Vì sao học sinh Vietschool tư duy tiếng Anh như người bản xứ?
Bộ giáo trình Wonders của NXB giáo dục top 3 thế giới McGraw-Hill kết hợp với phương pháp giảng dạy cá nhân hóa và môi trường học chuẩn Quốc tế là yếu tố tiên quyết tạo nên sự khác biệt của học sinh nơi đây.
Cũng theo đại diện trường, học sinh Vietschool có khả năng sử dụng tiếng Anh toàn diện, làm chủ ngôn ngữ chứ không chỉ dừng ở việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh đơn thuần. Các em hoàn thiện đồng đều 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, đặc biệt phát triển mạnh về văn phong và cách giao tiếp của người bản xứ. Bên cạnh đó, học sinh Vietschool còn sử dụng tiếng Anh để nghiên cứu và học các môn khác như Toán, Khoa học… mà không gặp bất kỳ một rào cản nào.
Học sinh Vietschool học tiếng Anh theo giáo trình Wonders của NXB McGraw-Hill
Phát âm theo đôi tai chứ không phải bằng mắt
Tất cả những điều mà học sinh Vietschool làm khi học phát âm đó là “nghe, nghe và tiếp tục nghe”. Các em nói tiếng Anh theo thói quen và theo đôi tai nhiều hơn so với mặt chữ.
Khi gặp một từ mới hoàn toàn, học sinh vẫn có thể phát âm một cách chuẩn xác. Bởi các em tập đọc và làm quen với chữ cái giống như cách học của trẻ em bản ngữ. Nghĩa là khớp những âm thanh đã biết với mặt chữ chưa biết để học đọc thay vì biết mặt chữ trước khi biết cách phát âm.
Bên cạnh đó, học sinh Vietschool còn có khả năng đọc hiểu tốc độ với 160-200 từ/phút. Việc cải thiện tốc độ đọc cho học sinh là điều mà nhà trường rất chú trọng, không phải vì mục đích điểm số mà để học sinh có thể nghe hiểu hiệu quả và hòa nhập với cuộc sống tại một đất nước nói tiếng Anh.
Tiếp thu từ vựng trong hoàn cảnh cụ thể
Học sinh Vietschool sở hữu khả năng dùng từ chính xác với hoàn cảnh, những lỗi dùng từ ngây ngô như “I cut my hair” tuyệt đối không có trong từ điển của các em. Điều này bắt nguồn từ cách học từ vựng theo giáo trình Wonders mà Vietschool đang áp dụng.
Theo đó, học sinh học từ vựng theo ngữ cảnh, nghĩa là học cách sử dụng từ đó trong một câu hoặc một bối cảnh nhất định. Chính bối cảnh xuất hiện của câu có chứa từ vựng này sẽ giúp các em tiếp thu từ vựng mới theo cách tự nhiên nhất và biết cách sử dụng chính xác từ đó tùy theo hoàn cảnh nói khác nhau.
Video đang HOT
Giáo trình Wonders tích hợp video, hình ảnh trực quan giúp học sinh học ngôn ngữ hiệu quả nhất
Luyện kỹ năng phản xạ, xử lý tình huống linh hoạt khi giao tiếp
Học sinh Vietschool giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, hàng tuần và liên tục với giáo viên bản xứ và các bạn trong lớp. Các em thoải mái trò chuyện, trao đổi và chia sẻ những câu chuyện thú vị của mình. Đó là cách mà Vietschool tạo ra môi trường giao tiếp đời sống và đang đạt được hiệu quả rất tốt trong việc rèn luyện kỹ năng phản xạ, xử lý tình huống linh hoạt cho học sinh.
Bên cạnh đó, học sinh Vietschool còn được tham gia các hoạt động luyện tập nghe và nói thường xuyên như học tập theo tình huống, đặt câu hỏi và học tập theo dự án… để cải thiện vốn từ và khả năng giao tiếp của mình.
Học lối nói đặc thù của người bản ngữ
Thực tế, có nhiều cụm từ khá phổ biến trong lối nói của người bản ngữ nhưng lại rất lạ lẫm với người Việt chúng ta. Tuy nhiên, với phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại Vietschool giúp học sinh biết cách sử dụng từ ngữ thích hợp để có thể tạo ra câu văn truyền tải suy nghĩ của mình một cách tốt nhất, bao gồm cách nói lóng, chơi chữ, các thủ pháp ẩn dụ, biểu tượng hóa, nhân cách hóa… của người bản ngữ.
