Vì sao 55% dân Nga không sợ nCoV?
Bất chấp số ca tử vong vì Covid-19 kỷ lục, đường phố Moskva vẫn nhộn nhịp và khảo sát cho thấy 55% người Nga không sợ nhiễm virus.
Tối 15/10, tại quán bar Simach nổi tiếng ở trung tâm thủ đô Moskva của Nga, sàn nhảy cỡ nhỏ chật kín những người đang chìm đắm trong bầu không khí vui vẻ và đầy năng lượng, còn bên ngoài là hàng người dài đứng trò chuyện.
“Tạ ơn Chúa vì chúng tôi có thể đến bar và không có biện pháp hạn chế nào. Tôi phản đối phong tỏa, bởi điều đó sẽ hủy hoại công việc kinh doanh của tôi”, Natalia Draganova, 34 tuổi, chủ một cửa hàng quần áo nhỏ trong thành phố, cho biết.
Cảnh tượng này khiến người ta dường như quên rằng Nga đang là một trong những điểm nóng Covid-19 của thế giới, với số ca nhiễm và tử vong đều tăng kỷ lục. Hôm 18/10, Nga ghi nhận hơn 34.000 trường hợp tử vong vì Covid-19 trong một ngày, cao nhất kể từ đầu đại dịch, nâng tổng số ca tử vong lên hơn 225.00, cao nhất châu Âu.
Giới chức Nga cho biết số giường bệnh đang nhanh chóng cạn kiệt, trong khi chiến dịch tiêm chủng vẫn đình trệ. Vài khu vực tái áp đặt quy định quét mã QR để vào nơi công cộng, đồng thời bắt buộc tiêm chủng một số nhóm đối tượng nhất định.
Người dân thư giãn tại khu vực ngoài trời của một nhà hàng ở Moskva, Nga, hôm 14/7. Ảnh: AP .
Đối với nhiều người như Draganova, lệnh hạn chế mới gợi lại những ký ức đau buồn hồi tháng 3/2020, khi Nga bị phong tỏa hoàn toàn trong hơn hai tháng, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề.
“Tôi gần như mất tất cả, nên muốn điều đó đó bằng mọi giá”, Draganova nêu quan điểm được cho là tương tự nhiều người Nga khác. Trong làn sóng đại dịch đầu tiên, 60% hộ gia đình Nga cho biết họ bị mất thu nhập do khủng hoảng kinh tế. Đây dường như là một trong những lý do khiến họ tỏ ra không còn bận tâm đến tình trạng virus lây lan .
“Người Nga luôn lo lắng về tình hình kinh tế hơn là vấn đề đại dịch và được cho là không kỳ vọng nhiều vào hỗ trợ từ chính phủ. Vì vậy, nhiều người muốn đất nước mở cửa bất chấp số ca tử vong gia tăng”, Christian Frohlich, giáo sư xã hội học tại Trường Kinh tế Cao cấp Moskva, giải thích.
Sau khi áp dụng quy định quét mã QR hồi mùa hè, chính quyền Moskva nhanh chóng từ bỏ chương trình này do các chủ doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng doanh thu giảm.
Tuy nhiên, khi đối mặt với tình trạng gia tăng ca nhiễm mạnh hiện nay, Moskva đã có sự thay đổi khi thông báo quy định mới yêu cầu những người trên 60 tuổi chưa tiêm chủng Covid-19 làm việc tại nhà, tái áp đặt hạn mức về số người làm việc từ xa, đồng thời mở rộng quy định bắt buộc tiêm chủng đối với người lao động trong ngành dịch vụ. Các biện pháp dự kiến có hiệu lực từ ngày 25/10 và kéo dài đến 25/2 năm sau.
Kinh tế không phải lý do duy nhất khiến người Nga dường như chấp nhận chung sống với Covid-19. Theo các cuộc khảo sát, 55% người dân nước này cho biết họ không sợ nhiễm virus. Giới chuyên gia nhận định cách truyền tải thông điệp của Điện Kremlin đã dẫn đến tình trạng này .
