Vì học trò và nhà giáo, xin Bộ hãy trả lại 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật

Theo dõi VGT trên

Môn học riêng, dạy riêng, kiểm tra riêng thì không có lí do gì Bộ lại yêu cầu cộng dồn kết quả 2 bài kiểm tra Âm nhạc và Mĩ thuật để ra kết quả môn Nghệ thuật.

Ngày 10/10/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết: “Ghép 2 môn Âm nhạc với Mĩ thuật thành môn Nghệ thuật, vụ “cưỡng hôn” kỳ dị” của tác giả Hương Mai, phản ánh về sự “kỳ dị” đối với môn Nghệ thuật ở cấp trung học cơ sở.

Sự “kỳ dị” khi mà chương trình môn Âm nhạc và Mĩ thuật khác nhau, sách giáo khoa khác nhau, giáo viên khác nhau, dạy và kiểm tra thường xuyên, định kỳ khác nhau nhưng cuối cùng lại “ép” chung một kết quả của môn Nghệ thuật.

Chính từ sự gán ghép khiên cưỡng như vậy nên nhiều giáo viên lo ngại bởi môn học này có nhiều bất cập trong việc đ.ánh giá, xếp loại và nhận xét kết quả học tập của học trò vào thời điểm cuối học kỳ, cuối năm học và tất nhiên nó còn nhiều cảnh tréo ngoe khác nữa.

Vì học trò và nhà giáo, xin Bộ hãy trả lại 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật - Hình 1

“Ép duyên” môn Âm nhạc và Mĩ thuật thành môn… Nghệ thuật là tùy tiện

Khi đọc nội dung Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022, chúng tôi thực sự bất ngờ khi thấy Bộ hướng dẫn về môn Nghệ thuật như sau:

Môn Nghệ thuật bao gồm 02 nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật, mỗi nội dung chọn 01 kết quả kiểm tra, đ.ánh giá thường xuyên trong từng học kì; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đ.ánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Bài kiểm tra, đ.ánh giá định kì bao gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đ.ánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra, đ.ánh giá định kì được đ.ánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đ.ánh giá mức Đạt “.

Như vậy, từ những môn học độc lập, bây giờ Bộ gọi là “nội dung Âm nhạc” và “nội dung Mĩ thuật” nghe thấy…kì kì.

Năm nay, áp dụng chương trình mới ở lớp 6 và 3 năm nữa là xong ở cấp trung học cơ sở. Lúc đó, có lẽ giáo viên môn Âm nhạc, Mĩ thuật sẽ được gọi là giáo viên “nội dung Âm nhạc” và “giáo viên nội dung Mĩ thuật” chứ nếu gọi là “giáo viên môn Âm nhạc hay Mĩ thuật e là sẽ không còn phù hợp nữa.

Chính vì thế, phía sau bài viết: “Ghép 2 môn Âm nhạc với Mĩ thuật thành môn Nghệ thuật, vụ “cưỡng hôn” kỳ dị” của tác giả Hương Mai, chúng tôi thấy có những phản hồi của bạn đọc rất đáng quan tâm.

Bạn đọc Tường Vi viết: ” Tôi là giáo viên Mĩ thuật giảng dạy hơn 10 năm và tôi thấy bài viết đã đưa lên tiếng nói giúp giáo viên chúng tôi, thực sự là khiên cưỡng và gây khó khăn cho giáo viên môn ….Nghệ thuật “.

Bạn đọc Nguyễn Hòa phản hồi rằng: ” Cực kỳ phi lý chúng tôi là giáo viên môn Mĩ thuật 24 năm dạy học ko hề phục cách ghép này bởi nó hoàn toàn khác biệt chẳng liên quan gì đến nhau.

Nói là giảm tải nhưng lại mang áp lực nặng nề ko hề nhỏ cho giáo viên chúng tôi. Đề nghị Bộ Giáo dục cần xem xét kỹ hãy “ép hôn “.

Bạn đọc Tô Mạnh thì viết: ” Tôi là giáo viên Mĩ thuật đã giảng dạy hơn 30 năm, bài báo nói đúng thực tế khó xử của giáo viên Âm nhạc và Mĩ thuật với quy định mới rất vô lý.

