Vì sao các ông chồng không chịu đưa tiền cho vợ?
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến cho một số ông chồng không đưa tiền sinh hoạt gia đình cho vợ là do họ không xác định được trách nhiệm và bổn phận của mình.
Sự phân hóa xã hội hiện nay đang tác động không nhỏ đến đời sống của từng gia đình khiến cho người đàn ông rơi vào khủng hoảng, họ không biết vai trò của mình ở đâu và trách nhiệm của mình là gì?
Ảnh minh họa
Nghịch lý cả gia đình trông vào tiền của vợ
TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, theo truyền thống của nhiều nước châu Á, thường thì người đàn ông là người chịu trách nhiệm chính về vấn đề tài chính trong gia đình. Đổi lại người vợ là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia đình và con cái. Không chỉ ở châu Á mà ngay cả nhiều nước phương Tây hiện nay cũng có sự phân công lao động gia đình theo kiểu truyền thống này. Ví dụ, ở Pháp người chồng có nhiệm vụ kiếm tiền trang trải mọi chi phí sinh hoạt của gia đình. Nhiệm vụ chăm sóc gia đình, con cái được giao cho vợ.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, sự phân công lao động theo cách truyền thống này đang có sự phân hóa, đặc biệt là khi người vợ cũng vượt ra khỏi gian bếp để ra xã hội làm việc bình đẳng như nam giới. Mặc dù các nhà chuyên môn coi đây là một bước tiến về bình đẳng giới nhưng thực tế thì “sự bình đẳng” này đẩy phụ nữ vào tình trạng quá tải về thời gian làm việc và sự phủi trách nhiệm tài chính của người bạn đời. Người đàn ông của những thế hệ trước đây họ thường xác định rất rõ vai trò trụ cột về tài chính là của người chồng nhưng hiện nay suy nghĩ này đã trở nên mờ nhạt ở rất nhiều người. Không ít ông chồng dường như mặc kệ người vợ với gánh nặng chi tiêu trong gia đình.
Thực tế thu nhập của không ít người phụ nữ hiện nay chỉ là một dạng thu nhập từ “công việc làm thêm” “công việc đính kèm”. Bởi bên cạnh việc đi làm kiếm tiền thì người phụ nữ này vẫn phải chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia đình con cái. “Thu nhập đính kèm thì không thể lo trang trải đủ cho cả gia đình được, đó là điều dễ hiểu. Và một lẽ hiển nhiên khác, gia đình là “của chung”, con cái cũng là của “hai người” thì không có lý gì người chồng lại có thể để mặc vợ một lúc phải gánh cả hai vai – vai nội trợ và vai kiếm tiền nuôi sống gia đình. Phụ nữ Việt phải “khổ” như thế, ai là người chịu trách nhiệm hiện nay?”, TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý đặt câu hỏi.
Vì sao đàn ông phủi trách nhiệm… nuôi sống gia đình?
Thực tế, có những ông chồng vì lương thấp nên không góp tài chính cho gia đình nhưng có những ông chồng thu nhập cao vẫn “chơi bài” không đưa tiền cho vợ chi tiêu trong nhà. Theo các chuyên gia, khi người chồng làm ra tiền mà không chịu đóng góp tài chính, có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
Thứ nhất, ông chồng này là người “sống thủ”, tức là sống cho riêng mình và không tin tưởng vào vợ. Khi đó người vợ nên xem xét lại bản thân, liệu có tiêu hoang quá không? Liệu có keo kẹt chi li đến nỗi “tiền chồng vào thì dễ, tiền chồng lấy ra thì khó” không? liệu có khéo léo tế nhị khi hỏi tiền chồng, hay là có thái độ truy xét, yêu cầu khiến họ khó chịu? Bởi thực tế đàn ông đa phần lập gia đình để có chốn bình yên đi về, họ cũng thích được người vợ lo lắng cho kinh tế của gia đình. Nếu người vợ đã khéo léo, ngọt ngào và quan tâm chăm sóc chồng, biết cách chi tiêu hợp lý mà ông chồng không chịu đóng góp thì nên sống ly thân và có thể là ly hôn khi ông xã vẫn không thay đổi. Bạn không nên hy sinh cho một con người ích kỷ và không lo lắng, không có trách nhiệm với gia đình vợ con.
Thứ hai, hãy xem xét lại tình trạng gia đình, liệu ngọn lửa hôn nhân có được thắp sáng hay đã tàn lụi. Bởi nếu gia đình không còn làm tổ ấm, người vợ không hoàn thành chức năng quản gia của mình thì các ông chồng cũng dễ dàng quên mất trách nhiệm kinh tế của mình.