Đọc hiểu văn bản phức tạp
Học sinh Vietschool được rèn luyện cách đọc hiểu văn bản phức tạp, tác phẩm văn học thú vị và văn bản thông tin. Đây không chỉ là cách để các em luyện tập tiếng Anh mà còn trau dồi thêm kiến thức về văn học, xã hội.
Học sinh đọc hiểu văn bản phức tạp dựa trên từ vựng, kết nối ý tưởng, tính năng văn bản và cấu trúc văn bản. Khi không biết một từ, các em biết cách tìm kiếm manh mối ở bối cảnh câu. Để hiểu rõ hơn về nội dung văn bản, các em kết nối các ý tưởng từ một phần của văn bản với một phần khác hoặc căn cứ vào hình ảnh, bản đồ, sơ đồ có trong văn bản.
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại Vietschool tạo cho học sinh tâm lý học thoải mái, tự chủ
Luyện viết bài luận dưới nhiều khía cạnh và quan điểm
Học sinh Vietschool được làm quen với cách viết những bài luận nhỏ thông qua các chủ đề gần gũi với cuộc sống xung quanh trước khi đạt được những yêu cầu cao hơn về bài luận ở các lớp học kế tiếp. Bài luận của các em cho thấy sự sâu sắc và bộc lộ nhiều khía cạnh quan điểm khác nhau dựa trên các thông tin và bằng chứng thực tiễn.
Có thể thấy, phương pháp giảng dạy tiếng Anh với giáo trình Wonders tại Vietschool tạo cho học sinh tâm lý học thoải mái, tự chủ trong việc học và học mọi lúc mọi nơi bằng nhiều kênh hoặc nhiều cách thức khác nhau. Bên cạnh việc đầu tư bài bản về chương trình học tiếng Anh chuẩn Quốc tế, Vietschool cũng chú trọng vào tạo dựng môi trường tiếng Anh ngoài lớp học với giáo viên bản ngữ để phát triển tư duy ngôn ngữ và tạo nên phong thái nói chuyện tự tin như người bản ngữ cho học sinh.
Sở hữu nền tảng tiếng Anh vững chắc sẽ tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh học tập, làm việc và phát triển trong môi trường quốc tế. Đây cũng chính là sứ mệnh và mục tiêu của Vietschool – đào tạo những công dân toàn cầu – đủ tri thức, phẩm chất và kĩ năng cần thiết để sẵn sàng hòa nhập và thích nghi với một thế giới đang không ngừng thay đổi.
6 điều cần lưu ý khi dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non
Với nhu cầu sử dụng tiếng Anh như hiện nay nên các bậc phụ huynh thường cho con em tiếp cận ngoại ngữ khi còn rất sớm từ độ tuổi mầm non.
Trẻ học giao tiếp thông qua trò chơi ghép đôi - Ảnh: Quỳnh Anh
Các phương pháp dạy tiếng Anh như Kinesthetic, GrapeSEED,... đã được áp dụng nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non thì cần lưu ý 6 điều cơ bản sau:
1. Tạo sự hứng thú, kích thích sự tò mò của trẻ
Từ 4 đến 12 tuổi là thời điểm thích hợp cho trẻ học tiếng Anh bởi đây là lúc tư duy cũng như các nhóm cơ đang trong quá trình phát triển. Khi chúng ta tổ chức các hoạt động nhằm kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu của trẻ sẽ giúp trẻ có khả năng tốt trong việc nắm bắt các khái niệm mới. Từ đó giúp phát triển tiềm năng của trẻ trong việc học tập đặc biệt là học ngoại ngữ. Thông qua các hoạt động trên lớp, trẻ có cơ hội tìm hiểu về các đồ chơi hay vật dụng của mình và tự trả lời cho câu hỏi " Đó là gì?". Điều này giúp trẻ thêm lòng tự tin và nâng cao hiểu biết về mọi thứ xung quanh.
