Vì sao chưa thể mơ ô tô giá rẻ ở Việt Nam?
Chi phí sản xuất trong nước cao, thuế phí chồng chất,…khiến giá thành ô tô tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Giá thành ô tô tại Việt Nam cao hơn so với các nước khác do chi phí sản xuất trong nước cao, cùng với đó thuế, phí cũng tương đối lớn đẩy giá ô tô lên
Thuế chiếm 50% giá thành một chiếc xe
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 chiều qua 2/12, báo chí đặt câu hỏi về việc nhiều doanh nghiệp (DN) ngành sản xuất ôtô trong nước than khó về chính sách thuế, phí với ôtô nguyên chiếc, linh kiện sản xuất trong nước, gây khó khăn cho cạnh tranh và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, giá thành ôtô tại Việt Nam cao hơn so với các nước khác do chi phí sản xuất trong nước cao, cùng với đó thuế, phí cũng tương đối lớn đẩy giá ôtô lên.
Đối với các DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, nguyên nhân để giá thành cao hơn các DN quốc gia khác là do dung lượng thị trường còn nhỏ. Hơn nữa, ngành công nghiệp ôtô còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ khác trong khu vực và thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, kể cả các nước trong ASEAN…
Một nguyên nhân khác được vị này nêu ra là do Việt Nam chưa có nhiều DN tầm cỡ khu vực và thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ôtô. Trong khi DN FDI thường sử dụng DN sản xuất linh kiện của quốc gia mình, do đó, thiếu sự kết nối giữa khối FDI và nội địa. Việt Nam cũng đang thiếu các vật liệu cơ bản để sản xuất, chế tạo ôtô như nhựa, cao su… nên phải nhập khẩu với giá thành cao, khiến chi phí sản xuất gia tăng.
Video đang HOT
Vừa qua, VinFast lần đầu công bố cơ cấu giá xe ôtô, trong đó có các khoản thuế phải nộp. Theo đó, một chiếc VinFast Lux A2.0 bản tiêu chuẩn có giá xuất xưởng 980,6 triệu đồng, trong đó bao gồm 640 triệu đồng chi phí nguyên vật liệu, 59,2 triệu đồng chi phí vận chuyển về cảng và thuế nhập khẩu, 54 triệu đồng chi phí sản xuất, 5,9 triệu đồng chi phí bảo hành, 24,6 triệu đồng chi phí quản lý sản xuất và phần còn lại là chi phí lưu kho, vận chuyển nội địa, bán hàng, quản lý kinh doanh,…Chiếc xe này khi bán còn phải chịu thêm hơn 412 triệu đồng tiền thuế nữa, bao gồm 40% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).
Như vậy, tổng số thuế lên đến hơn 460 triệu đồng, tương đương 50% giá thành chiếc xe sản xuất ra. Vì vậy, giá Lux A2.0 bị đội lên mức 1,392 tỷ đồng, chưa tính chi phí khấu hao, chi phí tài chính và chi phí đầu tư cũng như lợi nhuận.
Chiếc xe này được bán ra với giá 1,099 tỷ đồng, DN chịu lỗ 300 triệu nhưng số thuế trên vẫn phải nộp đủ, tính ra thuế chiếm trên 40% giá xe.
Hiện nay, ôtô cá nhân bán trên thị trường trong nước phải chịu 3 loại thuế cơ bản, gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT. Điều đáng nói là các loại thuế này lại đánh chồng lên nhau. Vì vậy, giá xe bị đẩy lên rất cao.
Cần nhiều ưu đãi hơn về thuế
Để có những giải pháp hỗ trợ các DN sản xuất ôtô trong nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Chính phủ sẽ bảo vệ, tạo dựng phát triển thị trường ôtô trong nước với những hàng rào kỹ thuật, đảm bảo đúng các cam kết quốc tế.
Cũng theo ông Hải, Chính phủ sẽ khuyến khích các DN lớn đầu tư phát triển công nghiệp ôtô, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, thiết lập các cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, hướng vào các dòng xe chưa có tại khu vực, để tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị…
Có mặt tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết thêm, hiện các DN đang được hưởng ưu đãi từ Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP. Trong đó Nghị định đưa ra mức ưu đãi 5 năm với thuế nhập khẩu 0% đối với các linh kiện sản xuất ôtô trong nước chưa sản xuất được.
Nhưng để tăng sự hỗ trợ cho các DN này, Bộ Tài chính cho biết đang sửa đổi và dự kiến sẽ trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125 trong tháng 12/2019 theo hướng tạo thuận lợi, nhiều ưu đãi hơn nữa cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ôtô.
Theo đó, Nghị định đưa ra đề xuất quy định thuế suất 0% cho linh kiện, phụ tùng sản xuất ôtô trong nước, thậm chí cả nhập khẩu.