Video đang HOT
Thứ ba, người chồng giữ tiền để tiêu cho mối quan hệ ngoài luồng của mình. Hãy để ý, theo dõi bởi rất có thể người chồng đó đã ngoại tình.
Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, ngoài những nguyên nhân trên thì những người chồng không đưa tiền sinh hoạt gia đình cho vợ là do họ không xác định được trách nhiệm và bổn phận của mình. Có thể thực tế sự phân hóa xã hội hiện nay đang tác động không nhỏ đến đời sống của từng gia đình khiến cho người đàn ông rơi vào khủng hoảng, họ không biết vai trò của mình ở đâu và trách nhiệm của mình là gì. Do vậy, những người làm luật nên hướng đến những điều cụ thể như trách nhiệm đóng góp tài chính của người chồng trong gia đình. Để có được những điều luật thiết thực như vậy, thiết nghĩ cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề gia đình, cụ thể ở đây là Bộ VHTT&DL cần có những nghiên cứu, đề xuất cụ thể để xây dựng nên những chính sách về gia đình thực sự có ý nghĩa với đời sống hiện nay.
Đặc tính chung của con người là ưa thích hưởng thụ dục lạc, thích làm ít hưởng nhiều, thích được mà không muốn mất… nếu xã hội không có những quy chuẩn đạo đức đủ sức để ràng buộc trách nhiệm của người chồng thì pháp luật cần phải có những quy định cụ thể về vai trò trách nhiệm của người chồng cũng như người vợ. Có như vậy mới có thể đảm bảo có được những “thiết chế” gia đình vững chắc, tạo nền tảng cho một xã hội vững chắc.
Theo GĐVN
39 tuổi ế quá lấy đại ông chồng đần kiếm đứa con ai ngờ vớ phải dân chơi thứ thiệt và cái kết bất ngờ
39 tuổi trải qua vài 3 mối tình, thế nhưng lại chẳng đi đến đâu cả. Có lẽ đường tình duyên của tôi khá trắc trở, cứ hễ yêu ai là kiểu gì tôi cũng bị phản bội, người thứ 3 xuất hiện. Bất lực, chán nản với chuyện yêu đương tôi quyết định sẽ không yêu 1 ai hết mà kiếm đứa con thôi. Thế nhưng mọi thứ không đơn giản như tôi nghĩ.
Biết tôi có ý định đi kiếm con, bố mẹ tôi ra sức ngăn cấm. Ông bà là người cổ hủ, trọng lễ nghĩa nên không chấp nhận chuyện con gái không chồng mà chửa. Họ nói tôi muốn có con phải lấy chồng không thì thôi. Chịu sức ép từ gia đình, thời điểm đó lại được người quen giới thiệu cho 1 anh ngố kém tôi 2 tuổi. Nhìn anh ta tôi cười nhạt chán nản, nhưng rồi lại gật đầu cưới bởi vì muốn kiếm đứa con. Và chồng ngố chắc sẽ không biết phản bội, biết đi theo gái như những ông chồng bình thường.
Hôn lễ của gái ế với anh ngố được tổ chức long trọng. Ngày cưới nhìn chú rể cười hớn hở cầm hoa đến mà tôi buồn chả thèm nói. Không biết cuộc đời tôi mai kia ra làm sao, chứ cứ như thế này cũng chán. Nhưng thôi cứ cố kiếm lấy đứa con với anh ta rồi ly hôn sau cũng được, lúc đó bố mẹ tôi chẳng chả trách đâu.
Cưới xong, tôi lên phòng thay đồ thì lão chồng ngố cũng theo lên cười hà hà nhìn tôi không rời mắt. Khó chịu, tôi quay ra quát lão.
- Anh dở ít thôi được không? Quay mặt đi chỗ khác tôi thay đồ. Bực mình quá đi.
- Anh thích nhìn vợ, nhìn vợ xinh như công chúa ấy.
- Đồ điên!
Cả ngày đám cưới mệt mỏi, hơn 8h tối tôi đã khóa trái cửa tắt điện đi ngủ. Định ngủ luôn nhưng nghĩ tới việc kiếm đứa con tôi lại quay sang nhìn lão chồng ngố và cởi sẵn đồ của mình ra ất hàm anh ta.
- Chồng, tân hôn đi chứ? Em chuẩn bị sẵn sàng rồi. Anh nhớ là phải khiến em "sản xuất em bé" được ngay trong đêm nay đấy!
- Vợ ơi, tân hôn là làm gì thế? Làm thế nào để sản xuất được em bé được, vợ chỉ chồng đi. Hay thế, chồng cũng thích em bé, chồng thích chơi với em bé lắm.
