Vì sao các trường đại học tại Hải Phòng khó tuyển đủ chỉ tiêu?
Mặc dù có nhiều giải pháp tư vấn tuyển sinh để thu hút sinh viên, nhưng mấy năm gần đây, nhiều trường đại học tại Hải Phòng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu đề ra.
Nhiều trường tuyển không đủ chỉ tiêu
Năm học 2019-2020, điểm trúng tuyển vào Trường đại học Hải Phòng không quá cao, chủ yếu ở mức 14-18 điểm.
Ngoại trừ các ngành sư phạm hệ đại học theo điểm sàn của Bộ Giáo dục- Đào tạo là 18 điểm, còn lại các ngành khác điểm trúng tuyển vào trường dao động ở từ 14 đến 16,5 điểm.
Mặc dù Trường đại học Hải Phòng tuyển 2.566 chỉ tiêu, nhưng nhà trường không tuyển sinh đủ chỉ tiêu như những năm trước.
Đáng chú ý, nhà trường phải gạch tên 2 ngành đào tạo sư phạm gồm: Vật lý, Hóa học do không tuyển được sinh viên.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thường tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp đối với học sinh lớp 12 (Ảnh: Lã Tiến)
Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (Đại học Dân lập Hải Phòng trước đây) cũng trong tình trạng tương tự.
Năm học mới này bắt đầu từ ngày 19/8 song đến thời điểm này, số sinh viên nhập học chưa đủ so với chỉ tiêu được giao.
Theo lãnh đạo Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, nhà trường gia hạn thời gian nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung hệ đại học chính quy đến hết ngày 16/9, phấn đấu để số sinh viên nhập học đạt tối thiểu 70% chỉ tiêu.
Đây không phải là năm đầu nhà trường gặp khó trong công tác tuyển sinh mà nhiều năm gần đây nhà trường chỉ tuyển được khoảng 200-300 chỉ tiêu.
Thực tế hiện nay, các trường có nhiều giải pháp để tuyển sinh, như đến các địa phương làm công tác tư vấn, “gõ cửa từng nhà” để tìm người học;
Video đang HOT
Thậm chí tuyển sinh bằng phương án xét điểm kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và xét học bạ Trung học phổ thông, nhưng số lượng học sinh đăng ký nhập học không như kỳ vọng.
Riêng chỉ có Trường Đại học Y Dược Hải Phòng và Đại học Hàng hải Việt Nam là tuyển vượt chỉ tiêu đề ra.Theo thống kê, hầu hết các trường tại Hải Phòng đều không tuyển đủ chỉ tiêu do số học sinh nhập học ít.
Cụ thể, Trường đại học Y Dược Hải Phòng tuyển đủ 1.190 chỉ tiêu, đồng thời giữ vững điểm trúng tuyển ở mức cao, từ 18-23,5 điểm.
Trường đại học Hàng hải Việt Nam năm nay dự kiến tuyển 3.200 sinh viên hệ chính quy, đến nay có khoảng 3.300 thí sinh nhập học, vượt chỉ tiêu đề ra.
Đào tạo chuyên sâu, bài bản
Theo thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, mỗi năm thành phố có khoảng hơn 20.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
Hàng năm, các trường đại học tại Hải Phòng tích cực quảng bá hình ảnh, xây dựng nhiều chương trình ưu đãi về chỗ ở trong ký túc xá, những gói học bổng khuyến khích, thu hút sinh viên…
Tuy nhiên, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông đã lựa chọn học nghề thay vì vào đại học hoặc đi làm công nhân tại các khu công nghiệp.
Mở ngành đạo tạo mới, đào tạo chuyên sâu, bài bản là xu thế tất yếu của các trường đại học tại Hải Phòng (Ảnh: CTV)
Theo ông Đinh Hồng Tiệp, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Kiến An, với kinh nghiệm nhiều năm tổ chức hướng nghiệp học sinh, nhà trường nhận thấy các trường đại học trên địa bàn thành phố không có nhiều ngành học mà các em yêu thích.
Một số ngành mới thành lập, chất lượng đào tạo chưa cao so với các trường có “thương hiệu” lâu năm, nên học sinh chưa mặn mà đăng ký học.
Chưa kể, các trường đại học đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt bởi các trường đại học nước ngoài đang mở các chương trình, khóa đào tạo ngay tại Việt Nam với bằng cấp quốc tế.
Vì vậy, bản thân các trường phải thay đổi tư duy đào tạo, chương trình học linh động, tăng thời gian thực hành, đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của thị trường và xã hội.
Lãnh đạo Trường đại học Hàng hải Việt Nam thừa nhận, điều cốt lõi mà Trường đại học Hàng hải Việt Nam nói riêng và các trường đại học nói chung cần thực hiện là đổi mới hơn nữa phương pháp giáo dục.
