Vì S-400, Mỹ bị đồng minh “phản đòn” đau đớn
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua (6/3) đã làm rõ những tranh luận về thỏa thuận mua S-400 mà Ankara ký với Moscow. Theo đó, ông này tuyên bố, chính phủ của ông sẽ không hủy bỏ hợp đồng S-400 bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ đồng minh Washington.
“Mọi việc đã xong. Chúng tôi là một đất nước Thổ Nhĩ Kỳ độc lập, chúng tôi không phải là nô lệ”, Tổng thống Erdogan cứng rắn cho biết, nhấn mạnh rằng các chữ ký đã được đặt lên thỏa thuận và rằng hoạt động bàn giao S-400 đầu tiên sẽ được thực hiện ngay trong tháng Bảy này.
Tướng Lục quân Curtis Scaparrotti – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Châu Âu của Mỹ, hôm 5/3 đã đề nghị Quốc hội Mỹ về việc nếu Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết theo đuổi hợp đồng mua S-400 từ Nga thì Mỹ sẽ hủy bỏ việc bàn giao các chiến đấu cơ F-35 cho đồng minh Ankara.
“Lời khuyên quân sự tốt nhất của tôi là chúng ta sẽ không thực hiện cam kết bán các chiến đấu cơ F-35, cho nó bay hoặc làm việc với một đồng minh đang sử dụng các hệ thống của Nga, đặc biệt là các hệ thống phòng không – thứ mà tôi có thể nói là một trong những vũ khí có năng lực công nghệ tối tân hàng đầu”, Tướng Lục quân của Mỹ – ông Curtis Scaparrotti cho biết trong phiên điều trận tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Ông Scaparrotti là người đứng đầu các lực lượng Mỹ ở Châu Âu đồng thời cũng là Chỉ huy Tối cao của Liên minh NATO ở Châu Âu.
Đây không phải là lần đầu tiên có một vị quan chức cấp cao của Mỹ nói đến việc không bán các chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này mua tên lửa S-400 của Nga.
Video đang HOT
Giới chức Mỹ trước đó còn cảnh báo, nếu Ankara thúc đẩy kế hoạch mua các hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga thì Washington cũng sẽ rút lại lời đề nghị bán gói tên lửa Patriot đình đám của tập đoàn Raytheon cho Thổ Nhĩ Kỳ – một thỏa thuận trị giá 3,5 tỉ USD.
Với những gì đang diễn ra, Mỹ rõ ràng chưa chịu chấp nhận việc đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của họ sẽ mua các hệ thống S-400 của Nga. Giới chức Washington vẫn hy vọng xoay chuyển được tình thế.
Tuy nhiên, câu trả lời thẳng thừng và có phần phũ phàng mà Tổng thống Erdogan vừa đưa ra chắc chắn sẽ khiến Mỹ phải chấp nhận thực tế không thể thay đổi là đồng minh của họ sẽ không từ bỏ S-400.
Ngoài việc khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia “độc lập, không phải nô lệ”, Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn đùa rằng, chính phủ của ông sau này còn cân nhắc đến việc sẽ mua dòng tên lửa S-500 Prometey (Prometheus) – phiên bản tối tân và mạnh hơn S-400 hiện giờ. S-500 đến thời điểm này vẫn còn chưa được đưa vào hoạt động hoàn chỉnh trong quân đội Nga. Năng lực của S-500 được cho là tương đương với hệ thống THAAD của Mỹ khi nó được đưa vào biên chế của quân đội Nga năm 2020.
Ông Erdogan còn nhắn nhủ rằng, Mỹ không nên cố tìm cách trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các biện pháp thương mại, nhấn mạnh rằng Ankara đã chuẩn bị sẵn các biện pháp của riêng mình.
Washington liên tục đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này mua các hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Ankara đã ký một thỏa thuận 2,5 tỉ USD để mua 4 hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-400 của Nga. Nga dự kiến cung cấp các tổ hợp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ ngay trong năm nay hoặc đầu năm 2020.
Hợp đồng mua các khẩu đội tên lửa phòng không tinh vi S-400 của Nga là thỏa thuận vũ khí ý nghĩa nhất của Ankara với một quốc gia không phải là thành viên của NATO.
Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây đặc biệt quan ngại về hợp đồng vũ khí nói trên. Giới chức Mỹ trong thời gian qua liên tiếp đe dọa sẽ tung đòn trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ vì hợp đồng S-400. Mặc dù vậy, mọi lời cảnh báo và đe dọa của Mỹ không làm Ankara dao động trong quyết tâm có được những hệ thống phòng không cực mạnh của Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Tổng thống Erdogan: Các vùng an toàn tại Syria nên do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan mới đây cho biết bất kỳ vùng an toàn nào tại Syria gần biên giới với nước này cần phải nằm dưới quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: RT
Thông tin này được đưa ra sau khi một quan chức Mỹ cho hay nước này sẽ để lại 400 lính tại Syria, khác với những gì ông Trump tuyên bố trước đó về việc rút quân khỏi đây.
" Nếu có bất kỳ vùng an toàn nào gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thì chúng tôi nên là người kiểm soát chúng", ông Erdogan cho hay.
Ông Trump đã tuyên bố rút 2.000 lính khỏi Syria vào tháng 12 năm ngoái sau khi tuyên bố chiến thắng trước lực lượng khủng bố IS.
Sau đó, ông đã cải chính rằng nên để lại 200 quân tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình tại khu vực an toàn ở Đông Bắc Syria.
Một quan chức khác mới đây cho biết 200 lính nữa sẽ được điều tới một khu vực vùng an toàn khác.
Hoàng Việt (Theo Reuters)
Theo CLO
Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tạo ra cơ chế trao đổi thương mại với Iran Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh Cơ chế cho vay phục vụ mục đích đặc biệt (SPV) của EU nhằm hỗ trợ cho trao đổi thương mại không sử dụng đồng USD với Iran, đồng thời tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trong cuộc gặp người đồng cấp Iran Hassan...