Hôm 16/10, Phó chủ tịch Hạ viện Nga Pyotr Tolstoy thừa nhận sai lầm của chính quyền trong việc truyền đạt những mối nguy hiểm của đại dịch cho công chúng một cách hiệu quả. “Chúng tôi phải thành thật rằng chiến dịch truyền thông trong cuộc chiến chống Covid-19 của chính quyền đã thất bại”, ông nói.
Denis Volkov, giám đốc Trung tâm Levada, một tổ chức thăm dò độc lập, đánh giá chính phủ Nga đã đưa ra “quá nhiều thông điệp hỗn loạn tới công chúng về đại dịch”, trong khi giới truyền thông nhiều lần hạ thấp mức độ nghiêm trọng của virus.
“Khi giới chức bắt đầu đưa ra quan điểm nhất quán hơn thì đã quá muộn. Nhiều người không còn tin những phát ngôn chính thức”, Volkov nhận định. Theo một nghiên cứu, gần 2/3 người Nga tin rằng nCoV là vũ khí sinh học do con người tạo ra.
Volkov còn chỉ ra rằng Điện Kremlin từng nhiều lần tuyên bố chiến thắng đại dịch. “Nhiều người dân không còn nghiêm túc để tâm đến Covid-19 sau khi được nói đi nói lại rằng đại dịch đã chấm dứt. Điều này được phản ánh qua thái độ thiếu khẩn trương tiêm chủng Covid-19″, Volkov đánh giá.
Tính đến ngày 18/10, mới chỉ 32% trong gần 146 triệu dân Nga được tiêm chủng đầy đủ, dù đây là nước đầu tiên phê chuẩn vaccine Covid-19 từ tháng 8/2020 với vaccine Sputnik V. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hơn một nửa dân số không có kế hoạch đi tiêm.
Denis Protsenko, giám đốc bệnh viện Kommunarka, cơ sở điều trị chính cho bệnh nhân Covid-19 ở Moskva, hôm 15/10 đăng bài viết đầy cảm xúc nhấn mạnh tình trạng thiếu nhận thức đầy đủ về đại dịch, đồng thời kêu gọi người Nga tiêm chủng.
“Mọi người, Covid-19 có thật, không phải trò đùa hay chuyện hư cấu. Thật đáng kinh ngạc khi vẫn phải thuyết phục mọi người về điều đó trong năm đại dịch thứ hai”, ông cho biết trên mạng xã hội Telegram.
Giữa lúc người dân Moskva thoải mái tiệc tùng và ra ngoài dùng bữa vào cuối tuần, các bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch phải chứng kiến hiện thực đầy u ám.
“Tình trạng này không thể tiếp diễn. Chúng tôi không đủ sức chịu đựng thêm một làn sóng lây nhiễm nữa”, Katerina, y tá 24 tuổi làm việc tại bệnh viện Kommunarka, nêu ý kiến. Cô là một trong nhiều sinh viên y khoa được điều động làm việc tại các bệnh viện trên toàn quốc kể từ khi đại dịch bùng phát.
“Ngày nào tôi cũng chứng kiến những bệnh nhân ra đi, trong khi vaccine ở ngay đây. Điều này làm tôi vô cùng tức giận”, cô cho biết.
Video đang HOT
COVID-19 tới 6h sáng 20/10: Nga nghỉ làm toàn quốc để dập dịch; Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ nhiễm virus
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 379.000 ca nhiễm và 6.564 ca tử vong. Tổng thống Putin dự kiến tuyên bố 7 ngày không làm việc trên toàn quốc để dập dịch và Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ nhiễm virus dù đã tiêm đủ vaccine.
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 20/10 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 242.262.922 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.927.496 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 379.297 và 6.564 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 219.585.665 người, 17.749.761 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 78.134 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 54.876 ca nhiễm mới; tiếp theo là Anh (43.738) và Nga (33.740 ca). Nga liên tiếp đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.015 người chết trong ngày; tiếp theo là Romani (561 ca tử vong); và Ukraine (538 ca).
Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 45.967.190 người, trong đó có 748.223 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 34.108.323 ca nhiễm, bao gồm 452.684 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.664.879 ca bệnh và 603.855 ca tử vong.
Một quán cà phê mở cửa phục vụ khách tại thành phố Sydney, Australia ngày 11/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 78,1 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với gần 61,4 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 55 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là 38,13 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 8,5 triệu ca và châu Đại Dương trên 272.000 ca nhiễm.
