Vì sao bạn bị béo phì, phải làm gì ngay?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hơn 42% người Mỹ trưởng thành bị coi là béo phì.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này là tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh. ẢNH: SHUTTERSTOCK
CDC Mỹ giải thích: “Béo phì là một căn bệnh mạn tính nghiêm trọng và tỷ lệ béo phì tiếp tục gia tăng ở Mỹ”.
Trên thực tế, CDC Mỹ thậm chí còn sử dụng từ “dịch bệnh” để mô tả tình trạng béo phì.
1. Làm sao biết mình béo phì?
Tiến sĩ Artur Viana, Giám đốc lâm sàng Yale Medicine Metabolic Health & Weight Loss Program (Mỹ), tiết lộ rằng không có cách hoàn hảo để chẩn đoán béo phì nhưng cách phổ biến nhất để làm điều đó là tính chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể).
Ông Viana giải thích: “Đây là một con số thu được bằng cách lấy cân nặng của một người tính bằng kilogram chia cho bình phương chiều cao của họ tính bằng mét”.
Ông cho biết thêm: Chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là trong phạm vi béo phì.
2. Các yếu tố hàng đầu gây béo phì
Ít vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ béo phì. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Có nhiều yếu tố góp phần gây ra béo phì. Tiến sĩ Viana cho biết: “Béo phì có nhiều yếu tố, có nghĩa là nhiều yếu tố liên quan và đi từ di truyền, lối sống, các vấn đề sức khỏe tâm thần (chẳng hạn như chấn thương) đến tác dụng phụ của thuốc”.
Video đang HOT
CDC Mỹ cho biết thêm: “Các hành vi có thể bao gồm hoạt động thể chất, không vận động, chế độ ăn kiêng, sử dụng thuốc và các phơi nhiễm khác. Các yếu tố góp phần bổ sung bao gồm thực phẩm và môi trường hoạt động thể chất, giáo dục và kỹ năng, tiếp thị và quảng bá thực phẩm”, theo Eat This, Not That!
3. Nguyên nhân số 1 gây béo phì?
Theo tiến sĩ Viana, không có một nguyên nhân số 1. Ông tiết lộ: “Các chuyên gia y học về bệnh béo phì ước rằng có nguyên nhân số 1, vì điều này sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn rất nhiều”.
Cụ thể hơn một chút, thì nguyên nhân số 1 là “do ăn quá nhiều và vận động quá ít”.
Nếu bạn tiêu thụ nhiều năng lượng, đặc biệt là chất béo và đường, nhưng không đốt cháy năng lượng thông qua tập thể dục, thì phần lớn năng lượng dư thừa sẽ được cơ thể tích trữ dưới dạng mỡ”.
4. Làm thế nào để ngăn chặn?
May mắn thay, bệnh béo phì có thể ngăn ngừa được.
“Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này là duy trì lối sống lành mạnh bằng tập thể dục (khuyến nghị là ít nhất 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải, 5 lần một tuần) và chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các thực phẩm như protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây, và hạn chế tối đa thực phẩm chế biến”, tiến sĩ Viana gợi ý.
5. Phải làm gì nếu thấy các triệu chứng béo phì?
Nếu bạn bị béo phì, bạn nên hành động ngay lập tức. “Nếu bạn phải vật lộn với việc tăng cân và cảm thấy không khỏe mạnh hoặc tin rằng nó đang ảnh hưởng đến bạn theo một cách nào đó, hãy nói chuyện với bác sĩ, và nếu cần hãy gặp các bác sĩ chuyên khoa về bệnh béo phì”, tiến sĩ Viana khuyên, theo Eat This, Not That!
Bài thuốc trị thiếu máu não
Thiếu máu não được xem là bệnh lý "tiền đột quỵ"; tuy nhiên biểu hiện bệnh không rõ ràng và thường có dấu hiệu thoáng qua rồi hết.
Theo y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não, trong đó 2 nguyên nhân chủ yếu là xơ vữa thành mạch máu và thoái hóa đốt sống cổ khiến dòng máu lưu thông kém hiệu quả và không được bơm đầy đủ lên não.
Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, thiếu máu não sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và tỷ lệ tử vong. Khoảng 1/3 các trường hợp đột quỵ xuất hiện sau 1 hoặc nhiều cơn thiếu máu não thoáng qua. Thiếu máu não thoáng qua có thể xảy ra nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng trước khi bệnh nhân bị đột quỵ thật sự.
