Vì sao được hỗ trợ nhiều, nhưng học sinh vẫn thờ ơ với ngành sư phạm?

Theo dõi VGT trên

Nhiều phụ huynh luôn mong muốn con được học với giáo viên giỏi nhưng lại có ít học sinh lựa chọn ngành sư phạm.

Chính phủ mới đây ban hành Nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiề.n đóng học phí, chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm. Theo đó, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiề.n đóng học phí và 3,63 triệu đồng/tháng. Đây được xem là giải pháp thu hút học sinh lựa chọn ngành sư phạm, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo khối ngành này.

Tuy nhiên các chuyên gia đán.h giá, ngành sư phạm hiện vẫn còn kém hấp dẫn với học sinh, và ngay cả khi ngành giáo dục thiếu giáo viên thì học sinh vẫn quay lưng với sư phạm. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2019-2020, toàn quốc thiếu 71.941 giáo viên mầm non, phổ thông. Trong đó giáo dục mầm non thiếu 45.242, tiểu học thiếu 12.450, trung học cơ sở thiếu 4.486, trung học phổ thông thiếu 9.763 giáo viên.

Chuyên gia và các giáo viên chỉ rõ 2 lý do chính dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất, mức lương, chế độ đãi ngộ của giáo viên thấp so với nhiều ngành nghề khác, trong khi áp lực trong công việc lại nhiều. Thứ hai, việc đào tạo ồ ạt ngành sư phạm trong nhiều năm, sự phân bổ chỉ tiêu không đều giữa các địa phương khiến một bộ phận lớn sinh viên ra trường không có việc làm.

Vì sao được hỗ trợ nhiều, nhưng học sinh vẫn thờ ơ với ngành sư phạm? - Hình 1

Lương giáo viên hiện nay còn thấp. (Ảnh minh họa)

Theo giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, để ngành sư phạm thu hút học sinh, nhà nước phải tập trung nâng cao đời sống, mức lương cho giáo viên. Một số quốc gia hoặc ngay như Thái Lan, lương giáo viên có thể nuôi sống được gia đình 4 người.

Người làm nghề dạy học ở nước bạn thu nhập tốt, có tài sản tích lũy. Từ đó họ mới yên tâm làm chuyên môn. Nhưng giáo viên Việt Nam thì chưa có điều kiện được như vậy. Vì thế, nhiều thầy cô bên cạnh công việc chuyên môn còn phải làm thêm kiế.m tiề.n, chất lượng giảng dạy vì thế sẽ không đảm bảo.

Giáo sư Dong nói, điểm mấu chốt khiến cho ngành sư phạm hiện nay không thu hút được học sinh là do chế độ lương, thưởng của giáo viên còn quá thấp. Dù nhà nước có nhiều chính sách quan tâm đến thầy cô nhưng thực tế là có người không thể sống được bằng nghề.

Việc thừa thiếu giáo viên ở các địa phương là do cơ chế chồng chéo tuyển dụng, quản lý giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong khi sử dụng giáo viên và quản lý giáo viên là Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tuyển dụng, tính toán chỉ tiêu lại là Bộ Nội Vụ. Đồng nghĩa với việc được sử dụng nhưng lại không có quyền tuyển dụng và ngược lại.

Cách tính biên chế giáo viên hiện theo công thức tỷ lệ số học sinh tương ứng với số giáo viên. Chẳng hạn 500 học sinh thì tương ứng với 10 giáo viên. Thực tế sẽ có những môn thừa giáo viên, môn thiếu giáo viên. Nếu theo cách tính này thì theo thầy Dong, giáo viên thừa cứ thừa mà thiếu cứ thiếu.

Vì sao được hỗ trợ nhiều, nhưng học sinh vẫn thờ ơ với ngành sư phạm? - Hình 2

Nhiều thầy cô phải làm thêm công việc bên ngoài vì đồng lương chính quá thấp. (Ảnh: V.N)

“Tôi nghĩ việc tuyển dụng biên chế giáo viên nên giao lại cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra chúng ta nên sử dụng cơ chế đặt hàng. Hàng năm, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục sẽ tính toán nhu cầu giáo viên của từng môn học. Sau đó đặt hàng về các trường sư phạm địa phương. Như vậy sẽ không lo bị đào tạo thừa mà chất lượng đào tạo cũng được nâng cao”, giáo sư Dong đề xuất.

Video đang HOT

PGS.Trần Xuân Nhĩ cũng ủng hộ việc tăng lương cho giáo viên. Bởi nếu làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì thời gian của nhà giáo chỉ làm tốt công tác giáo dục.