Theo tiền phong
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Nhập khẩu lậu thịt lợn gây nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Việt Nam chưa ký kết việc xuất nhập khẩu thịt lợn với Thái Lan và Campuchia.
Vì vậy, việc nhập lậu thịt lợn từ các thị trường này dễ gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm và có khả năng mang dịch bệnh vào trong nước.
Chiều 2/12, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2019, trả lời báo chí liên quan đến vấn đề quản lý cung cầu và giá thịt lợn, giải pháp đảm bảo nguồn cung và kiểm soát giá cả thế nào khi giá thị trường hiện đang rất cao, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành về tình hình liên quan đến giá thịt lợn và bình ổn thị trường những tháng còn lại của năm 2019.
Dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu hụt khoảng 200.000 tấn.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh để giảm thiệt hại. Ban Bí thư và Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo sát sao để giảm thiểu thiệt hại của dịch tả lợn châu Phi ở mức thấp nhất có thể.
Dịch bệnh đã giảm mạnh từ tháng 6/2019 đến nay, số lợn buộc tiêu hủy là 152.000 con, giảm 65% so với tháng 10/2019 và giảm 88% so với tháng 5/2019-là tháng cao điểm. Đã có hơn 60% số xã có dịch đã qua 30 ngày, trong đó có 14 tỉnh có trên 85% số xã đã qua 30 ngày.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, số lượng lợn còn khoảng 25 triệu con chính là cơ sở giữ giống, phát triển tái đàn và dần đảm bảo yêu cầu thị trường. Sau cuộc họp của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo về việc cung ứng thịt lợn (ngày 18/11), Bộ Nông nghiệp đã họp với các địa phương và các địa phương cam kết bán thịt lợn giá 66.000-70.000/kg. Sau cuộc họp của Phó thủ tướng, giá thịt lợn đã dịu xuống.
Trao đổi thêm về bảo đảm nguồn cung thịt lợn và bình ổn giá trong thời gian sắp Tết Nguyên đán, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh "Chúng tôi luôn coi thịt lợn là những mặt hàng thiết yếu cần phải đảm bảo thị trường, nhất là trong dịp cuối năm và dịp Tết cổ truyền. Vì vậy chúng tôi luôn theo dõi sát thị trường, cung-cầu mặt hàng thịt lợn nói riêng và thực phẩm nói chung nhằm có những tham mưu ổn định thị trường".
Theo ông Hải, do dịch tả lợn châu Phi nên nguồn cung trong nước bị giảm, giá thịt lợn trong nước tăng cao. Đến giờ phút này nếu không cẩn trọng, tới dịp Tết và cả sau Tết thì vẫn là vấn đề rất lớn, không chỉ ảnh hưởng tới đời sống của người dân mà còn đến cả CPI, sự ổn định của nền kinh tế.
Trước hết, trong nhiệm vụ đảm bảo về cung cầu, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM- những nơi chăn nuôi nguồn lợn lớn nhất của Việt Nam như Đồng Nai, Hà Nam và một số tỉnh, thành phố khác để nắm được tình hình.
"Một trong những biện pháp là chúng tôi đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các địa phương, nhất là các địa phương biên giới ở phía bắc và cả phía tây nam để ngăn chặn việc đưa lợn sang nơi khác, ảnh hưởng đến giá cả và thịt lợn ngày càng thiếu hụt. Quan trọng hơn nữa là chúng ta cũng kiểm soát lợn từ Thái Lan và Campuchia vào Việt Nam, mặc dù chúng ta thiếu nhưng cần lưu ý là 24 quốc gia chúng ta cho phép nhập khẩu thịt lợn vào Việt Nam lại không có hai quốc gia này. Vì vậy dễ gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm và có khả năng mang dịch bệnh vào trong nước".
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, kể cả các doanh nghiệp để nắm bắt được tình hình trong nước, cung-cầu, với các biện pháp phù hợp đảm bảo nguồn cung trong nước.
"Trước khi có số liệu chính thức từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì chúng tôi cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo được lượng lợn nhập khẩu ở các nước và ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ với các nước đã ký hiệp định thương mại với Việt Nam để đảm bảo nguồn cung về thịt lợn nói chung từ nay đến Tết và cả sau Tết".
Theo Nhịp sống kinh tế
Đường ngoại giá rẻ tấn công, đường nội kêu cứu Gần một nửa số nhà máy đường phải đóng cửa, người trồng phá mía trồng cây khác, có nơi diện tích trồng mía giảm đến 40%. Chưa bao giờ vấn đề của ngành mía đường lại nóng như hiện nay. Khó từ trong ra ngoài Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cả nước hiện tồn kho khoảng 650.000 tấn đường, nhiều...