Vì sao Bộ Y tế chậm công bố các ca bệnh?
‘Hành động ngay khi dương tính, không đợi công bố…’. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phát biểu như trên khi chủ trì cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội trưa 13-3.
Các nhân viên y tế đo kiểm tra thân nhiệt người dân sống trong khu cách ly Trúc Bạch, Hà Nội – Ảnh: VIỆT DŨNG
Bởi theo ông Chung, có hành động ngay khi xác định dương tính lần 1 mơi có thể giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho nhiều người.
Trước đó, UBND TP Đà Nẵng cũng đã có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị cho phép Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng được công bố khẳng định đối với những mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính SARS-CoV-2 được xét nghiệm bởi CDC Đà Nẵng.
Theo ông Lê Trung Chinh – phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, việc này sẽ giúp Đà Nẵng chủ động triển khai các biện pháp cách ly, can thiệp y tế kịp thời để kiểm soát phòng chống dịch COVID-19.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về những vấn đề trên, chiều 13-3, một thành viên của tiểu ban truyền thông Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết trong các cuộc họp trước đây của Ban Chỉ đạo quốc gia, cấp có thẩm quyền đã thống nhất coi thông tin từ tiểu ban truyền thông Ban Chỉ đạo quốc gia là thông tin cuối cùng công bố ca nhiễm mới và là nguồn tin có tính xác thực.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua có tình trạng địa phương đã công bố có ca dương tính với SARS-CoV-2, đã tiến hành các hoạt động phòng chống, ngăn chặn như khử khuẩn khu vực có liên quan, đưa người có tiếp xúc đi cách ly, điều trị. Thế nhưng tiểu ban truyền thông lại không xác thực ca nhiễm mới, gây tình trạng hoang mang, lo sợ trong dân chúng do tin tức được cập nhật liên tục trên mạng xã hội, không loại trừ bao gồm cả tin giả.
Video đang HOT
Trong tình huống kể trên, thành viên tiểu ban truyền thông giải thích do là nguồn thông tin cuối cùng, có tính xác thực, nên tiểu ban truyền thông chỉ công bố khi đã có đầy đủ kết quả xét nghiệm ở địa phương và của phòng xét nghiệm được Tổ chức Y tế thế giới công nhận, cụ thể là phòng xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM.
Trong thời gian chờ đợi, nếu đã có một kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại địa phương, các địa phương vẫn tiến hành chống dịch như bình thường và thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan như với các ca dương tính khác.
Ngoài ra, địa phương cũng có thể thông báo cụ thể về tình trạng của bệnh nhân. Tiểu ban truyền thông sẽ chờ đợi đến khi có kết quả dương tính lần thứ 2 tại phòng xét nghiệm được công nhận như kể trên và thông báo xác thực về số thứ tự của bệnh nhân ghi nhận tại Việt Nam.
TR.TRUNG – L.ANH (tuoitre.vn )
Bộ Y tế lên tiếng về chuyện Việt Nam có âm thầm giấu dịch Covid-19 hay không?
Nhiều người không tin Việt Nam đã không chế được dịch Covid-19 mà đang âm thầm dấu dịch. Đây là thực tế đang gây tâm lý hoang mang, bất an trong cộng đồng
Ca bệnh giả định trong buổi diễn tập tại Bệnh viện Dã chiến huyện Củ Chi, TPHCM. Ảnh: Dân trí
Trong cuộc họp cung cấp thông tin đến báo chí do Bộ Y tế tổ chức ngày 25/2, tại TP.HCM ông Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ truyền thông Thi đua Khen thưởng (Bộ Y tế) đã khẳng định Việt Nam đang nỗ lực đi trước một bước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, không có việc giấu dịch.
Không giấu dịch là nguyên tắc cơ bản nhất của Việt Nam trong việc phòng chống Covid. Chúng ta đang tồn tại trong một thế giới mở, được liên kết chặt chẽ với nhau, việc công khai, minh bạch, không dấu dịch là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi dịch bệnh bằng sức mạnh của cả cộng đồng, báo Dân trí đưa tin.
Nguyên tắc này trên thực tế có được thực hiện hay không là câu hỏi đang được nhiều người đặt ra. Ông Mạnh Cường cho biết: Cùng với 2 trung tâm tại Viện Pasteur TPHCM và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, khoảng 1 năm trước, 2 văn phòng đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng được mở thêm tại Viện Pasteur Nha Trang và tại Viện Vệ sinh dịch Dịch tễ Tây Nguyên. Các trung tâm trên được Bộ Y tế Việt Nam phối hợp với Cơ quan Kiểm soát Bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ để vận hành.
