Vì học trò cần một sự động viên

Theo dõi VGT trên

Câu chuyên những cái ôm học trò xúc động của một cô giáo tiểu học ở Brazil khiên nhiêu ngươi nhân ra: COVID-19 không chỉ là sự mệt mỏi vì sự tàn phá và mất mát, mà còn là nghị lực, tình yêu và hi vọng của con người trên khăp thê giơi.

Vi hoc tro cân môt sư đông viên - Hình 1

Maura Cristina Silva thăm va an ủi cô bé học trò 8 tuổi – Ảnh: New York Times

Trong thời khắc thảm kịch, chúng ta vẫn có thể chia sẻ những khoảnh khắc yêu thương. Điều đó rất mạnh mẽ. Tôi không tin vào giáo dục không có cảm xúc. Không thể nào khiến một đứa trẻ muốn khám phá về thế giới hay khám phá ra khả năng của nó mà không thiết lập được một sự kết nối về cảm xúc.

Cô MAURA CRISTINA SILVA

Nhưng “cai hôp” nho trên man hinh may tinh

“Em muốn được cô ôm quá cô ơi…”, những lời nhắn của cậu học trò lớp 3 làm cô giáo Maura Cristina Silva (47 tuôi) xót ruột. Sau vài tháng thành phố Rio de Janeiro (Brazil) bị phong tỏa phòng đại dịch, cô cảm thấy rất rõ những đứa trẻ vốn sôi nổi, hoạt bát của mình đã trở nên uể oải, đờ đẫn thế nào.

57 em học sinh trong hai lớp học của cô đã trở thành 57 “cái hộp” nhỏ trên màn hình máy tính của cô vào những giờ học trực tuyến, trong không khí u ám của đại dịch bao trùm khắp nơi. Những học sinh bị khuyết tật đã rớt lại phía sau, giống như những học trò nghèo không có máy tính để học từ xa trong tình thế mới.

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, vào những lúc cao điểm của các đợt phong tỏa phòng đại dịch, gần 35 triệu trẻ em và thanh thiếu niên tại Brazil bị ảnh hưởng vì việc trường học bị đóng cửa. Đã có nhiều phương án được đưa ra thay thế việc học từ xa, song không phải học sinh nào cũng có thể bắt kịp với việc học trong giai đoạn khó khăn này.

Và tin nhắn của cậu học trò gửi tới cô giáo sau 4 tháng giãn cách vì trường học đóng cửa làm cô mủi lòng. Cô Silva tự hỏi liệu có cách nào để cô có thể ôm các em an toàn trong lúc dịch bệnh này không.

Thôi thuc cô giao lên đương

Ban đầu cô Maura Cristina Silva có ý tưởng dùng một tấm rèm tắm trong suốt có bốn ống tay nhựa, nhưng việc phải vệ sinh sạch sẽ nó sau mỗi lần ôm các em dường như không khả thi. Thế rồi cô nghĩ ra ý tưởng làm một bộ “dụng cụ để ôm” các em (hugging kit).

Băt đâu tư cuối tháng 7-2020, cô mua đủ số áo mưa, găng tay và khẩu trang để có thể tới thăm 57 đứa trẻ sống tại Rio de Janeiro trong hai đợt đi thăm riêng. Ngoài bộ hugging kit, cô còn thuê một chiếc xe có gắn loa phát, trực tiếp lái xe từ nhà nọ tới nhà kia, phát những bài hát trên lớp mà các học sinh của cô rất thích.

Video đang HOT

“Khoảng cách không phá hủy những gì chúng tôi đã xây dựng được. Tôi cần cho các em thấy rằng mối liên hệ giữa chúng tôi vẫn rất gần gũi, ngay cả khi tôi không thể ôm các em mỗi buổi sáng” – cô Silva chia sẻ với tờ New York Times trong một chiều mưa gần đây sau khi tới thăm 3 học trò.