Bộ Giáo dục cần xem xét và điều chỉnh cho phù hợp chứ gộp chung kiểm tra, đ.ánh giá 2 môn độc lập thành 1 là gây khó cho giáo viên và cả nhà trường, nên tách ra như cũ thì chuẩn hơn. Không hiểu gộp vào thế để làm gì (!?)”.

Video đang HOT

Nhìn chung, nội dung bài báo và những phản hồi của bạn đọc sau bài viết cũng như những phản hồi của nhiều thầy cô giáo sau khi bào báo này được chia sẻ trên một số trang mạng xã hội đều không đồng tình với cách “gán ghép” môn học Nghệ thuật.

Tuy nhiên, một khi Bộ đã có chủ trương và đã hướng dẫn bằng Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH thì thường rất khó thay đổi và có thể kết quả môn Nghệ thuật sẽ phải “chung sống” với nhau lâu dài.

Bộ nên thay đổi quan điểm chỉ đạo của mình về môn Nghệ thuật ở cấp trung học cơ sở

Năm nay là năm đầu tiên ngành giáo dục tiến hành giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 6 nên những bất cập nếu được điều chỉnh ngay từ ban đầu sẽ thuận lợi hơn sau này rất nhiều.

Thực tế cho thấy, môn Âm nhạc và Mĩ thuật đang được Bộ triển khai hoàn toàn riêng biệt từ chương trình, sách giáo khoa đến người dạy hay lúc cho học sinh kiểm tra thường xuyên, định kỳ.

Một khi mà 2 môn học này không hề có điểm giao thoa nào có nghĩa là nó tồn tại hoàn toàn độc lập với nhau thì không nên cộng kết quả bài kiểm tra định kỳ môn Âm nhạc và Mĩ thuật với nhau để ra kết quả “Đạt” hay “Chưa đạt”.

Sự cộng dồn như vậy để ra môn…Nghệ thuật, để giảm số môn, giảm đầu điểm thực ra không có nhiều ý nghĩa mà gây khó, phức tạp cho nhà trường, giáo viên trong chỉ đạo và thực hiện công việc.

Nó không chỉ khó, bất cập nếu kết quả môn này “Đạt” mà môn kia “Chưa đạt” thì sẽ xếp loại chung môn học ra sao? Đồng thời, nó còn phức tạp khi giáo viên phải ngồi thống nhất với nhau kết quả học tập của học trò. Sau đó phân công ai vào kết quả, ai nhận xét, ai ký tên vào sổ điểm và học bạ của học trò.

Trong khi, mỗi giáo viên cấp trung học cơ sở dạy mỗi tuần 19 tiết, cũng đồng nghĩa là 19 lớp nên số lượng học sinh cần thống nhất về kết quả nhiều khi lên đến 8-9 trăm em nên chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian vào công việc này.

Vẫn biết, khi văn bản đã ban hành thì việc thay đổi nội dung sẽ…khó khăn bởi thay đổi cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận bất hợp lý trong chỉ đạo, điều hành ban đầu của Bộ về môn học này.

Song, vì lợi ích chung của người dạy, người học thì lãnh đạo Bộ nên có sự thay đổi về môn học này cho nó hợp lý, tránh những rắc rối, phiền hà khi giáo viên cộng dồn kết quả ở thời điểm cuối học kỳ, cuối năm học.

Đã là môn học riêng, dạy riêng, kiểm tra riêng thì không có lí do gì Bộ lại yêu cầu cộng dồn kết quả 2 bài kiểm tra Âm nhạc và Mĩ thuật để ra kết quả môn Nghệ thuật.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.

Ghép 2 môn Âm nhạc với Mĩ thuật thành môn Nghệ thuật, vụ "cưỡng hôn" kỳ dị

Chương trình, sách giáo khoa Âm nhạc và Mĩ thuật riêng, giáo viên dạy riêng nhưng bài kiểm tra định kỳ thì lại chung với nhau 1 kết quả của môn... Nghệ thuật.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều môn học tích hợp đang được triển khai ở lớp 6 trong năm học 2021-2022 và nó đang khiến cho giáo viên dạy các môn học này bị rối. Sự việc này không chỉ giáo viên mà ngay cả lãnh đạo nhà trường cũng rối theo.

Phần lớn các trường vẫn đang xếp thời khóa biểu độc lập giữa các phân môn với nhau và phân môn của ai thì người đó dạy. Bởi, khi tập huấn chương trình mới thì giáo viên vẫn được tập huấn các phân môn riêng lẻ...

