Vì sao dân chuyên gọi nước hoa Dior, Gucci là đồ đại trà?
Nước hoa đến từ các thương hiệu cao cấp như Dior hay Gucci vẫn được xếp vào phân khúc hàng đại trà, khó thể hiện cá tính người dùng.
Đối với các tín đồ làm đẹp, nước hoa đóng vai trò như nét đặc trưng của từng người và giúp định hình phong cách. Tìm kiếm một chai nước hoa phù hợp với mùi hương cơ thể là điều không dễ dàng. Bởi nó còn liên quan đến sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng…
Không chỉ thế, nước hoa còn được phân định thành hai dòng khác nhau là Designer và Niche.
Nước hoa Designer và Niche có sự khác nhau ở giá thành, số lượng sản xuất… Ảnh: @kaiagerber .
Nước hoa Designer là gì?
Nước hoa Designer là loại mỹ phẩm được sản xuất bởi những công ty không chuyên về chế tạo nước hoa. Theo định nghĩa của các chuyên gia, sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Dior, Gucci, Valentino… đều được coi là nước hoa Designer.
Họ sáng tạo dòng nước hoa này với mục đích đồng bộ hóa cho sản phẩm thời trang của thương hiệu. Không chuyên về sản xuất nước hoa nên loại mỹ phẩm này thường là những mùi hương đơn giản. Điều này giúp tiếp cận được đến người dùng và giảm thiểu chi phí.
Video đang HOT
Nước hoa Designer thường đến từ các nhãn hàng thời trang như Chanel, Dior, Gucci… Ảnh: WBWSP.
Ưu điểm của nước hoa Designer chính là mùi hương an toàn, giá thành hợp lý, sản phẩm dễ tìm kiếm và đặc biệt đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, khuyết điểm của nước hoa Designer chính là sản xuất số lượng lớn trong nhà máy công nghiệp. Do đó, mùi hương dễ bị đại trà, khó thể hiện được cá tính riêng của người sử dụng.
Một số hãng cũng ra mắt các bộ sưu tập cao cấp, khẳng định đẳng cấp và có sự tiệm cận với dòng nước hoa Niche, điển hình là Tom Ford.
Niche là dòng sản phẩm thế nào?
Niche là cụm từ chỉ những thương hiệu nước hoa lâu đời, riêng biệt với các mùi hương không được sản xuất đại trà. Mục tiêu dòng sản phẩm này hương tới là chạm đến cảm xúc và tôn vinh sự tinh tế của người dùng. Những nhà sản xuất nước hoa Niche luôn tìm kiếm mùi hương mới, độc đáo và không chạy theo xu hướng.
Hiệp hội nước hoa sử dụng cụm Niche để nói về các sản phẩm được sản xuất quy mô nhỏ, ít xuất hiện trong chuỗi bán lẻ như Clive Christian, Creed, Amouage, Serge Lutens, Diptyque, Byredo, Aftelier, Acqua di Parma, Annick Goutal, Guerlain…
Sản phẩm ra đời đều là tác phẩm nghệ thuật và hướng đến chiều sâu, tính cá nhân của người dùng. Mỗi hãng chọn một triết lý sáng tạo riêng nhằm tạo nên sự khác biệt và ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.
Nước hoa Niche có giá thành đắt đỏ. Ảnh: Pinky Moods.
Một số hãng như Aftelier, Ayala Moriel, JoAnne Bassett hay Florascent sử dụng hương liệu độc quyền, trong đó có rượu. Đa phần nước hoa Niche đều sở hữu công thức bí mật giúp hương thơm lưu giữ lâu hơn nhiều lần so với sản phẩm Designer.
Giá thành của nước hoa Niche không rẻ. Ở thể tích 50 ml, các sản phẩm có giá dao động 150-500 USD, cao hơn so với mức 100-200 USD của dòng nước hoa Designer .
Một số phiên bản đặc biệt như Eau dHadrien của Annick Goutal, Bolt of Lightning của JAR, Joy với Jean Patou, Caron của Poivre… có giá 500-2.000 USD. No 1 Passant Guardant của Clive Christian được định giá 220.000 USD cho 30 ml.