- Trời đất thiên địa ơi, anh đang nói thật hay nói đùa vậy? Chẳng lẽ anh 37 tuổi rồi không hề biết tân hôn là gì chưa? Anh đã bao giờ "ngủ" với con gái chưa vậy?
- Chồng nói thật mà. Từ nhỏ tới giờ các bạn nữ toàn cười, chế giễu chồng thôi có đứa nào chơi với chồng đâu mà ngủ. Hay vợ dạy chồng nhá. Chắc tân hôn thích lắm đúng không vợ.
- Tôi cũng đến quỳ anh mất thôi. Thôi được rồi, anh làm theo những gì tôi nói đấy nhé. Nhớ phải làm đúng như lời tôi nói mới có em bé được.
- Hihi. Vợ nói đi.
- Đây, bắt đầu nhé. Anh nhìn tôi hướng dẫn mà học theo này.
Dở khóc dở cười khi đêm tân hôn phải đi "dạy" chồng cách làm "chuyện ấy" mà tôi khóc ra tiếng mán. Chỉ dạy anh ta nhiệt tình, cặn kẽ từng tý 1 tôi thở dài chán nản rồi để anh ta làm thử xem thế nào. Nghĩ việc kiếm đứa con của mình cũng khó nhằn lắm đây, có khi phải mất mấy tháng sau mới có tin vui được thì bất ngờ lão chồng ngố ôm lấy tôi mà tân hôn như đúng rồi, không làm theo bất kỳ thao tác nào tôi chỉ dẫn nhưng vẫn cuồng nhiệt và mạnh mẽ lắm.
Tân hôn lên bờ xuống ruộng đến tận 3 hiệp tôi đẩy lão ra hỏi.
- Đồ lừa đảo. Anh nói anh không biết tân hôn là gì cơ mà. Sao làm 1 cách thuần thục và mãnh liệt thế này.
- Hì hì. Thì anh giả vờ ngố, thử vợ xem thế nào thôi. Chứ tân hôn là phải cuồng nhiệt chứ?
- Thế là anh không bị ngố, hoàn toàn bình thường ư? Người ngố không thể làm như này được.
- Hehe. Trước kia anh bị ngố thật, nhưng hơn năm nay anh đã hết ngố và khôn ra rồi. Anh đủ biết những gì mình cần làm để cho vợ 1 cuộc sống hạnh phúc. Vợ thấy thế nào, sau đêm nay chắc sẽ có em bé ra ra đời đấy vợ nhỉ?
- Đồ lừa đảo. Có hay không phải chờ đã, tôi sẽ tính nợ anh vụ lừa đảo trắng trợn này.
- Thế ư? Vậy để anh trả nợ vợ mỗi đêm nhá.
- Đồ tham lam.
Ôm lấy lão chồng, tôi đánh 1 giấc ngon lành ngủ không biết trời đất gì. 3 tháng sau thấy người mệt mỏi, ăn gì cũng buồn nôn tôi nghi nghi mua que thử về thì ôi thôi 2 vạch. Vậy là tôi có thai rồi, sung sướng về điều đó tôi hét thất thanh lên khiến cả nhà chồng biết chuyện mừng vô cùng. Lão chồng ngố, thấy thế nháy mắt trêu tôi.
- Là sản phẩm của đêm tân hôn vợ dạy anh làm "người lớn" đấy. Công nhận là vợ chồng mình làm phát nào được phát đấy luôn vợ nhỉ.
- Vâng, là công của anh tất. Nhưng giờ em bầu rồi, đừng có mà đòi hỏi nữa đấy nhá. Con giờ là quan trọng nhất.
- Tuân lệnh bà xã.
Có con vợ chồng tôi lại yêu thương nhau hơn. Trước tôi cưới vì muốn kiếm đứa con rồi bỏ, nhưng giờ thì tôi lại muốn sống bên anh trọn đời, cùng anh xây đắp hạnh phúc. Bởi vì anh là người đàn ông đã khiến cho tôi hạnh phúc, cho tôi biết thế nào là tình yêu thực sự.
Theo Iblog
Tâm sự của một ông chồng có vợ vừa thi đỗ bằng lái xe ô tô: Thêm một hung thần xa lộ sắp ra lò Vợ tôi đã thi đỗ và chuẩn bị được cấp bằng lái xe ô tô hạng B2. Dù đây là kết quả sau 3 năm kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực học tập với 8 lần thi lại lý thuyết và 12 lần thi lại thực hành thì với tôi đây vẫn là một cú sốc quá lớn. Sốc đến nỗi dù ngày...