Về yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu não, bệnh hay gặp ở tuổi trung niên và đặc biệt là người lao động trí óc, căng thẳng tâm lý (stress), ô nhiễm môi trường, lối sống... Tiếp đến thường gặp ở người có bệnh nền về hệ tim mạch (tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường, người thừa cân, béo phì...).
Thoái hóa đốt sống cổ nguyên nhân gây thiếu máu não.
Trong y học cổ truyền, thiểu năng tuần hoàn não có thể điều trị kết hợp bằng các phương pháp như châm cứu, vật lý trị liệu, hoặc sử dụng những bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu... Tùy vào chứng trạng (biểu hiện) của bệnh nhân mà dùng bài thuốc phù hợp:
Biểu hiện: Nhức đầu, choáng váng, hoa mắt, ngực đầy tức, nôn và buồn nôn, không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng, nhợt. Mạch hoạt.
Bài thuốc: Bán hạ 16g, bạch truật 16g, trần bì 12g, mạch nha 16g, phục linh 16g, hoàng kỳ 12g, nhân sâm 6g, trạch tả 12g, thương truật 16g, thiên ma 12g, thần khúc 16g, hoàng bá 12g, can khương 6g.
Cách dùng: Bán hạ chế, bạch truật tẩm nước vo gạo sao, hoàng kỳ chích mật, thiên ma cám sao, hoàng bá rượu sao, can khương sao giòn. Các vị trên sắc với 1.700 ml, lọc bỏ bã lấy 250 ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.
Châm cứu: Châm bổ: Tỳ du, túc tam lý. Châm tả: Thủy phân, thái dương, phong long, bách hội, tứ thần thông.
Biểu hiện: đau đầu, choáng váng hoa mắt, căng cắn buốt 2 thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.
Bài thuốc: Thiên ma 16g, câu đằng 10g, thạch quyết minh 16g, sơn chi tử 12g, hoàng cầm 10g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, ích mẫu 10g, tang ký sinh 12g, phục thần 16g, hà thủ ô trắng 12g.
Cách dùng: Thiên ma cám sao, thạch quyết minh sống 1.800 ml nước, sắc còn 900 ml. Các vị còn lại cho vào sắc lọc bỏ bã lấy 250 ml, chia đều 5 phần, uống trong ngày.
Châm cứu: Châm bổ: Tỳ du, thận du, tam âm giao.
Châm tả: Thái dương, đầu duy, bách hội.
Châm tả huyệt bách hội trong điều trị thiếu máu não.
Biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mắt trắng bệnh, môi nhợt, ăn kém, ngại nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện sẻn, đại tiện lỏng, nặng thì choáng ngất, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.
Bài thuốc: Nhân sâm 8g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, phục linh 12g, cam thảo 6g, trần bì 8g, quế tân 6g, thục địa 24g, đương quy 16g, bạch thược 12g, viễn chí 6g, ngũ vị tử 6g.
Cách dùng: Hoàng kỳ chích mật, bạch truật hoàng thổ sao, viễn chí bỏ lõi chế. Các vị trên sắc với 1.800 ml, lọc bỏ bã lấy 250 ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.
Châm cứu: Châm bổ: Tâm du, tỳ du, tam âm giao, túc tam lý.
Châm bình bổ bình tả: Thái dương, phong trì, bách hội.
Biểu hiện: Đau đầu từng cơn, đầu choáng, hoa mắt, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng. Ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế, vô lực.
Bài thuốc: Hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g, nhục quế 4g, hắc phụ tử 4g,
Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.700 ml, lọc bỏ bã lấy 250 ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.
Châm cứu: châm bổ, châm ôn các huyệt tỳ du, thận du, mệnh môn, tam âm giao. Cứu quan nguyên, khí hải.
Để phòng bệnh, chưa có phương pháp nào có thể làm đảo ngược hoàn toàn quá trình thoái hóa nhưng việc cải thiện môi trường sống, xây dựng đời sống tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ, dinh dưỡng hợp lý và vận động đúng cách là cách tốt nhất trong phòng và chữa bệnh.
Cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt... và điều cần thiết nhất là hãy nhanh chóng đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có liệu trình điều trị phù hợp. Như vậy mới có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ do thiếu máu não gây ra.
Thực hư về lượng đường cần thiết cho cơ thể mỗi ngày Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính của con người để duy trì hoạt động của cả ngày. Tuy nhiên, nó được khuyến cáo tiêu thụ ở mức độ vừa phải để đảm cho một sức khỏe tốt. Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ? Đường có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên,...