“Sự độc quyền giúp khách hàng khao khát trở lại với nước hoa”, Thierry Wasser – nhà sáng chế nước hoa ở Guerlain – chia sẻ trên Vogue .
2 người nổi tiếng bị kiện vì bán đồ Gucci, Dior giả
Kelly Fitzpatrick và Sabrina Kelly-Krejci đã sử dụng trang cá nhân để quảng cáo, bán các mặt hàng giả mạo.
CNBC đưa tin Amazon đang kiện 2 influencers (tạm dịch: Người có tầm ảnh hưởng) do bán hàng thời trang giả.
Kelly Fitzpatrick và Sabrina Kelly-Krejci đã sử dụng nền tảng này để bán nhiều mặt hàng giả của thương hiệu Gucci, Dior, Chanel sau khi quảng cáo chúng thông qua các tài khoản mạng xã hội của họ.
Đơn kiện được trình lên Tòa án quận phía Tây của Washington (Mỹ), nêu tên 11 cá nhân và doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ và Trung Quốc bị cáo buộc bán sản phẩm giả mạo trên nền tảng này.
2 người bị cáo buộc liên kết với một số người bán bên thứ 3 để quảng cáo, khuyến mại và tạo điều kiện cho việc cung cấp hàng giả. Họ đã đưa ra kế hoạch nhằm trốn tránh hệ thống phát hiện hàng giả của nền tảng trực tuyến.
Fitzpatrick và Kelly-Krejci đăng hình ảnh gốc của món đồ thiết kế cùng ảnh phong cách chung chung trên mạng xã hội. Họ hướng những người theo dõi mua hàng thông qua "liên kết ẩn", đưa họ đến danh sách của Amazon.
Amazon đã đệ đơn kiện 2 người có ảnh hưởng và gần 10 thương gia vì tiếp thị, bán hàng giả như thắt lưng Gucci nhái giống trong hình. Ảnh: CNBC .
Sau khi nhận được đơn đặt hàng cho món đồ thông thường, người bán sẽ gửi sản phẩm giả mạo để thay thế.
Nền tảng mua hàng Mỹ tìm hiểu điều gì đã xảy ra khi người mua đặt hàng một số kiểu dáng và nhận được các bản dupe (bản sao) của nhà thiết kế thay vì mẫu được quảng cáo.
Trên trang web của Fitzpatrick - Stylee and Grace - đã mô tả cách họ ngụy trang sản phẩm để cố gắng vượt qua các công cụ chống hàng giả của công ty Mỹ, đơn kiện cho biết.
CNBC tuyên bố rằng cho đến tuần trước, 2 influencers này vẫn chia sẻ liên kết ẩn tới các sản phẩm nhái trên kênh truyền thông xã hội của họ. Fitzpatrick và Kelly-Krejci từ chối bình luận về vụ kiện.
Công ty đang điều tra thiệt hại không xác định từ Fitzpatrick và Kelly-Krejci cũng như lệnh cấm họ bán hàng hoặc quảng cáo bất kỳ sản phẩm nào trên nền tảng này.
Sản phẩm giả có thể gây hại đặc biệt cho các thương hiệu vì chúng làm giảm năng suất kinh doanh và buộc doanh nghiệp vốn có lợi nhuận thấp phải hạ giá thêm để cạnh tranh.
Visual đỉnh cao chuẩn 'hoa hậu Hàn Quốc' của Ji Soo khi quảng cáo son Mỗi lần Dior và Ji Soo tung ảnh quảng bá mới, dung mạo và thần thái của mỹ nhân Black Pink lại gây sốt. Sau thời gian khá "im hơi lặng tiếng" trong các chiến dịch quảng bá của Dior, Ji Soo trở lại với bộ hình long lanh trên tạp chí Harpers BAZAAR Hàn. Nhân dịp cửa hàng mỹ phẩm Pop-up Store...