2. Sử dụng bài hát tiếng Anh để trẻ cảm âm nhiều hơn
Ở giai đoạn khi trẻ vừa tập nói thì những tiếng trẻ phát ra đều là sự bắt chước theo âm của bố, mẹ. Vậy nên đa phần các bạn nhỏ biết nói trước khi biết đọc. Đặc biệt, trong quá trình học tiếng Anh, việc bắt chước và lặp lại những âm trong các bài hát, các trò chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ từ vựng tốt hơn, phát âm chuẩn hơn. Những bài hát có giai điệu vui nhộn, gần gũi sẽ thu hút trẻ vì thế chúng ta cần khai thác yếu tố thiếu nhi của các bài hát một cách phù hợp trong các tiết dạy cho trẻ mầm non.
3. Tạo không khí thi đua trong lớp học
Trong việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non, sử dụng các trò chơi là một biện pháp vô cùng hiệu quả và hữu ích để tạo không khí thi đua học tập. Đồng thời lôi cuốn học sinh vào bài học, từ đó góp phần cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức, sự phản xạ nhanh nhạy và rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ cho trẻ. Khi có sự thi đua, các bạn nhỏ sẽ tích cực hơn trong các hoạt động của lớp. Các trò chơi như Slap blackboard, Lucky number, Bingo,.. sẽ giúp trẻ luyện đọc, củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và có thể nhận diện mặt chữ.
4. Tư duy " Nghĩ tiếng Anh - Nói tiếng Anh"
Flashcards tiếng Anh cho trẻ em là loại thẻ mang thông tin kiến thức (từ, số hoặc cả từ và số) giúp bé ghi nhớ từ ngữ tốt hơn - Ảnh: Quỳnh Anh
Từ trước đến nay chúng ta đã quen với lối học truyền thống là tư duy bằng tiếng mẹ đẻ rồi dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh. Phương pháp này đòi hỏi trẻ phải có sự hiểu biết nhất định về tiếng mẹ đẻ thì mới có thể hiểu được câu. Tuy nhiên với trẻ mầm non thì việc cho bé học trong môi trường tiếng Anh sớm sẽ giúp bé tiếp nhận vốn từ một cách tự nhiên. Việc tư duy bằng Tiếng Anh sẽ kích thích việc sử dụng vốn từ của trẻ, biến các vốn từ thụ động thành các vốn từ chủ động. Trẻ sẽ tăng cường khả năng tư duy, thoả sức sáng tạo và diễn tả suy nghĩ riêng của mình trực tiếp bằng tiếng Anh. Đây chính là hiệu quả của nguyên lí Tiếp nhận Ngôn ngữ Tự nhiên.
5. Sử dụng giáo cụ dạy học trực quan, sinh động
Với trẻ mầm non, các bé chủ yếu nhận diện mọi thứ xung quanh qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Vì thế, khi dạy trẻ học tiếng Anh chúng ta cần hạn chế sử dụng ngôn ngữ buộc bé phải nhớ mặt chữ. Thay vào đó hãy sử dụng hình ảnh nhiều hơn để trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ thông qua flashcard, thiết bị trình chiếu,...Sử dụng giáo cụ dạy học càng trực quan, sinh động, nhiều màu sắc trẻ sẽ càng thích thú và tiếp nhận tiếng Anh một cách chủ động.
6. Thiết kế giờ dạy liên quan đến vận động trong lớp học
Điều tối kị trong lớp học là trẻ tiếp nhận tri thức một cách thụ động, không có sự tương tác giữa thầy và trò. Thiết kế giờ dạy liên quan đến vận động sẽ tránh được tình trạng trẻ chán học do ngồi yên quá nhiều. Chúng ta nên lồng ghép nội dung bài học qua các trò chơi, hoạt động múa hát, vẽ tranh, tô màu. Vừa học vừa chơi sẽ không tạo ra áp lực học tập cho trẻ mà còn giúp trẻ học tiếng Anh một cách hiệu quả hơn.
Trên đây là 6 lưu ý cơ bản dành cho phụ huynh, giáo viên trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non. Để đạt được hiệu quả như mong đợi thì chúng ta cần phải cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh càng sớm càng tốt bằng những phương pháp phù hợp.
Hàng nghìn giáo viên lo 'gặp khó' trước yêu cầu thi IELTS Có nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh nhưng một số giáo viên tại Hà Nội vẫn cảm thấy hoang mang trước yêu cầu phải tham gia một cuộc khảo sát đánh giá năng lực theo chuẩn quốc tế. Mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản gửi hiệu trưởng các trường trung học phổ thông về việc rà soát, đánh giá trình...