Vì sao hơn 16.000 học sinh lớp 9 không thi vào lớp 10 ở TP.HCM?
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay có 83.324 thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập, trong khi số học sinh lớp 9 ở TP.HCM là 99.569, đồng nghĩa hơn 16.000 học sinh lớp 9 không thi vào lớp 10 năm nay.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Lý Thánh Tông, Q.8, TP.HCM đang nộp hồ sơ dự thi tuyển sinh lớp 10 sau khi đã kiểm dò – Ảnh: NHƯ HÙNG
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa gút lại số thí sinh đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022. Theo đó, số thí sinh dự thi vào lớp 10 thường là 75.854 em; lớp 10 chuyên là 6.485 em và lớp 10 tích hợp là 985 em. Tổng cộng là 83.324 học sinh.
Trong khi đó, tổng số học sinh lớp 9 trên địa bàn hiện là 99.569 em. Như vậy, có 16.245 học sinh lớp 9 không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10.
Giải thích về vấn đề trên, ông Lê Hoài Nam – phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – cho biết: “Hơn 16.000 học sinh lớp 9 không đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập là vì các em đã chủ động lựa chọn con đường học tập khác phù hợp với năng lực của bản thân và hoàn cảnh gia đình mình.
Trong đó, hình thức học tập được nhiều học sinh chọn lựa là học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM”.
Ông Nam còn cho biết thêm: “Những năm gần đây, công tác phân luồng học sinh sau THCS ở TP.HCM đã có được những kết quả khả quan khi nhiều học sinh chủ động chọn lựa học nghề chứ không thi vào lớp 10 công lập. Trước đây, nhiều người có suy nghĩ rằng chỉ những học sinh học yếu mới chọn học nghề. Tuy nhiên, trên thực tế có học sinh học khá, có thể đậu vào lớp 10 công lập nhưng vẫn chọn học nghề”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nam, hiện tại các trường nghề trên địa bàn TP đã cải tiến rất nhiều, từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho đến bổ sung cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực hành của học viên nghề. Đó là chưa kể ưu đãi đối với học sinh mới tốt nghiệp THCS mà đăng ký học trường nghề sẽ được miễn học phí 100%.
Được biết, năm học 2021-2022, 114 trường THPT công lập của thành phố sẽ tuyển 67.989 học sinh (tính cả chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chuyên và lớp 10 tích hợp), tăng 301 chỉ tiêu so với năm trước.
Như vậy, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ có 15.335 học sinh rớt khỏi kỳ thi – “dễ thở” hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu là hơn 30.000 học sinh rớt khỏi kỳ thi.
Lời nhắn từ học sinh thi vào lớp 10: "Hãy để chúng con ổn định tâm lý"
Việc phụ huynh tranh cãi, kiến nghị bỏ môn Lịch sử trong kỳ thi vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm 2021 tại Hà Nội đã tác động không nhỏ đến tâm lý của học sinh. Nhiều em đã trực tiếp lên tiếng, mong muốn giữ ổn định kỳ thi để các em yên tâm học tập, ôn luyện.
Học sinh mong muốn giữ ổn định kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội. Ảnh: Thùy Trang
Học sinh không muốn bỏ môn thi thứ 4
Theo dõi thông tin về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội, nhiều học sinh bày tỏ sự lo lắng và không thể tập trung ôn thi. Lý do là có nhiều ý kiến tranh luận về việc bỏ môn thi thứ 4 - môn Lịch sử trong giai đoạn nước rút hiện nay. Vì vậy, nhiều em mong muốn giữ ổn định kỳ thi để thuận lợi, yên tâm học tập, ôn luyện.
Dù không đến trường do dịch bệnh COVID-19, nhưng Nguyễn Đăng - học sinh lớp 9 Trường THCS Phú Cường (Hà Đông) vẫn ngày đêm miệt mài ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp đến.
Đăng cho biết, chưa đầy 1 tháng nữa là kỳ thi diễn ra - thời gian này học sinh ai cũng áp lực và mang nhiều lo lắng. Việc tranh cãi về thi hay bỏ môn thứ 4 càng khiến các em cảm thấy hoang mang.
