA Novosti (Nga), Trung Quốc và Iran đang đàm phán điều kiện cung cấp một lượng lớn máy bay chiến đấu J-10 cho Tehran.
Thỏa thuận này không xem xét việc thanh toán bằng tiền, mà trao đổi máy bay lấy quyền khai thác dầu mỏ.
Căn cứ các điều kiện của hợp đồng, phía Trung Quốc đến năm 2020 sẽ phải cung cấp cho Iran 24 máy bay chiến đấu J-10, còn Iran có trách nhiệm dành cho các nhà khai thác dầu Trung Quốc quyền khai thác mỏ Azadegan với thời hạn 20 năm.
Theo ý kiến các chuyên gia, nếu tính bằng tiền, hợp đồng quân sự tương tự giá trị khoảng 1 tỉ USD. Thỏa thuận “dầu đổi lấy chiến đấu cơ” này được cho là có lợi cho cả người mua lẫn người bán.
Trong khi đó, theo website tình báo quân sự Israel DEBKAfile, Trung Quốc đã đồng ý bán 150 chiếc J-10 cho Iran. Chiến đấu cơ đa chức năng J-10 của Trung Quốc có những đặc điểm giống với loại F-16 của Mỹ nhưng được chế tạo trên cơ sở công nghệ của Liên Xô.
J-10 có thể thực hiện nhiệm vụ trên độ cao 50 m với tốc độ 900 km/giờ và có thể bay xa đến 2.940 km.
Một khi Iran sở hữu loại chiến đấu cơ này, về lý thuyết không lực nước này không chỉ có thể kiểm soát toàn bộ vùng Vịnh mà còn có thể không kích vào lãnh thổ Irael và trở lại căn cứ.
Theo Tri Thức Trẻ
Iran lên kế hoạch "đổi dầu lấy máy bay" với Trung Quốc
Tờ Want Daily ngày 5/8 đưa tin Iran sẽ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới mua máy bay chiến đấu thế hệ mới J-10 của tập đoàn máy bay Thành Đô của Trung Quốc.
Mẫu J-20 của quân đội Trung Quốc (Ảnh Xinhua)
Báo trên dẫn các nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc và Iran đang thảo luận về phương án mà Tehran sẽ cho phép Bắc Kinh khai thác mỏ dầu lớn nhất của nước này trong 20 năm tới.
Đổi lại, Trung Quốc sẽ cung cấp 24 chiếc F-10 Vigorous Dragon, phiên bản xuất khẩu của J-10, cho Không quân Iran trong thời gian tới.
Với giá mỗi chiếc J-10 rơi vào khoảng 40 triệu USD, thương vụ nêu trên được ước tính sẽ khoảng 1 tỷ USD. Thương vụ này sẽ cho phép Bắc Kinh có quyền khai thác dầu ở mỏ Azadegan trong hai thập niên.
Có phạm vi hoạt động lên tới 2.940 km, mẫu J-10 được cho là đủ khả năng cải thiện sức mạnh của Không quân Iran trong quá trình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích của nước này ở Vùng Vịnh.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng Mỹ có thể không hài lòng về thỏa thuận nêu trên khi Iran có thể sử dụng máy bay chiến đấu của Trung Quốc để nhằm vào các đồng minh của Washington trong khu vực.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng 24 chiếc J-10 không bảo đảm việc mang lại sự đột phá chiến lược cho Không quân Iran. Theo đó, có nguồn tin cho rằng mẫu J-10 được phát triển dựa trên công nghệ mà Israel cung cấp cho Trung Quốc. Nếu đây là thông tin mang tính xác thực cao, mẫu J-10 của Iran sẽ khó có thể đạt được lợi thế trước các máy bay chiến đấu của Israel.
Trên thế giới, Pakistan là quốc gia đầu tiên đặt mua J-10. Năm 2009, Trung Quốc đã đồng ý bán 36 phiên bản xuất khẩu của mẫu J-10B, hay còn gọi là FC-20, cho Pakistan trong thương vụ có tổng trị giá 1,4 tỷ USD.
Ngọc Anh
Theo WantChinaTimes
Trung Quốc cấm xuất khẩu J-20: Chiêu lăng xê hài hước Theo trang Strategy Page có trụ sở tại Washington, Bắc Kinh tuyên bố chính thức không xuất khẩu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 J-20 ra nước ngoài. Vì sao cấm xuất khẩu J-20? Chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu tiêm kích J-20 do một nguyên nhân duy nhất: Tương lai, J-20 sẽ là xương sống của...