Mỹ: Bộ trưởng An ninh Nội địa mắc COVID-19
Ngày 19/10 (theo giờ địa phương), Bộ An ninh Nội địa Mỹ thông báo người đứng đầu của cơ quan này, ông Alejandro Mayorkas, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-COV-2. Bộ trưởng Mayorkas được xác định mắc COVID-19 sau khi xét nghiệm theo quy trình trước khi đi công tác.
Ông Mayorkas đã được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19, tuy nhiên chưa tiêm mũi tăng cường. Hiện ông chỉ bị các triệu chứng nhẹ và phải cách ly và làm việc tại nhà. Theo kế hoạch, Bộ trưởng Mayorkas sẽ có chuyến công du tới Colombia cùng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Bộ trưởng Alejandro Mayorkas. Ảnh: CNN
Ông Mayorkas, 61 tuổi, là quan chức mới nhất trong chính quyền Mỹ thông báo nhiễm COVID-19 mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ. Trước đó, ngày 18/10, cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin L. Powell đã qua đời do biến chứng của COVID-19.
Nga sẽ nghỉ làm việc toàn liên bang để khống chế dịch
Ngày 19/10, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova đã đề nghị 1 tuần không làm việc. từ ngày 30/10-7/11, để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm COVID-19. Bà Golikova đưa ra đề xuất trên tại cuộc họp của Hội đồng điều phối chính phủ phòng chống COVID-19. Bà cho hay đã đề xuất áp dụng biện pháp trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga và cũng thừa nhận đây là biện pháp khó khăn, song hy vọng chính phủ và người dân ủng hộ để nhanh chóng dập dịch.
Theo Bloomberg, Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết Tổng thống Putin sẽ công bố nghỉ làm việc trên toàn quốc từ ngày 30/10 đến 7/11.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, chính quyền thành phố Moskva cũng ban hành loạt biện pháp cứng rắn để kiểm soát dịch. Theo đó, từ ngày 25/10, những người từ 60 tuổi trở lên chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ phải làm việc tại nhà; các doanh nghiệp, công sở buộc phải duy trì 30% số nhân viên làm việc từ xa.
Dự kiến, các biện pháp cứng rắn trên sẽ kéo dài đến ngày 25/2/2022. Những biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh nước Nga liên tiếp ghi nhận mức cao mới về số ca mắc và ca tử vong.
Bộ trưởng Y tế LB Nga, ông Mikhail Murashko lưu ý phần lớn bệnh nhân COVID-19 là những người chưa được tiêm chủng kịp thời. Theo ông, tỷ lệ gia tăng ca mắc COVID-19 trong tuần qua ở Nga là 12%. Thống kê của Hội đồng điều phối chính phủ phòng chống COVID-19 cho biết tỷ lệ miễn dịch cộng đồng tại Nga ước tính đạt 45%. Tính đến ngày 15/10, 51.018.767 người dân tại Nga đã tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên, 47.558.639 người được tiêm đủ liều. Tại thủ đô Moskva, tỷ lệ miễn dịch cộng đồng đạt 61% với 5.199.951 người tiêm mũi thứ nhất và 4.784.127 người đã tiêm đủ 2 liều.
Anh: Tiêm chủng chậm, số trẻ em mắc COVID-19 gia tăng
Sự lây lan của dịch COVID-19 ở trẻ em tại vùng England thuộc Vương quốc Anh là nguyên nhân khiến số ca mắc mới gia tăng gần đây trên toàn quốc, đồng thời khiến nhiều nhà khoa học quan ngại về tiến độ chậm trễ trong việc triển khai tiêm vaccine tại các trường học.
