Vì sao hơn 500 công nhân Triều Tiên vẫn ở lại Nga dù hết hạn làm việc?
Hơn 500 công nhân Triều Tiên vẫn ở lại Nga dù đã hết hạn làm việc do Bình Nhưỡng đóng cửa các khu vực biên giới nhằm ngăn chặn dịch Covid-19.
Theo một nghị quyết được Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua vào cuối năm 2017 nhằm trừng phạt Triều Tiên liên quan tới chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa, tất cả các nước thành viên LHQ phải cho toàn bộ người lao động Triều Tiên hồi hương vào tháng 12/2019. Động thái này nhằm cắt nguồn ngoại tệ được cho giúp chính quyền Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.
Công nhân Triều Tiên tại Nga. (Ảnh: Sputnik)
Yonhap đưa tin, theo bản báo cáo gần đây của Nga và được đăng tải trên trang web của ủy ban giám sát thi hành các lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng thuộc Hội đồng Bảo An LHQ, 511 công nhân Triều Tiên vẫn còn ở lại trên lãnh thổ Nga tính tới ngày 10/3 do Bình Nhưỡng đã đóng cửa các đường biên giới.
“Trước tình hình đại dịch Covid-19, Bình Nhưỡng đã cho dừng toàn bộ hoạt động giao thông với các nước khác. Vì lý do này, toàn bộ số công dân Triều Tiên như trên không thể rời khỏi Liên bang Nga. Số lượng công nhân Triều Tiên hiện ở lại Nga là 511 người”, bản báo cáo cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo bản báo cáo, việc các công nhân Triều Tiên ở lại Nga không vi phạm nghị quyết của LHQ bởi giấy phép làm việc của họ đều đã hết hạn.
“Hiện không có bất cứ công dân nào của Triều Tiên tại Nga có giấy phép làm việc, bởi giấy phép đã hết hạn vào ngày 22/12/2019″, bản báo cáo của Nga nhấn mạnh.
Trong những năm qua, Triều Tiên đã đưa người lao động ra nước ngoài làm việc để đảm bảo nguồn thu ngoại tệ, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng liên quan tới chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa. Dù thông tin chính xác về số người Triều Tiên ra nước ngoài làm việc không được công bố, nhưng trong số này nhiều người đã tới Nga và Trung Quốc để làm việc.
Cho tới nay, dịch Covid-19 đã khiến hơn 770.400 người mắc bệnh và hơn 37.000 người tử vong trên toàn thế giới. Song Triều Tiên vẫn chưa lên tiếng xác nhận về việc quốc gia này có ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã cho thi hành nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh như đóng cửa biên giới và tiến hành cách ly người nước ngoài.
Minh Thu
Mỹ đề cập tới khả năng đàm phán hạt nhân với Triều Tiên
Đặc phái viên về Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Alex Wong cho biết nếu Triều Tiên "sẵn sàng thiết lập các cuộc đàm phán cần thiết" thì Mỹ cũng sẽ sẵn sàng.
Đặc phái viên về Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Alex Wong. (Nguồn: Yonhap)
Mỹ sẵn sàng tiếp tục đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa với Triều Tiên nều Bình Nhưỡng có hành động tương tự. Đây là lời khẳng định được Đặc phái viên về Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Alex Wong đưa ra trong ngày 26/2.
Phát biểu trong một buổi thảo luận tại Viện Hudson, ông Alex Wong nói: "Khi họ sẵn sàng thiết lập các cuộc đàm phán cần thiết, khi mà họ sẵn sàng nắm lấy những cơ hội có ở phía trước, nhóm đàm phán của chúng tôi sẵn sàng. Đó không chỉ là cuộc gặp cấp lãnh đạo. Nhóm đàm phán của hai nước cũng phải gặp mặt. Chúng tôi cần phải nỗ lực và làm việc chi tiết để xây dựng một lộ trình cân bằng, phù hợp với lợi ích của cả Mỹ và Triều Tiên."
Cũng theo quan chức Alex Wong, Mỹ sẽ hướng đến duy trì các chính sách trừng phạt trừ khi Triều Tiên cho thấy nước này thực hiện các cam kết về phi hạt nhân hóa.
Ông này khẳng định: "Chúng tôi nắm rõ về quá trình phát triển vũ khí của Triều Tiên. Chúng tôi nắm rõ về cách họ phát triển các phương thức để vận chuyển loại vũ khí này trên thế giới. Đó là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục phối hợp với các đối tác để duy trì các lệnh trừng phạt đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua. Đây là cách để Triều Tiên thấy việc phát triên vũ khí hạt nhân sẽ chỉ khiến họ tiếp tục bị cô lập về kinh tế và chính trị."
Hiện đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều Tiên bị ngưng trệ sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội vào tháng 2/2019.
Tháng trước, Triều Tiên đã tuyên bố nước này không còn nghĩa vụ phải tuân thủ các cam kết về ngừng thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, do Mỹ đã không đáp lại thời hạn thay đổi quan điểm đàm phán mà Bình Nhưỡng đưa ra.
Trong khi đó, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Trump sẵn sàng tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh khác với nhà lãnh đạo Triều Tiên song chỉ khi cuộc gặp này mang lại một thỏa thuận.
Theo Anh Hiển (TTXVN/Vietnam )
Bị quốc tế dồn ép vì bắn rơi máy bay, Iran sẽ có bom hạt nhân trong năm nay? Các chuyên gia lo ngại, Iran có thể sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ trong năm nay. Điều này có thể đẩy Trung Đông đến bờ vực chiến tranh. Iran nhiều khả năng có vũ khí hạt nhân trong năm nay? (ảnh: Mirror) Theo tờ CBS News, căng thẳng tại Trung Đông hiện vẫn ở mức cao, sau khi nhiều nước...