Những đứa trẻ đã rạng rỡ hơn khi cô Silva “xúng xính” trong chiếc áo mưa và cẩn thận “bao bọc” cho học trò tỉ mỉ chẳng khác gì một bác sĩ phẫu thuật trước khi có thể vòng hai tay qua người, nhấc bổng từng em lên và ôm các em thật lâu trước khi hạ xuống.

Những cái ôm của cô giáo cũng khiến cha mẹ các em cảm thấy thật ấm áp. Những chuyến thăm đặc biệt này đã được cô giáo thu xếp trước với các phụ huynh. Khi tới trước nhà, cô sẽ phát loa một bài hát quen thuộc để cha mẹ các em đưa con ra ngoài gặp cô.

“Tôi không thể nhớ hết những chuyến thăm này và không thể cầm được nước mắt. Tôi đã muốn mình chẳng bao giờ phải rời đi, để có thể đứng đó ôm các em mãi. Tôi có thể chạm vào những đôi tay bé nhỏ và ngửi mùi tóc chúng” – cô giáo chia sẻ.

Kỳ thi ĐH khốc liệt chưa từng có ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, nơi đỗ đại học quyết định tương lai của một người, các sĩ tử đang đối mặt với áp lực khổng lồ khi việc ôn thi gián đoạn liên tục vì dịch bệnh kéo dài cả năm.

Ngày 3/12, 490.000 lứa học sinh cuối cấp ở Hàn Quốc chính thức bước vào Suneung - kỳ thi đại học nổi tiếng khốc liệt tại xứ kim chi.

Ngưỡng cửa đại học đặt lên vai các sĩ tử gánh nặng khổng lồ, khi điểm số trong kỳ thi còn ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh khác nhau trong tương lai, bao gồm cả triển vọng nghề nghiệp và cả hôn nhân.

Năm nay, "cuộc chiến sinh tử" giữa các sĩ tử càng thêm nhiều khó khăn và mệt mỏi chồng chất khi dịch bệnh kéo dài cả năm.

Sau khi kỳ thi công chức hay kỳ bầu cử diễn ra suôn sẻ trước đó, Hàn Quốc quyết định tổ chức Suneung giữa lúc những ca nhiễm mới vẫn đang xuất hiện mỗi ngày.

Kỳ thi ĐH khốc liệt chưa từng có ở Hàn Quốc - Hình 1

Dù dịch bệnh đang diễn biến xấu đi, Hàn Quốc vẫn quyết định không hủy kỳ thi đại học vào năm nay. Ảnh: Korea Times.

Thí sinh mắc Covid-19 vẫn dự thi như bình thường

Dưới tác động của Covid-19, Suneung chuẩn bị diễn ra theo cách chưa từng có, còn chính phủ Hàn đang đứng trước áp lực để đảm bảo gần nửa triệu thí sinh dự thi được đảm bảo an toàn.

"Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và là người chịu trách nhiệm về kỳ thi Suneung, tôi đề nghị mọi người hạn chế các hoạt động xã hội hàng ngày trong 1 tuần để tạo điều kiện cho những người dự thi và gia đình của họ", bà Yoo Eun-hae phát biểu.

Một tuần trước ngày thi, các trường cấp 3 và những lò luyện thi trên toàn quốc đều đã chuyển sang hình thức học từ xa, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục. Biện pháp này nhằm giảm thiểu rủi ro lây nhiễm giữa các thiếu niên.

Hơn 1.300 điểm thi được thiết lập theo các phương án đảm bảo an toàn. Những bước chuẩn bị cuối cùng đang được thực hiện trước khi thí sinh bước vào phòng thi.

Kỳ thi ĐH khốc liệt chưa từng có ở Hàn Quốc - Hình 2

Các sĩ tử Hàn Quốc trải qua kỳ thi đại học chưa từng có vào năm nay do tác động của Covid-19. Ảnh: Korea Times.

