Vì sao có chuyện học sinh “ngồi nhầm lớp”?
Chuyện học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 đọc còn ê a thậm chí không biết đọc, biết viết, không làm nổi phép tính đơn giản hay không viết được tên mình cũng không có gì là lạ. Đó cũng chẳng phải là trường hợp cá biệt xảy ra ở một trường học đặc biệt nào đó.
Ảnh minh họa
Chuyện học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 đọc còn ê a thậm chí không biết đọc, biết viết, không làm nổi phép tính đơn giản hay không viết được tên mình cũng không có gì là lạ. Đó cũng chẳng phải là trường hợp cá biệt xảy ra ở một trường học đặc biệt nào đó.
Khi sự việc được phanh phui, dư luận sẽ bất ngờ nhưng giáo viên chúng tôi thì không. Bởi, những chuyện này chúng tôi thường gặp, thường thấy, thường nghe đồng nghiệp nhiều nơi than vãn và đôi khi trong cả lớp mình dạy vẫn có những học sinh như thế.
Không ít người sẽ lên án và người phải chịu trách nhiệm đầu tiên chắc chắn là những giáo viên chủ nhiệm đã từng dạy các em.
Nhưng có ai đó đã từng tự hỏi: Vì sao biết rõ hậu quả như thế nhưng bao năm qua, các thầy cô giáo vẫn để học sinh yếu kém lên lớp? Buộc các em yếu, kém lên lớp các thầy cô không biết là làm tội học sinh hay sao? Câu trả lời chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu.
Thực trạng
Sĩ số lớp học quá đông, nơi ít gần 40 học sinh, nơi nhiều hơn 60 em/lớp. Ngoài những học sinh phát triển bình thường, số ít có hơi chậm nhưng thầy cô giáo nỗ lực kèm cặp thì các em cũng có sự tiến bộ về cuối năm.
Nhưng hiện nay, cũng có nhiều trường hợp, học sinh chậm phát triển về trí tuệ ở mức đáng báo động. Em thì quá khù khờ dạy trước quên sau, em bị tăng động luôn nghịch ngợm, quậy phá trong lớp, thầy cô nói gì cũng mặc kệ.
Video đang HOT
Có em lại mắc bệnh thiểu năng trí tuệ đến lớp chỉ ngồi làm những gì mình thích như xé sách vở, vẽ lung tung, quậy phá bạn… Những học sinh này, hoặc là không học, hoặc thường học trước quên sau và không bao giờ tập trung trong các giờ học. Gặp những học sinh như thế, thầy cô vô cùng vất vả.
Để giúp các em tiếp thu được bài, giáo viên đã phải dùng nhiều biện pháp giáo dục, giúp đỡ như dạy kèm trong các tiết học, giảm chuẩn kiến thức kỹ năng, dạy vào các tiết học năng khiếu để tăng cường dạy toán và tiếng Việt. Trong lớp, sau khi giảng bài, hướng dẫn cho cả lớp học, thầy cô thường xếp một số học sinh này ngồi bàn riêng và trực tiếp chỉ dẫn lại những điều nhỏ nhất một cách chậm rãi và kiên nhẫn.
Ngay cả giờ ra chơi, những giờ nghỉ tiết, không ít thầy cô giáo đã đưa học sinh về phòng hội đồng ngồi kèm cặp thêm. Thậm chí có giáo viên muốn các em tiến bộ đã nhận dạy kèm thêm miễn phí vào các buổi tối, các ngày nghỉ của mình. Nhiều thầy cô dạy khối 3,4 còn phải mượn cả sách lớp 1 kèm cho học sinh đọc nhưng cũng chẳng ăn thua gì.
Ngoài việc nỗ lực kèm cặp, thầy cô còn liên hệ với phụ huynh cùng hợp tác để giúp đỡ các em thêm ở nhà nhưng sự tiến bộ cũng chỉ ở mức cầm chừng. Thường thì những học sinh này học xong chương trình lớp một nhưng các âm vần vẫn chưa thuộc hết nên khi bị đẩy lên lớp 2 cũng chẳng thể đọc được và lên lớp 3, lớp 4 và lớp 5 thì việc đọc vẫn không thể cải thiện.
“Ngồi nhầm lớp” hệ lụy từ các chỉ tiêu thi đua
Thay vì các em học quá yếu như thế phải ở lại học tiếp một năm mới hy vọng có sự tiến bộ. Nhưng như lời phân trần của một số hiệu trưởng nếu cứ cho học sinh yếu kém ở lại hết thì chỉ tiêu lên lớp thẳng của trường không đạt, hiệu quả 5 năm đào tạo cũng bị khống chế…
Nó sẽ kéo theo biết bao hệ lụy khác như trường mất thi đua, không hoàn thành chỉ tiêu phổ cập, mất chuẩn giáo dục. Trường mà không đạt chuẩn phổ cập thì xã phường không đạt, huyện thị cũng bị ảnh hưởng theo.
Vậy nên bằng cách này hay cách khác, giáo viên chỉ được phép chọn một em trong tổng số những em tệ nhất cho ở lại lớp, những em còn lại “Giáo viên sẽ phải nỗ lực kèm vào năm học tiếp theo”.
Sang năm, những học sinh được miễn cưỡng lên lớp ấy, lại càng mù tịt với chương trình lớp cao hơn. Và giáo viên lại cũng sẽ phải nỗ lực như thế với các em nhưng kiến thức lớp dưới quá hổng, kiến thức lớp trên liệu các em có thể nạp vào?