Mặc dù cống hiến và làm việc nhiều nhưng mức lương khởi điểm của một giáo viên mầm non, tiểu học khi mới ra trường chỉ 3-4 triệu đồng/tháng. “Mức lương ấy làm sao mà sống nổi. Vì vậy giáo viên phải làm thêm, chân trong, chân ngoài dẫn đến lơ là công tác chuyên môn. T ôi nghĩ hệ số lương của đội ngũ giáo viên cũng phải bằng hệ số lương của công an, quân đội” – PGS Trần Xuân Nhĩ nói.

Cô giáo Phạm Thị Hằng, giáo viên huyện Ba Vì (Hà Nội), công tác 21 năm trong ngành giáo dục khi lương được 160.000 đồng, và đến giờ mức lương là 1.390.000 đồng. Đây là mức lương của những giáo viên hợp đồng ở Hà Nội.

Con gái cô Hằng cũng rất thích ngành sư phạm, nhưng đến năm thi đại học, cô bé chọn đi xuất khẩu lao động. Cô Hằng lý giải, do con gái nhìn cảnh mẹ làm vất vả lương lại quá thấp nên quyết định từ bỏ ước mơ từ bé. “Con gái nói, con đi làm thêm một tháng cũng được 5 triệu đồng”, cô Hằng nói.

Hỗ trợ tiề.n cho sinh viên sư phạm rất quý nhưng chưa phải giải pháp tối ưu

Quy định mới về việc hỗ trợ tiề.n sinh hoạt và miễn học phí cho sinh viên sư phạm chưa phải là giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng đầu vào.

Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiề.n đóng học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm vừa được Chính phủ ban hành ngày 25/9 được kỳ vọng sẽ thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.

Nghị định này quy định: Sinh viên sư phạm sẽ được được hỗ trợ tiề.n đóng học phí, bên cạnh đó còn được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả sinh hoạt phí trong thời gian học tập tại trường.

Khi học sinh giỏi quay lưng với ngành sư phạm

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Trần Mộng Lai, Tổ trưởng Tổ Sinh Thể Công nghệ Quốc phòng, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết: Nhiều năm nay, học sinh giỏi không lựa chọn ngành sư phạm, có ngành sư phạm ở trường một số nơi phải dừng tào tạo vì không thể tuyển sinh.

Thầy Lai chia sẻ: "Có một nghịch lý đáng buồn là các phụ huynh đều mong muốn con mình được học với giáo viên giỏi, thế nhưng có rất ít học sinh giỏi lựa chọn theo nghề giáo. Điều này thực sự rất đáng lo".

Thầy Lai cho biết, học trò cũ của mình đang học tại một trường đại học đã chia sẻ sự thật đáng buồn của ngành sư phạm: Số lượng sinh viên theo học ngành sư phạm Sinh học của trường này trong 1 khóa chỉ có 6 sinh viên. Thế nhưng, ba khóa tiếp theo, việc đào tạo ngành này đành phải dừng lại vì không thể tuyển sinh.

Hỗ trợ tiề.n cho sinh viên sư phạm rất quý nhưng chưa phải giải pháp tối ưu - Hình 1

Thầy Trần Mộng Lai (bên phải) khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên ngành sư phạm (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Theo thầy Lai, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc học sinh quay lưng với ngành sư phạm chính là vấn đề việc làm sau khi ra trường.

Thầy giáo trăn trở: "Nhiều em đam mê ngành sư phạm lắm, thậm chí là nuôi ước mơ từ nhỏ nhưng vẫn không thể chọn vì lo sợ không có việc làm.

Một học sinh cũ của tôi học lớp Chất lượng cao ngành Sư phạm Sinh học tại Đại học Sư phạm Hà Nội kể rằng, tổng số lớp có 15 sinh viên thì chỉ có 7 sinh viên ra trường trở thành thầy cô giáo, còn lại 8 em phải lựa chọn con đường khác khi không tìm được cơ hội cho mình".

Ở góc độ là người sắp lựa chọn ngành học vào năm sau, em Hồ Thị Hiền Thảo, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết: bản thân dự định sẽ theo học ngành Sư phạm Tiếng Anh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Theo chia sẻ của Hiền Thảo, bố mẹ em đều là giáo viên nhưng ban đầu không định hướng con gái theo học ngành sư phạm, riêng bản thân em cũng không có ý định theo nghề giáo viên.

Cho đến khi Hiền Thảo đạt kết quả 8.0 IELTS thì bố mẹ mới định hướng con gái học ngành sư phạm.

Hiền Thảo cho biết: "Trước đây, bố mẹ không muốn em học sư phạm vì cơ hội nghề nghiệp thấp, đồng lương chưa tương xứng so với sự vất vả của nghề.

Sau này, khi em thi IELTS đạt kết quả cao, bố mẹ muốn em học sư phạm để sau này dạy học ở Trung tâm".

Mục tiêu theo học ngành sư phạm của Hiền Thảo không phải là sau này làm việc tại các trường mà là dạy IELTS tại các Trung tâm Tiếng Anh.

