Vì sao con ăn nhiều rau xanh vẫn táo bón?
Với bé bị táo bón, mẹ quan tâm đến chất xơ chưa đủ, phải quan tâm đến tinh bột, lượng chất béo, đặc biệt là chất đạm cơ thể tiếp nhận thế nào.
Ảnh minh họa
Hỏi: Con tôi 3 tuổi, ăn rất nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón. Đi khám bác sỹ thường kê chất xơ, nhưng cứ ngừng uống lại bị táo bón, tôi cần làm gì?
Nguyễn Mẫn Nhi (Hà Nội)
Trả lời:
Với bé bị táo bón, mẹ quan tâm đến chất xơ chưa đủ, phải quan tâm đến tinh bột, lượng chất béo, đặc biệt là chất đạm cơ thể tiếp nhận thế nào. Có bé ăn lượng đạm rất lớn hoặc lượng tinh bột rất nhiều mà cũng bổ sung xơ nhưng lượng nước cung cấp lại không đầy đủ thì vẫn bị táo bón. Như mẹ bé chia sẻ, mẹ bổ sung nhiều chất xơ, tuy nhiên nếu lượng chất xơ nhiều quá thì lại không tốt. Nếu trẻ ăn chất xơ nhiều thì cần phải giảm bớt lượng rau và chất xơ đi để đảm bảo ăn thêm được những thành phần khác nữa. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến lượng nước cho con uống hàng ngày cần đầy đủ. Với trẻ bị táo bón, các con rặn rất đau, có thể gây tổn thương hậu môn, cha mẹ cần lưu ý và cho con đi khám để được điều trị kịp thời. Một vấn đề nữa mà các ông bố, bà mẹ hay quên đó là tập cho bé đi đại tiện vào một giờ trong ngày. Vì nếu để cho bé tự do, có thể trẻ nhịn đại tiện khi ở trường. Nếu kéo dài sẽ nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Theo baogiaothong
Kinh hãi những ca lấy được sán dài cả mét từ trong cơ thể, làm thế nào để phòng tránh sán dây "làm tổ"?
Mới đây, một người đàn ông sốc nói không nên lời khi kéo ra được một con sán dài gần 10 m khi đi vệ sinh.
Kéo con sán dài gần 10m khi đi vệ sinh
Theo Dailymail đưa tin, một nhiếp ảnh gia tự do tên là Kritsada Ratprachoom (44 tuổi), sống tại Udon Thani, phía đông bắc Thái Lan sau khi đưa con trai đi học đã lập tức cảm thấy muốn đi vệ sinh. Ban đầu, anh này nghĩ mình bị táo bón vì rất khổ sở để "tống" mọi thứ ra ngoài. Mãi sau, anh cảm thấy có một vật gì đó như đang bị mắc kẹt ngay hậu môn.
Kể lại kỷ niệm ám ảnh của đời mình, Kritsada nói: " Tôi vừa đưa con đến trường và chạy đi làm một số việc vặt rồi quay về nhà. Ngay khi vừa bước chân vào nhà, tôi muốn đi đại tiện ngay lập tức, sau đó tôi ngồi rất lâu trong nhà vệ sinh vì cảm thấy chưa đi xong, cảm giác có thứ gì đó còn sót lại. Vì vậy, tôi đã đứng dậy để kiểm tra, hóa ra có một cái gì đó đang nhô ra chỗ hậu môn".
Video đang HOT
Thứ mà Kritsada kéo ra được từ hậu môn của mình.
Được biết, anh Kritsada vừa cắt bỏ ruột thừa vào tuần trước và ban đầu anh cho rằng đó có thể là một sợi dây gì đó còn sót lại sau cuộc phẫu thuật.
Thế nhưng anh nhanh chóng nhận ra vật dính và co giãn kia không phải là sợi dây mà là một con sán dây sống. Anh cố kéo nó ra và không ngờ nó dài tới 32 feet (gần 10m).
Hóa ra thứ mà anhh Kritsada kéo ra là một con sán dài gần 10m.
Sau khi kéo ra hết, anh bối rối đặt con sán xuống bồn cầu và thấy nó di chuyển không ngừng. Anh quyết định chụp ảnh và quay video con sán này lại trước khi tiến hành xả nước cho nó trôi xuống bồn cầu.
Con sán vẫn chuyển động không ngừng.
Anh Kritsada đã chia sẻ hình ảnh con sán lên mạng và vẫn không biết làm thế nào mà con sán kia có thể thâm nhập và phát triển đến như vậy trong cơ thể của mình.
Sán dây bò dài cả mét kéo ra từ bụng bệnh nhân
Liên hệ đến những ca sán dây dài cả mét, ở Việt Nam cũng ghi nhận nhan nhản. Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ với truyền thông ca nhiễm sán dây bò dài cả mét được kéo ra từ bụng bệnh nhân làm nhiều người kinh hãi.
Theo bệnh sử, ông An (56 tuổi, quê Đồng Nai, tên đã thay đổi) dạo gần đây thường xuyên cảm thấy khó tiêu. Đi khám, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định nội soi đường tiêu hoá.Tại khoa Nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các bác sĩ bất ngờ khi phát hiện trong tá tràng bệnh nhân có một con sán dây bò rất dài đang trú ngụ. Vì đầu sán bám rất chắc nên việc kéo ra ngoài gặp nhiều khó khăn.