Cứ thế, từng năm, những học sinh này cũng sẽ được đẩy lên lớp mặc dù đôi khi chính gia đình các em cũng không muốn thế. Cũng đã có nhiều trường hợp, phụ huynh tới trường xin thầy cô cho con được ở lại lớp nhưng không được.
Bản thân mỗi giáo viên không ai ủng hộ việc làm này, bởi để những học sinh quá yếu lên lớp sẽ khó khăn cho việc dạy học của chính mình ở lớp cao hơn. Nếu chăm lo cho các em này nhiều quá, sẽ ít thời gian dành cho những học sinh khác.
Nhiều người hay nói: “Bàn tay có ngón ngắn ngón dài” huống gì một trường có hàng ngàn học sinh lại không có những học sinh học yếu, học sinh chậm phát triển để được quyền ở lại lớp?”.
Có cán bộ phòng giáo dục từng hỏi: “Trường đạt chuẩn quốc gia làm sao lại có học sinh yếu”?
Chính các chỉ tiêu thi đua, chính căn bệnh thành tích đã dẫn đến tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp như hiện nay. Để chấm dứt tình trạng này, ngành giáo dục cũng cần bỏ những chỉ tiêu thi đua về trường chuẩn, về phổ cập đúng độ tuổi, về hiệu quả 5 năm đào tao, về tỷ lệ lên lớp thẳng… ở các trường học như hiện nay. Để chính các thầy cô giáo phải là người được quyền quyết định những học sinh lưu ban mà không sợ bị một áp lực nào khống chế.
Học sinh tự trang trí ghế đá, sắp xếp sách trong thư viện, làm đẹp cảnh quan trường
Gần 1.500 học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM đã có một chủ nhật ý nghĩa với các hoạt động cộng đồng do nhà trường tổ chức ngày 27-12.
Nhóm học sinh khối lớp 9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cười sảng khoái khi nghe bạn bè bình phẩm về "thành quả lao động" của mình. Ảnh: H.HG.
Tuỳ sở thích và năng khiếu, học sinh sẽ chọn một trong các hoạt động như: vẽ trang trí trên nón lá, giỏ lát, giỏ cói, chậu đất nung, khung gỗ, gói và nấu bánh chưng, thêu khẩu trang vải, làm sản phẩm vải nỉ... để bán gây quỹ từ thiện hoặc đem đi tặng người già, neo đơn, trẻ em tại các mái ấm, nhà mở; Làm đẹp cảnh quan nhà trường: sơn chậu cây, quét vôi gốc cây, trang trí ghế đá sân trường...
Nhóm trang trí thư viện: lau dọn, sắp xếp lại kệ sách, vệ sinh khuôn viên thư viện; Nhóm làm các thí nghiệm khoa học thường thức trong đời sống để hướng dẫn cho học sinh mầm non, tiểu học thực hiện; Thiết kế website để có thể truyền thông về các hoàn cảnh khó khăn kêu gọi cộng đồng cùng chung tay giúp sức; Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao, văn nghệ phục vụ cộng đồng...
Học sinh trang trí nón lá để bán gây quỹ từ thiện. Ảnh: H.HG.
Được biết, hoạt động cộng đồng nằm trong chương trình giáo dục của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, bắt đầu thực hiện từ năm học 2020-2021 sau mỗi đợt kiểm tra cuối học kỳ với yêu cầu 100% học sinh phải tham gia.
Các học sinh làm vệ sinh và xếp lại sách trong thư viện. Võ Minh Nhật, học sinh lớp 9A 1 (bìa trái) cho biết: "Thư viện trường mình là thư viện thông minh nên học sinh tự tra cứu, lấy sách đọc rồi để lại chỗ cũ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều bạn trả lại không đúng chỗ. Hôm nay làm công việc này mình mới hiểu công việc của cô thủ thư không đơn giản..." - Ảnh: H.HG.
Theo ban giám hiệu nhà trường, hoạt động cộng đồng nhằm giáo dục học sinh về lòng yêu nước, lòng nhân ái, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ đồng loại. Từ đó, hình thành cho học sinh kỹ năng chung sống và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Ngoài ra, chương trình còn có mục tiêu mang giá trị học thuật của Trường chuyên Trần Đại Nghĩa đến với cộng đồng.
Năm nay, ngoài những hoạt động vừa kể trên (diễn ra trong khuôn viên trường), các học sinh còn được chọn lựa để tham gia các hoạt động trải nghiệm bên ngoài nhà trường như: thăm và giao lưu, tặng quà tại các trung tâm bảo trợ xã hội; đi thăm các khu tưởng niệm danh nhân lịch sử, các khu di tích... (diễn ra từ ngày 25 đến 31-12 tùy theo các khối lớp).
Công việc vệ sinh và sơn các gốc cây không chỉ có nam sinh mà nhiều bạn nữ sinh cũng muốn làm đẹp cho trường của mình. Ảnh: H.HG.
Được biết, ý thức trách nhiệm với cộng đồng là một trong 6 giá trị mà Trường Trần Đại Nghĩa cam kết thực hiện trong định hướng giáo dục của nhà trường ngoài giá trị về kiến thức - học thuật.
Học sinh "ngồi nhầm lớp" chưa chắc do bệnh thành tích Câu chuyện một số em học sinh "ngồi nhầm lớp" đang khiến nhiều người nghĩ đến bệnh thành tích trong giáo dục, vì thành tích mà trò bị đẩy lên, không được ở lại lớp dù học kém tới đâu nhưng đối với tôi, đây chưa chắc đã là chuyện bệnh thành tích. Có thể đối với một vài trường hợp cụ thể,...