Theo đó, tất cả các thông tin về dịch bệnh đều được cập nhật, công khai với toàn cầu. Tất cả các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đều hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin và tham dự tất cả các cuộc họp liên quan đến dịch bệnh của các văn phòng đáp ứng sự kiện y tế công cộng (EOC). Dịch bệnh tại Việt Nam nhưng sẽ được toàn cầu giám sát, việc dấu dịch nếu muốn cũng không thể làm được.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã áp dụng các nguyên tắc chống dịch Covid -19 cao hơn một bước so với quốc tế.
Cụ thể là việc áp dụng các tờ khai y tế tại các sân bay; khoanh vùng theo dõi dịch; phát đi những cảnh báo về nguy cơ lây lan của Covid-19... Việt Nam đều thực hiện trước các khuyến cáo của WHO. Nhờ đó, Việt Nam đã chủ động kiểm soát được dịch, điều trị thành công các ca bị nhiễm, không để dịch lây lan trong cộng đồng, không để y bác sĩ nhiễm bệnh.
Ông T.K.H tươi cười vẫy tay chào khi xuất viện chiều 21/2.
Ở góc độ của người làm công tác chuyên môn, BS Trương Hữu Khanh, điều hành khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết: "Tôi bị rất nhiều người, trong đó có cả những đồng nghiệp hỏi về việc Covid-19, liệu ngành y tế hay cơ quan lớn hơn y tế có giấu giếm, che đậy thông tin hay không. Tôi khẳng định, không thể có chuyện giấu dịch được, khi có ca bệnh cần cách ly chỉ cần nhìn là biết bởi những người có liên quan đều phải mặc đồ phòng hộ".
Nhiều người cho rằng không thể theo dõi được bệnh nhân ở ngoài bệnh viện điều này là không đúng. Nếu ngoài cộng đồng có người nhiễm bệnh thì sẽ bị các triệu chứng về hô hấp, trong 100 người bệnh hô hấp sẽ phải có một số người bị nặng, một số người phải đến bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình bệnh hô hấp ở các bệnh viện đang ở mức rất thấp, giảm khoảng 50% việc giảm này có thể là nhờ các phương pháp phòng bệnh, rửa tay được thực hiện phổ biến trong cộng đồng hoặc chưa tới mùa bệnh hô hấp.
Trong bệnh viện không có ca bệnh, nếu nói rằng ngoài cộng đồng người mắc bệnh thì họ đã đi đâu? Chẳng lẽ người bệnh ở nhà tự chữa? Tôi đã cố gắng để giải thích cho mọi người rằng không ai đi giấu dịch và không thể giấu được, nhưng ngày càng nhiều người hỏi về việc chính quyền có giấu dịch hay không, ngành y tế có giấu hay không.
Trước đó, đánh giá cao công tác phòng chống dịch Covid-19 khi Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, kiên quyết, hai tổ chức WHO và CDC muốn Việt Nam chia sẻ bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh.
Ông Kidong Park, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho rằng việc kiểm soát Covid-19 lây lan trên toàn cầu là vô cùng khó khăn, nên bày tỏ cộng đồng quốc tế cũng mong Việt Nam chia sẻ các bài học kinh nghiệm
Ông chia sẻ thêm là WHO đã khuyến cáo các nước cần làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó tình trạng Covid-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đại diện WHO ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị tốt công tác này, các kịch bản ứng phó với mọi tình huống, nhưng vẫn cần tiếp tục phải rà soát lại bởi khả năng này đang tới gần.
"WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên quy mô toàn cầu" - ông Park nói.
Trong khi đó đại diện US CDC, ông Mathew Moore, nhìn nhận: Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ từ trung ương tới địa phương nên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 16 ca nhiễm Covid-19 và đều đã được chữa khỏi.
Ông đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về bản đồ gen của virus gây bệnh ở Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để kiểm soát rủi ro; đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh.
Liên Khải
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Dịch do virus corona: Việt Nam có bao nhiêu phòng xét nghiệm SARS-CoV-2? Ngày 25/2, thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Khoảng 30 phòng xét nghiệm có thể xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (virus corona) trong thời gian tới. Kĩ thuật viên Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà. Ảnh:...