Hiền Thảo khẳng định: "Học sư phạm tiếng Anh vẫn có cơ hội việc làm rộng mở, nếu sở trường, thế mạnh với môn học khác, em sẽ không chọn thi ngành sư phạm".

Hỗ trợ tiề.n cho sinh viên sư phạm rất quý nhưng chưa phải giải pháp tối ưu - Hình 2

Thầy Hồ Văn Nhật Trường (bên trái) chia sẻ, sinh viên sư phạm cần học tập và tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân và đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục hiện nay. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Cần mở rộng đầu ra, đảm bảo sinh viên sư phạm có việc làm

Có thể thấy rằng, mối quan tâm lớn nhất của các học sinh khi chọn ngành sư phạm chính là vấn đề việc làm.

Hà Huy Công, sinh viên năm nhất Trường Đại học sư phạm Hà Nội chia sẻ quyết định chọn nghề giáo xuất phát từ đam mê, vì tình yêu với nghề dạy học. Là học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học, Công được tuyển thẳng vào trường.

Tuy nhiên, với quyết định học ngành sư phạm, Hà Huy Công gửi lá đơn đến Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An trình bày nguyện vọng sau khi ra trường được về công tác tại tỉnh nhà.

Nói về quy định mới sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiề.n sinh hoạt, Hà Huy Công khẳng định: "Quy định này có thể là yếu tố làm tăng sức hút cho ngành Sư phạm, từ đó tăng tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng đầu vào.

Riêng bản thân em theo đuổi nghề vì đam mê nên em quan tâm nhất là vấn đề sau này mình có cơ hội để được sống với nghề, cống hiến đam mê đó hay không".

Chia sẻ về chính sách trên, thầy Trần Mộng Lai khẳng định: "Chính sách hỗ trợ tiề.n sinh hoạt cho sinh viên sư phạm có thể thu hút nhiều học sinh đến với nghề, nâng cao chất lượng đầu vào. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tối ưu, không thể giải quyết triệt để bài toán chất lượng đào tạo sư phạm hiện nay".

Theo thầy Lai, song song với việc nâng cao chất lượng đầu vào phải giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên ngành Sư phạm, phải đảm bảo cho các em được công tác tại các cơ sở giáo dục sau khi ra trường.

Mặc dù được hỗ trợ về tài chính nhưng bài toán việc làm vẫn chưa được giải quyết thì chắc chắn vẫn còn nhiều học sinh giỏi băn khoăn trước khi bước vào cánh cổng trường sư phạm. Thậm chí nhiều học sinh giỏi chọn ngành sư phạm nhưng liệu rằng sau này cơ hội nghề nghiệp có thực sự đến với các em không.

"Ngoài việc tạo sức hút đầu vào còn cần mở rộng đầu ra cho ngành sư phạm. Cần vạch ra lộ trình cụ thể, từ việc công bố chỉ tiêu, tổ chức thi tuyển viên chức. Quan trọng hơn, khi đã thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm, phải có chính sách đảm bảo để các em có việc làm, được cống hiến, xây dựng, phát triển nền giáo dục", thầy Trần Mộng Lai chia sẻ.

Thầy Hồ Văn Nhật Trường, thủ khoa khoa sinh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là giáo viên của Trường Trung học Thực hành - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhận định:

"Quy định mới hỗ trợ tiề.n sinh hoạt cho sinh viên sư phạm có những quy định ràng buộc kèm theo rất hợp lý, các bạn phải ký đơn là hoạt động trong ngành giáo dục từ 2 - 5 năm, nếu sau khi ra trường bạn không cống hiến cho nghề thì các bạn sẽ gửi lại mức học phí cho nhà nước là công bằng".

Tuy nhiên, thầy Trường cũng trăn trở trước câu chuyện đầu ra của ngành sư phạm.

Theo chia sẻ của thầy Trường, cơ hội nghề nghiệp với ngành sư phạm đang rất rộng mở, các bạn có thể công tác tại các trường công lập, trường tư thục, trường Quốc tế hay các cơ sở giáo dục tư nhân,...

Tuy nhiên, sinh viên ngành sư phạm trong quá trình học tập các bạn tự tìm cơ hội và khẳng định bản thân nhiều hơn để đáp ứng những yêu cầu của ngành hiện nay.

Thầy Hồ Văn Nhật Trường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học để đảm bảo chất lượng đầu ra, đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng của các trường phổ thông.