Sách giáo khoa các môn học tích hợp về cơ bản vẫn trình bày theo từng phân môn riêng biệt, thậm chí là 2 quyển sách giáo khoa khác nhau nhưng điểm đến của các môn học này là các bài kiểm tra định kỳ, điểm trung bình môn, nhận xét về phẩm chất, năng lực giữa các phân môn sẽ chung với nhau.

Ghép 2 môn Âm nhạc với Mĩ thuật thành môn Nghệ thuật, vụ cưỡng hôn kỳ dị - Hình 1

Sách giáo khoa mới bộ Cánh Diều vẫn có 2 cuốn độc lập Âm nhạc, Mĩ thuật trong 1 môn "tích hợp" Nghệ thuật, ảnh chụp màn hình.

Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi muốn đề cập đến môn Nghệ thuật ở cấp trung học cơ sở khi nó được "tích" từ 2 môn học độc lập là Âm nhạc và Mĩ Thuật. Song, liệu Bộ chủ trương "tích" 2 môn học này thành 1 môn thì nó có "hợp" hay không?

Tất cả đều riêng, chỉ có tên môn học là chung

Thời gian qua, trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải khá nhiều những bài viết về chủ đề các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở như môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lý và những bài viết này đã nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả trên cả nước.

Tuy nhiên, những môn học này đang có một điểm chung là chương trình môn học, sách giáo khoa chung với nhau, một số trường đã bố trí 1 giáo viên giảng dạy luôn cả 2-3 phân môn.

Điều chúng tôi thấy khá bất ngờ là môn Âm nhạc và môn Mĩ thuật ở cấp tiểu học và trung học cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được gọi bằng một cái tên rất mới, đó là môn Nghệ thuật.

Ghép 2 môn Âm nhạc với Mĩ thuật thành môn Nghệ thuật, vụ cưỡng hôn kỳ dị - Hình 2

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành sách giáo khoa Nghệ thuật 6 với hai phần nội dung tách biệt, Âm nhạc và Mĩ thuật, ảnh chụp màn hình.

Thế nhưng, cách triển khai môn Nghệ thuật ở 2 cấp học này lại hoàn toàn khác nhau.

Ở tiểu học thì nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật của môn Nghệ thuật (đã áp dụng ở lớp 1 và lớp 2) đang được thực hiện riêng lẻ. Sách giáo khoa riêng, giáo viên riêng và đ.ánh giá, nhận xét kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ cũng được thực hiện độc lập hoàn toàn với nhau.

Trong khi, môn Nghệ thuật ở cấp trung học cơ sở thì có những điểm khác cơ bản, đó là dù sách giáo khoa riêng, giáo viên dạy riêng nhưng bài kiểm tra định kỳ (kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ) thì lại chung với nhau 1 kết quả.

Điều này đã được thể hiện rõ tại Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 mà Bộ đã ban hành trong thời gian qua.

Trong đó nêu rõ: " Môn Nghệ thuật bao gồm 02 nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật, mỗi nội dung chọn 01 kết quả kiểm tra, đ.ánh giá thường xuyên trong từng học kì; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đ.ánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Bài kiểm tra, đ.ánh giá định kì bao gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đ.ánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra, đ.ánh giá định kì được đ.ánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đ.ánh giá mức Đạt ".

Với cách hướng dẫn như thế này, rõ ràng Bộ đang làm khó giáo viên Âm nhạc và Mĩ thuật khi kiểm tra định kỳ, thống nhất kết quả và nhận xét cho học trò.

Môn Âm nhạc và Mĩ thuật cùng chung cột điểm định kỳ thì được gọi là môn...Nghệ thuật!

Đọc hướng dẫn về môn Nghệ thuật ở Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH, chúng tôi thấy...băn khoăn vô cùng.

Thứ nhất: theo quan điểm cá nhân, chúng tôi nhận thấy bản chất của môn Âm nhạc và môn Mĩ thuật chẳng có gì liên quan với nhau. Dù 2 môn học này đều là những môn học đòi hỏi năng khiếu của học trò và nó đều hướng tới cái đẹp nhưng điểm chung về kiến thức môn học thì gần như không có.