Số ca mắc COVID-19 tại Anh nhìn chung hiện cao hơn nhiều so với các nước châu Âu khác và đang ngày một tăng lên. Một cuộc khảo sát được công bố hồi tuần trước cho thấy tỷ lệ lây lan ở mức cao nhất kể từ tháng 1 năm nay, với 8% số học sinh trung học sơ sở mắc bệnh. Tỷ lệ tiêm chủng cho nhóm tuổi đến trường ở vùng England đang tụt hậu so với nhiều quốc gia châu Âu khác và thậm chí với cả vùng Scotland.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại một trung tâm y tế ở London, Anh ngày 5/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới, nhà virus học Lawrence Young tại Đại học Warwick nhấn mạnh: "Rõ ràng điều đáng lo ngại lúc này là chương trình tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi đang diễn ra không được suôn sẻ". Chuyên gia này lưu ý sự lây lan của các loại virus khác có thể tạo ra một "cơn bão hoàn hảo" trong mùa Đông cho Cơ quan Y tế quốc gia (NHS) nếu số ca mắc lây lan sang người lớn tuổi hơn và dễ bị tổn thương hơn.
Tháng trước, các quan chức y tế Anh đã khuyến nghị tất cả trẻ em từ 12 đến 15 tuổi nên được tiêm vaccine ngừa COVID-19 để tránh gián đoạn việc học tập. Với việc nhiều học sinh và giáo viên đã bị mắc COVID-19 trong thời gian không đến trường, một số nhà khoa học cho rằng việc triển khai kế hoạch tiêm chủng này là quá chậm trễ. Dữ liệu được công bố trong ngày 14/10 cho thấy 28,8% trẻ em ở độ tuổi 12-17 đã được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Một số nước câu Âu: Ca mắc và tử vong tăng kỷ lục
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bucharest, Romania. Ảnh: AFP/TTXVN
Ukraine ngày 19/10 ghi nhận dấu mốc buồn khi có thêm 538 ca tử vong trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Nước này cũng ghi nhận 15.579 ca mắc mới và thêm 2.852 ca nhập viện. Tới nay, Ukraine đã ghi nhận hơn 2,6 triệu ca mắc và 61.000 ca tử vong vì COVID-19.
Ukraine đang nỗ lực thuyết phục người dân loại bỏ tâm lý hoài nghi để đi tiêm chủng. Chiến dịch tiêm chủng cũng gặp trở ngại do vấn nạn làm giả giấy chứng nhận tiêm vaccine và xét nghiệm PCR. Theo số liệu của chính phủ, hiện mới chỉ 16% dân số Ukraine đã được tiêm đủ liều vaccine.
Bulgaria cùng ngày cũng thông báo có thêm 4.979 ca mới, mức tăng cao nhất được ghi nhận trong một ngày, trong bối cảnh biến thể Delta đang lây lan mạnh. Số ca tử vong cũng tăng lên 22.488 ca sau khi có thêm 214 người không qua khỏi.
Bulgaria đã chứng kiến sự gia tăng số ca mắc COVID-19 kể từ đầu tháng 9. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng của nước này vẫn ở mức thấp do tâm lý hoài nghi vaccine. Hiện mới chỉ có 24% dân số trưởng thành được tiêm đủ liều, so với mức trung bình là 74% ở Liên minh châu Âu (EU). Hơn 6.200 người đang phải điều trị nội trú, trong đó có 537 bệnh nhân được điều trị tích cực.
Romania ngày 19/10 ghi nhận ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục 18.863 ca. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 574 ca tử vong, cũng là mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bucharest, Romania. Ảnh: AFP/TTXVN
Ấn Độ hoãn kế hoạch cung cấp vaccine COVID-19 cho COVAX
Ngày 19/10, hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn tin cho biết Ấn Độ đã hoãn cam kết cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ không "cắt ngắn giai đoạn" để cấp phép sử dụng vaccine Covaxin do Ấn Độ tự bào chế.
Trước đó, Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đã ký các hợp đồng cung cấp hàng trăm triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca cho COVAX và những nước như Bangladesh. Sản lượng vaccine của SII đã tăng hơn gấp 3 lần từ tháng 4, đến nay đạt 220 triệu liều/tháng. Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới này đã nối lại hoạt động xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 10, sau 6 tháng tạm dừng do sự bùng phát của làn sóng dịch ở trong nước. Ấn Độ đã gửi 4 triệu liều cho các nước như Bangladesh và Iran, nhưng chưa gửi cho COVAX.
Một nguồn tin cho biết Ấn Độ vẫn chưa xác nhận bất cứ đợt cung cấp nào cho cơ chế COVAX dù Bộ Y tế nước này hồi tháng 9 đã hứa thực hiện cam kết với COVAX và nhiều nước khác trong quý IV.