"Hiện tại, việc ôn luyện của em đã khá ổn, em phân chia thời gian ôn tập rõ ràng: Sáng em học môn Toán và tiếng Anh, chiều em học Văn và Sử, vì vậy không nặng nề lắm. Hơn nữa, với môn Sử, chúng em đã đầu tư công sức, dành thời gian ôn ngay từ lúc công khai môn thi thứ 4. Vì vậy, bỏ thì thật phí công sức ôn luyện của chúng em" - Đăng cho biết.
Thừa nhận việc ôn luyện bằng hình thức trực tuyến có đau lưng, đau mắt, không được giao tiếp với các bạn và thầy cô nhưng đã học được 2 năm nên Lê Nguyễn Thu Uyên - học sinh lớp 9 Trường THCS Phú La (Hà Đông) đã cảm thấy quen. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, chỉ cần giữ ổn định phương án thi.
Đặc biệt, Thu Uyên cho biết, môn thi thứ 4 - môn Lịch sử chính là môn "cứu cánh" của nhiều bạn học sinh, trong đó có em.
"Như điểm thi thử của em lần mới đây, điểm 3 môn Toán, Văn, Anh của em chỉ được 39 điểm, nếu em đăng ký trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) điểm đầu vào là 40 điểm 3 môn thì em sẽ trượt nguyện vọng 1. Nhưng, nếu cộng thêm môn thứ 4 - Lịch sử là 7 điểm thì tổng điểm của em là 46 điểm mà đầu vào của trường là 45,25 điểm 4 môn thì em đã đỗ nguyện vọng 1. Vì vậy, em thấy môn thứ 4 có thể kéo điểm của cả 3 môn còn lại" - Thu Uyên phân tích.
Nhiều học sinh khác cũng cho rằng, thời điểm này ai cũng áp lực, càng đăng ký trường top đầu càng áp lực. Nhưng học sinh đã bỏ nhiều công sức, tiền của để ôn luyện môn Lịch sử nên bỏ thì đáng tiếc. Điều các em mong muốn lúc này là việc thi cử ít bị xáo trộn.
"Hãy để chúng con ổn định tâm lý, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Chúng con chỉ mong đề thi nhẹ nhàng, không lùi lịch thi và kỳ thi diễn ra suôn sẻ" - Hương Giang - học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh (Đan Phượng) mong mỏi.
Lý do phụ huynh nêu ra rất phiến diện
Là học sinh đã từng tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020, trong đó môn thi thứ 4 là Lịch sử, Nguyễn Khánh Linh, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên) cho biết, với kinh nghiệm ôn luyện của mình thì đây là bộ môn khá nhẹ nhàng, bởi học sinh chỉ cần kiên trì và chăm chỉ là đạt điểm cao.
"3 môn Toán, Văn, Anh muốn đạt điểm cao, bên cạnh việc chăm chỉ phải có nền tảng và tố chất. Vì vậy, việc xuất hiện của môn thứ tư chính là sự "cứu cánh" cho các bạn ấy, là cơ hội để các bạn đạt điểm cao, kéo điểm thi của các bạn ấy lên. Vậy sao lại tước đi cơ hội đạt điểm cao của các bạn?" - Khánh Linh nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm này, Thu Trà, học sinh lớp 9 trường THCS Lý Thường Kiệt (Đống Đa) cho biết, thời điểm chuyển sang học online cũng là thời gian các trường tổ chức xong kỳ thi cuối kỳ II cho học sinh khối 9. Vì vậy, việc học online chỉ là hình thức củng cố, luyện tập để ôn thi cho các em.
"Thời gian này đòi hỏi em và các bạn phải chăm chỉ, cần cù và kiên trì. Vì cơ hội của mọi người là ngang nhau, nếu không nỗ lực sẽ bị tụt lại phía sau. Em chỉ mong dịch bệnh ổn định để chúng em thi tốt" - Thu Trà bày tỏ.
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã điều chỉnh thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, thời gian thi vào lớp 10 năm học 2021-2022 diễn ra từ ngày 10 đến 14.6.2021.
Hôm nay, học sinh Hà Nội bắt đầu nộp phiếu dự thi vào lớp 10 Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội, từ hôm nay, 12/5, học sinh lớp 9 trên địa bàn Thủ đô phải nộp Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022. Ảnh minh họa Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, để dự tuyển vào trường THPT công lập điều kiện là học sinh (HS) hoặc bố, mẹ...