Sán dây bò dài cả mét kéo ra từ bụng bệnh nhân.
Để giải quyết tình trạng bệnh nhân, bác sĩ đã cho ông An thuốc xổ, đẩy con sán dây bò dài hơn 1 mét ra ngoài hoàn toàn ra ngoài. Kết quả đo được cho thấy con sán dài hơn 1 mét. Lúc này khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết từ nhỏ đã thích ăn bò tái chanh. Thịt chỉ chế nước sôi lên chứ không bao giờ nấu chín.
Sán xơ mít làm tổ trong bụng nhiều bệnh nhân kéo dài đến nhiều năm với chiều dài kinh hãi
Mới đây, một người đàn ông 41 tuổi được các bác sĩ tại khoa Đông y (Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) xổ thành công sán xơ mít. Trước đó, bệnh nhân nhiễm sán xơ mít suốt 8 năm, đi đến nhiều bệnh viện để xổ sán nhưng không thành công. Các bác sĩ ghi nhận nguyên nhân dẫn đến sán xơ mít chính là thói quen thường xuyên lên rừng và ăn rau sống, thịt sống của bệnh nhân này.
Trước đó, bệnh viện cũng xổ thành công sán xơ mít dài 7m được lấy ra khỏi người 2 nữ bệnh nhân. Tất cả đều có thói quen ăn đồ tái sống, được xác định là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sán xơ mít làm tổ nhiều năm trong cơ thể.
Điều gì gây ra nhiễm sán dây?
Theo trang Kid's Health, sán dây xâm nhập vào cơ thể khi ai đó ăn hoặc uống thứ gì đó nhiễm giun hoặc trứng của nó. Trước khi ký sinh trong cơ thể, đầu sán dây sẽ bám vào thành trong của ruột và ăn thức ăn đang tiêu hóa. Nếu phân bị nhiễm sán xâm nhập vào đất hoặc nguồn nước sẽ lây nhiễm sán cho cả người và động vật.
Hầu hết những người bị nhiễm sán dây đều là do thói quen ăn uống sinh hoạt không đúng cách.
Nguyên nhân chủ yếu là do ăn thịt bò, thịt lợn, cá sống hoặc nấu chưa nấu chín kỹ. Ngoài ra, khi tiếp xúc với phân có chứa trứng sán dây và họ không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trứng sẽ lây lan vào thức ăn hoặc các bề mặt như tay nắm cửa.
Các triệu chứng của việc nhiễm sán dây là gì?
Những người bị sán dây hầu như không nhận thấy bất cứ điều gì và có thể mất từ vài tháng tới vài năm mới nhận ra. Tuy nhiên, trong trường hợp là trẻ em thì các dấu hiệu ban đầu sẽ là buồn nôn nhẹ, tiêu chảy, đau bụng, sụt cân.
Những con sán dây sống trong ruột một thời gian dài sẽ lớn dần sẽ mắc kẹt ở ruột thừa hoặc các cơ quan khác đấn đến bị viêm ruột thừa và nhiều vấn đề khác.
Có nhiều loại sán dây khác nhau. Ví dụ sán dây cá có thể gây thiếu máu vì nó sử dụng hết vitamin B12 mà một người cần để tạo ra các tế bào hồng cầu. Trong khi đó sán dây lợn sẽ gây ra bệnh cysticercosis (ấu trùng sán lợn), dẫn tới việc xuất hiện u cục dưới da, co giật, giảm thị lực, nhịp tim bất thường...
Nhiễm sán dây được điều trị như thế nào?
Các bác sĩ sẽ điều trị nhiễm sán dây bằng thuốc chống ký sinh trùng theo toa, thông thường chỉ cần một liều.
Tuy nhiên, đối với bệnh ấu trùng sán lợn thì có thể gây ra tràn dịch não, bắt buộc phải phẫu thuật để loại bỏ u nang nếu sán dây gây ra các vấn đề về mắt, gan, phổi, tim ...
Biện pháp đề phòng sán dây
- Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước ấm, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh trước khi chạm vào thức ăn. Dạy trẻ em làm tương tự.
- Nấu thịt chín hoàn toàn cho tới khi không còn thấy màu hồng.
- Nấu cá chín hoàn toàn, nếu thấy thịt đặc lại và bị bong ra khi tách bằng đũa là được.
- Nếu sống hoặc đi du lịch đến những vùng bị nhiễm sán dây thì hãy rửa tất cả trái cây với nước muối hoặc nước rửa rau chuyên dụng.
- Tránh ăn trái cây chưa gọt vỏ hoặc bất kỳ thực phẩm nào bên lề đường hoặc người bán hàng rong.
- Chỉ uống nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước ngọt đóng chai.
- Tại nhà hàng, hãy hỏi nước để làm đá có được lọc chưa.
Theo Helino
Táo bón ở trẻ em: Hiểu đúng và cách phòng bệnh Táo bón ở trẻ em rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua vì biểu hiện không nghiêm trọng. BS Hồng Quý Quân - Phó Trưởng Khoa Phẫu Thuật Nhi và trẻ sơ sinh, bệnh viện Việt Đức cho biết: "Táo bón ở trẻ em là số lần đi đại tiện của trẻ dưới 3 lần/tuần. Kèm theo triệu chứng trẻ khó khăn...