Hàn Quốc áp dụng "thẻ vaccine"
Kế hoạch "Sống chung với COVID-19" được thúc đẩy sau khi chiến dịch tiêm chủng quốc gia ở Hàn Quốc được đẩy mạnh trong vài tháng qua. Tính đến ngày 18/10, 64,6% trong số 52 triệu người Hàn Quốc đã được tiêm đủ 2 mũi và 78,7% đã được tiêm mũi đầu tiên. Các nhà hàng vẫn mở cửa đón khách, song theo quy định hiện hành, quán ăn chỉ phục vụ tối đa 4 khách/bàn nếu khách đã tiêm đủ 2 mũi.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP /TTXVN
Kế hoạch trở lại cuộc sống bình thường mới đang được Hàn Quốc triển khai một cách thận trọng và chính phủ dự kiến áp dụng "Thẻ vaccine". Quy định này sẽ cho phép những người tiêm chủng đầy đủ được tiếp cận không hạn chế các dịch vụ, trước tiên là các sự kiện thể thao.
Việc "Sống chung với COVID-19" được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt những tác động tiêu cực của đại dịch kéo dài, ảnh hưởng tới tình trạng bất ổn tâm lý ở một bộ phận người dân, đồng thời giảm thiểu những thiệt hại tài chính mà dịch bệnh gây ra cho các doanh nghiệp nhỏ và giới thương nhân.
Theo các chuyên gia, miễn dịch cộng đồng có thể đạt được khi hơn 85% dân số Hàn Quốc được tiêm đủ liều vào đầu năm tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo rằng quốc gia này nên chuẩn bị cho khả năng số ca mắc mới hằng ngày có thể tăng trở lại.
Singapore: Ca bệnh tăng gây áp lực lên các bệnh viện
Theo Straits Times, Bộ Y tế Singapore ngày 19/10 cho biết, số lượng bệnh nhân COVID-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tiếp tục tăng, khiến các bệnh viện chịu áp lực và căng thẳng đáng kể.
Bộ Y tế Singapore cho biết: "Đáng tiếc, số lượng người trên 60 tuổi không được tiêm phòng và người nhiễm bệnh đã tăng trong vài ngày qua, lên đến hơn 100 người một ngày. Họ có nguy cơ bị ốm rất nặng. Số lượng người cần chăm sóc ICU tiếp tục tăng, và điều này đã khiến các bệnh viện của chúng tôi chịu áp lực và căng thẳng đáng kể."
Bộ trên kêu gọi mọi người, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh nền, rủi ro cao, cần hạn chế các hoạt động xã hội và chỉ ra ngoài vì các hoạt động thiết yếu.
Cùng ngày 19/10, 7 người Singapore, từ 57 đến 90 tuổi, đã tử vong vì các biến chứng liên quan đến COVID-19, nâng số người chết lên 246.
Nhân viên sân bay tại khu vực ga quốc tế của sân bay Ngurah Rai trên đảo Bali, Indonesia, ngày 14/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia đủ cơ sở để mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho rằng dịch COVID-19 không bùng phát mạnh dù kỳ nghỉ lễ Pchum Ben ở nước này từ ngày 5-7/10 có một lượng lớn người dân đổ về vùng nông thôn đoàn viên gia đình theo truyền thống, hoặc tập trung ở những điểm du lịch lớn trên khắp cả nước.
Trong bài phát biểu đặc biệt gửi tới người dân cả nước ngày 19/10, Thủ tướng Hun Sen cho biết số ca lây nhiễm mới và tử vong do dịch COVID-19 vẫn ở mức ổn định, thậm chí thấp hơn so với trước kỳ nghỉ lễ Pchum Ben.
Báo Phnom Penh Post dẫn lời Thủ tướng Hun Sen đánh giá: "Sau kỳ nghỉ lễ Pchum Ben, khi người dân di chuyển tới rất nhiều nơi, chúng ta thấy rằng số ca nhiễm mới không tăng mà thay vào đó lại giảm, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức ổn định và có xu hướng giảm dần". Theo Thủ tướng Hun Sen, đây là minh chứng cho thành công của Campuchia trước khi mở cửa hoạt động toàn bộ các lĩnh vực của đất nước.