Việc đổi mới bằng cách mở thêm những ngành học đáp ứng nhu cầu việc làm của địa phương và của chính sinh viên.
Dự kiến 2 ngành này sẽ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành kinh tế biển cũng như quản lý các công trình xây dựng, quản lý, khai thác các tòa nhà. Cụ thể, năm học 2019-2020, Trường đại học Hàng hải Việt Nam mở 2 chuyên ngành mới: Quản lý hàng hải và Quản lý công trình xây dựng.
Các ngành học này sẽ bổ sung nguồn nhân lực trong bối cảnh thành phố nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng.
Tương tự, Trường đại học Hải Phòng cũng mở thêm 2 ngành học mới trong năm học này là Thương mại điện tử và Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành, phù hợp xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Bên cạnh việc chủ động đào tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của xã hội, các trường đại học tại Hải Phòng cần chú trọng đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, đơn vị;
Các nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động tư vấn và hỗ trợ việc làm, phối hợp các nhà tuyển dụng tổ chức hội thảo, hội chợ việc làm, xem đây là chìa khóa mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Đây chính là giải pháp căn bản để giải bài toán thu hút học sinh vào các trường đại học như hiện nay.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Trả cơ hội vào đại học cho 64 thí sinh bị tước đoạt vì gian lận thi cử
Bộ Giáo dục Đào tạo có trách nhiệm gửi danh sách, đề nghị các trường gọi 64 em bị loại ra vì gian lận nhập học bổ sung, còn cách nào cho phù hợp về chuyên môn sẽ tính toán. Học hay không là quyền lựa chọn của các em, nhưng bảo vệ quyền lợi của các em, công bằng xã hội đối với kỳ thi vừa qua là trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Thời gian qua, thí sinh trên cả nước đã mong có kết luận điều tra, tìm ra người được nâng điểm để trả lại công bằng cho tất cả thí sinh trên cả nước. Ảnh minh họa: HẢI NGUYỄN
Trong vụ gian lận thi cử tại Hoà Bình, cơ quan điều tra kết luận có 64 thí sinh được hưởng lợi từ việc sửa điểm thi THPT quốc gia.
Những thí sinh này vào trường đại học, có nghĩa là cướp đi cơ hội của những thí sinh khác, học thật, thi thật. Đây quả là một sự bất công rất lớn.
Nói là bất công rất lớn, bởi vì vấn đề không phải là một kỳ thi bình thường, mà điểm số của nó quyết định số phận của một con người. Đỗ và rớt đại học khác xa với một kỳ thi khác.
Khi đã điều tra, kết luận rõ ràng những trường hợp gian lận thi cử, "cướp" đi cơ hội của 64 thí sinh khác, các trường có gọi bổ sung hay không?
Trả lời câu hỏi này của Lao Động, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục Đào tạo - GDĐT) - cho rằng, quyền quyết định thuộc về các trường đại học, vì hiện nay các trường đã được tự chủ trong việc tuyển sinh.
Câu trả lời chưa thuyết phục, bởi vì các trường hợp này không phải xin đi học để nói rằng các trường nhận hay không, mà các em là nạn nhân của gian lận thi cử. Quản lý không tốt, để cho các em bị tước đoạt quyền được học là lỗi của chính quyền, các cơ quan của ngành giáo dục trong tổ chức thi, việc bây giờ là phải trả lại sự công bằng cho các em.
Bộ Giáo dục Đào tạo có trách nhiệm gửi danh sách, đề nghị các trường gọi 64 em bị loại ra vì gian lận nhập học bổ sung, còn cách nào cho phù hợp về chuyên môn sẽ tính toán. Học hay không là quyền lựa chọn của các em, nhưng bảo vệ quyền lợi của các em, công bằng xã hội đối với kỳ thi vừa qua là trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Chưa hết, một việc dứt khoát phải làm cho ra, đó là 64 thí sinh được nâng điểm này là con cái nhà ai, vì sao nâng điểm, giá bao nhiêu? Không ai rảnh đi nâng điểm không công cho những thí sinh này khi không có sức ép từ quan hệ hay tiền bạc. Những người nâng điểm sẽ trả lời cho cơ quan điều tra.
Đưa tiền để mua điểm cho con là hành vi gì, có hình sự hay không? Nếu đủ căn cứ thì nghiêm trị, bất kỳ là ông quan lớn nào, chỉ như vậy mới dẹp được nạn gian lận thi cử hiện nay.
LÊ THANH PHONG
Theo laodong
Hà Nội dẫn đầu về số lượng giải thưởng tại Cuộc thi KH-KT cấp quốc gia Ngày 12-3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) tổ chức lễ bế mạc và trao giải Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2018-2019 khu vực phía Bắc. Cuộc thi được tổ chức từ ngày 9 đến 12-3 với 252 dự án của 487 học sinh đến từ 30...