Thứ hai: khi đọc lại Chương trình môn học, chúng tôi vẫn thấy Bộ viết riêng lẻ, độc lập với nhau, không có gì chung cả. Sách giáo khoa lớp 6 hiện nay có 3 bộ, chúng tôi tham khảo và thấy cũng viết riêng 2 nội dung này thành 2 cuốn sách giáo khoa khác nhau.

Các trường học cũng bố trí phân công, xếp thời khóa biểu 2 giáo viên dạy độc lập. Kiểm tra thường xuyên cũng được thực hiện riêng. Thế nhưng, không hiểu tại sao Bộ "ép duyên" thành môn Nghệ thuật?

Trong khi, mọi thứ đều riêng mà đến kiểm tra định kỳ thì Bộ lại hướng dẫn: " kết quả bài kiểm tra, đ.ánh giá định kì được đ.ánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đ.ánh giá mức Đạt "?

Như vậy, Bộ có làm khó giáo viên dạy 2 phân môn này không?

Dù vẫn biết rằng những môn học này thì ít khi giáo viên xếp loại học sinh ở mức Chưa đạt nhưng nếu có trường hợp một học sinh đạt kết quả bài kiểm tra định kỳ là Đạt ở nội dung Âm nhạc nhưng lại Chưa đạt ở nội dung Mĩ thuật thì giáo viên sẽ giải quyết ra sao?

Bởi, tại khoản 1, Điều 9, Thông tư 22/2021/TT- BGDĐT quy định về đ.ánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đối với những môn học đ.ánh giá bằng nhận xét như sau:

"- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đ.ánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đ.ánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đ.ánh giá mức Đạt.

Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đ.ánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đ.ánh giá mức Đạt.

Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đ.ánh giá mức Chưa đạt ".

Rõ ràng, việc Bộ "gán ghép" nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật để thành môn Nghệ thuật là một điều khiên cưỡng, không khoa học và gần như nó chẳng có ý nghĩa gì khi ghép môn với nhau.

Chỉ có một điều duy nhất là làm phức tạp vấn đề cho giáo viên dạy môn học này bởi sách giáo khoa riêng, kiểm tra riêng nhưng kết quả kiểm tra định kỳ lại ép cộng dồn lại với nhau để ra chung một kết quả.

Từ đó, 2 giáo viên phải vào kết quả học tập của học trò chung 1 cột, nhận xét năng lực, phẩm chất chung cho 1 môn học. Trong khi, bản chất của Âm nhạc và Mĩ thuật hoàn toàn khác nhau, chương trình và sách giáo khoa cũng khác nhau, nó chỉ có 1 tên gọi dung là môn....Nghệ thuật mà thôi?

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam
16:43:45 04/07/2024
Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
19:38:54 04/07/2024
"Ác phụ" hại chồng rồi bỏ trốn sang Trung Quốc tái hôn, 10 năm sau bị bắt
16:25:49 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hồ Kẻ Gỗ - điểm đến hấp dẫn giải nhiệt mùa Hè

Du lịch

22:17:28 04/07/2024
Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh không chỉ cung cấp nước chính phục vụ cho đời sống của người dân mà còn là nơi thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan.

Cùng MyTV thưởng thức phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 - Em đẹp hơn cả ánh sao

Phim châu á

22:16:01 04/07/2024
Em đẹp hơn cả ánh sao được đ.ánh giá là bộ phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 cũng là bộ phim đang có độ hot lớn nhất vào thời điểm hiện tại.

NSND Xuân Bắc tức cảnh sinh thơ về 'quả mít cô đơn'

Sao việt

22:11:25 04/07/2024
Gần đây, bất kể sự việc gì xảy ra quanh mình, NSND Xuân Bắc đều tức cảnh sinh thơ. Mới đây, anh hài hước làm thơ khi gặp quả mít cô đơn trong sân Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: 'Hoả Ca' ra mắt bản Live Performance rực 'lửa'

Tv show

22:06:05 04/07/2024
Sau bao ngày chờ đợi, vào hôm 29/6 vừa qua, tập 1 của chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đã chính thức lên sóng.

Kết phim của NSND Thu Hà, Hồng Diễm có hậu vẫn bị chỉ trích, biên kịch lên tiếng

Hậu trường phim

21:53:10 04/07/2024
Kết phim Trạm cứu hộ trái tim gây tranh cãi. Khán giả không hài lòng vì nhân vật Việt vẫn sống nhơn nhơn. An Nhiên gây bao tội ác kết cục cũng chỉ mất trí nhớ là xong.