Người dân di chuyển trên đường phố thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 26/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 6/10, Thủ tướng Hun Sen nhận định kỳ nghỉ lễ Pchum Ben năm nay là phép thử để xem xét khả năng Campuchia mở cửa hoàn toàn vào cuối năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn kéo dài.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại tỉnh Narathiwat, Thái Lan, ngày 11/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia đạt nhiều tiến bộ trong kiểm soát đại dịch
Bộ Y tế Malaysia (MOH) cho biết ngày 19/10 nước này đã ghi nhận 5.745 ca mắc mới. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, quốc gia trên khống chế được số ca mắc dưới mốc 6.000 ca - mức thấp nhất trong hơn 100 ngày qua.
Trên trang facebook cá nhân, Tổng Thư ký Bộ Y tế, Tiến sĩ Noor Hisham chia sẻ rằng nhận thức của cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Cụ thể là việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và tuân thủ các quy định giãn cách. Điều này góp phần tự bảo vệ bản thân cũng như những người thân trong gia đình.
Trên thực tế, số ca mắc mới COVID-10 tại Malaysia đã liên tục giảm từ ngày 3/10 vừa qua, trong khi tỷ lệ lây nhiễm quốc gia (Rt) giảm xuống còn 0,88 so với thời kỳ đỉnh điểm là 1,4. Tín hiệu tích cực tiếp theo là tỷ lệ khỏi bệnh đạt 92,6% và khoảng 98,2% số ca mắc mới đều có triệu chứng nhẹ, chỉ có 1,8% là triệu chứng nặng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho thanh thiếu niên tại Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng với đó, tỷ lệ bao phủ vaccine đang ngày càng được trải rộng. Tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 95% dân số trưởng thành ở nước này đã hoàn thành việc tiêm chủng. 78,2% thanh thiếu niên đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Song song với đó là tỷ lệ sử dụng giường điều trị tích cực giảm từ hơn 100% xuống còn 65%.
Lào: Ca mắc COVID-19 tăng cao trở lại
Bộ Y tế Lào ngày 19/10 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 657 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 656 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, đến nay tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 32.971 trường hợp.
Theo Bộ trên, nước này cũng có thêm 5 ca tử vong do COVID-19, đây là con số cao nhất trong một ngày được báo cáo; nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch đến nay lên 45 trường hợp. Như vậy, chỉ tính riêng từ đầu tháng 10 đến nay, Lào đã ghi nhận 27 trường hợp tử vong và hầu hết đều là người cao tuổi, có bệnh lý nền và chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Bên cạnh đó, số ca mắc COVID-19 mới tại Lào cũng tăng cao trở lại. Đáng chú ý là tình hình dịch bệnh tại thủ đô Viêng Chăn sau 2 ngày có chiều hướng giảm thì ngày 19/10 lại ghi nhận số ca cộng đồng ở mức 3 con số và đứng đầu cả nước với 239 trường hợp. Điều này khiến số bản được quy định là vùng đỏ tại thủ đô vẫn ở mức cao với 227 bản tại 7 quận.
Một tuyến phố bị phong tỏa để phòng dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước tình hình trên, Bộ Y tế Lào yêu cầu các tỉnh, thành tiếp tục tập trung vào việc phòng ngừa và điều trị kịp thời cho người mắc COVID-19; khẩn trương vệ sinh, khử khuẩn địa điểm làm việc và nơi ở của người nhiễm bệnh, đưa người tiếp xúc gần đi xét nghiệm và cách ly theo quy định.
Lý do khiến lễ hoá trang biến thành sự kiện 'siêu lây nhiễm' COVID-19 ở Đức Lễ hội hoá trang tại toà thị chính Gangelt giáp biên giới Hà Lan bị ví là "Vũ Hán của Đức" sau khi trở thành nơi làm bùng phát dịch ở bang North-Rhine Westphalia năm ngoái. Nhà virus học Hendrik Streeck, một trong những tác giả của nghiên cứu, chỉ ra hệ thống thông gió kém là yếu tố chính dẫn đến sự...