Bên cạnh đó, thầy Trường cũng cho biết, muốn thu hút đầu vào cho ngành sư phạm cần phải đảm bảo sự quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên. Ngoài ra, khi giáo viên có mức sống ổn định thì họ sẽ toàn tâm toàn ý đầu tư, cống hiến cho giáo dục, đưa nền giáo dục phát triển đi lên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một mỹ nhân thừa nhận phải l.y hô.n vì quá nhiều người theo đuổi, có nhiều mối tình song 74 tuổ.i vẫn cô đơn
06:30:10 03/10/2024
"Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh kể bị một đàn chị chử.i thẳng mặt và đòi "tác động vật lý"
06:25:08 03/10/2024
DJ Wukong mất điểm khi mang chuyện hẹn hò cá nhân đi kể công khai
06:37:56 03/10/2024
Vụ 3 sao Vbiz bị gọi tên vào phốt căng: Minh Dự và 1 nhân vật lên tiếng, chồng Phương Lan có động thái lạ
10:18:38 03/10/2024
Minh Dự nhờ pháp luật can thiệp sau khi bị "réo" tên vào loạt ồn ào
08:28:11 03/10/2024
Bỏ phố về trồng cây "mới lạ", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 40 tỷ đồng/năm
10:22:37 03/10/2024
Bức ảnh "mộc" gây xôn xao của mỹ nhân không tuổ.i Phạm Băng Băng
08:23:54 03/10/2024
Cận cảnh căn hộ tập thể 33m2, xuống cấp của "Táo Giao thông" Chí Trung
08:32:35 03/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Anh Tú Atus được săn đón tại Paris Fashion Week

Phong cách sao

13:23:13 03/10/2024
Việc được nhận ra ở kinh đô thời trang, được khán giả gọi tên với tôi là một giấc mơ. Đây là động lực để tôi nỗ lực hơn trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình , anh chia sẻ thêm.

Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định lên tiếng vụ huy động phụ huynh mua sắm cho trường

Netizen

13:15:48 03/10/2024
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm đối với hiệu trưởng các trường để xảy ra tình trạng huy động phụ huynh học sinh đóng góp trái quy định.

Vị chủ tịch "đỉnh" nhất làng bóng đá: U50 vẫn điển trai hơn Ronaldo, sắp mua biệt thự nghìn tỷ nhưng chỉ thích về quê trồng rau

Sao thể thao

13:11:09 03/10/2024
Vị chủ tịch này đang sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu USD, nắm trong tay đội bóng đang sở hữu siêu sao Lionel Messi.

Negav khóa toàn bộ tài khoản mạng xã hội giữa lùm xùm đời tư

Sao việt

13:04:02 03/10/2024
Các tài khoản mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Threads của Negav đã bị khóa giữa lúc nam rapper nhận chỉ trích dữ dội vì lùm xùm đời tư.

Chỉ bằng một câu nói, Negav 'thổi bay' sức hút của Anh trai say hi

Tv show

12:58:24 03/10/2024
Sau phát ngôn vạ miệng của Negav tại concert Anh trai say hi cộng thêm những lùm xùm sau đó, chương trình giảm nhiệt đáng kể.

Có điều gì với diện mạo mới của Hyun Bin mà khiến dân tình phải xuýt xoa thế này?

Sao châu á

12:46:07 03/10/2024
Mới đây, VAST Entertainment - công ty chủ quản của Hyun Bin vừa nhá hàng loạt hình quảng cáo mà nam tài tử vừa thực hiện.

Hồ nước được ví như 'giọt nước mắt cuối cùng của Đại Tây Dương'

Du lịch

12:33:08 03/10/2024
Nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, hồ Sayram được xem là hồ trên núi lớn và cao bậc nhất ở Tân Cương, Trung Quốc.

Tử vi tháng 10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử may mắn đặc biệt, Nhân Mã phấn khích

Trắc nghiệm

12:30:02 03/10/2024
Khám phá tử vi tháng 10/2024 của 12 cung hoàng đạo. Từ sự nghiệp đến tài lộc và tình cảm, mỗi cung hoàng đạo sẽ đối mặt với những thách thức và cơ hội riêng trong tháng này.

Giao thiếu niên lấy cắp tiề.n quyên góp bão lụt cho an ninh cơ sở

Pháp luật

12:22:52 03/10/2024
Ngày 2/10, Công an xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, Nghệ An cho biết, nam thiếu niên N.X.B.K. (14 tuổ.i) đã được công an địa phương giao cho an ninh cơ sở giáo dục, quản lý.

Pháo đài Donbass "nghìn cân treo sợi tóc", tổng thống Ukraine lệnh khẩn

Thế giới

12:16:57 03/10/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình ở tiề.n tuyến rất khó khăn khi Nga liên tục tiến công ở mặt trận miền Đông.

Jennie bị xúc phạm bởi chính người hâm mộ

Nhạc quốc tế

11:59:51 03/10/2024
Cộng đồng fan chân chính của thành viên BLACKPINK kêu gọi công ty cũng như đội ngũ vệ sĩ cần bảo vệ chặt chẽ hơn nữa để không làm tổn hại đến Jennie.