Mỗi phòng thi sẽ chứa tối đa 24 người, so với con số 28 người như mọi khi. Các tấm ngăn bằng nhựa được lắp đặt ở mỗi vị trí ngồi để ngăn chặn virus lây lan.

Tất yếu, không thể thiếu các biện pháp phòng dịch cơ bản như tất cả thí sinh phải kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm bài, mang theo khẩu trang dự phòng.

Tuy nhiên, không giống những năm trước, ngày tập trung nhận phòng thi bị hủy bỏ.

Vì Suneung là cột mốc mang tính quyết định với các sĩ tử, Bộ Giáo dục Hàn Quốc vẫn cho phép bệnh nhân đang mắc Covid-19 tham gia. Những người này chuyển đến các bệnh viện, cơ sở giáo dục được chỉ định vào thời điểm 3 tuần trước kỳ thi và làm bài thi tại đây theo lịch thông thường.

Những học sinh đang nghi nhiễm Covid-19 sẽ tập trung thi ở phòng riêng, với tối đa 4 người/phòng.

Kỳ thi ĐH khốc liệt chưa từng có ở Hàn Quốc - Hình 3

Học sinh Hàn vốn cày ngày cày đêm cho kỳ thi đại học, song việc ôn thi bị gián đoạn nhiều lần trong năm nay, khiến tâm lý phụ huynh lẫn sĩ tử thêm phần bất an. Ảnh: Ariang.

Học sinh nghèo mất nhiều cơ hội ôn thi

"Việc chuyển sang học từ xa mặc dù cần thiết vào thời điểm này, nhưng cũng dễ làm gia tăng khoảng cách thành tích khi nhiều học sinh phải dựa vào năng lực cá nhân để tự học ở nhà mà không có sự giúp đỡ của thầy cô", một giáo viên ở Seoul nói về khoảng thời gian học trực tuyến 1 tuần trước kỳ thi.

Trên thực tế, khoảng cách giàu nghèo, khác biệt gia cảnh giữa các học sinh Hàn Quốc đã bộc lộ ngay từ khi dịch bệnh tấn công nước này và các trường học chuyển sang hình thức học trực tuyến.

Với những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, việc ôn thi càng áp lực hơn vì không đủ điều kiện vật chất để tham gia đầy đủ các buổi học online. Điều này tạo cơ hội cho những học sinh từ gia đình khá giả hơn vươn lên dẫn trước điểm số.

Ở một kỳ thi mang tính cạnh tranh khốc liệt như Suneung, từng cách biệt nhỏ cũng đủ khiến những đứa trẻ và bậc phụ huynh đau đầu. Và đại dịch đã càng khoét sâu vào nỗi lo đó.

Dù Bộ Giáo dục Hàn Quốc nhận ra sự thiếu công bằng đó và đưa ra các biện pháp khắc phục như bố trí thầy cô giáo phụ đạo thêm, lứa học sinh nghèo cuối cấp tại Hàn vẫn không thể học tập một cách hiệu quả nhất trong thời gian lên lớp trực tuyến.

Theo kết quả khảo sát được chính phủ Hàn Quốc công bố hồi tháng 9, 80% trong số 51.021 giáo viên nhận định rằng khoảng cách điểm số giữa học sinh giỏi nhất và yếu nhất đang có xu hướng gia tăng.

Kỳ thi ĐH khốc liệt chưa từng có ở Hàn Quốc - Hình 4

Tại Hàn Quốc, việc học giỏi, đỗ đại học quan trọng hơn tất thảy vì kết quả thi quyết định tương lai. Ảnh: SCMP.

Trong khi đó, Hagwon - các trung tâm học thêm, luyện thi tư nhân tại Hàn Quốc vốn luôn chật cứng học sinh - cũng nhận lệnh đóng cửa hồi đầu năm. Học sinh đến ôn thi, ngồi san sát nhau ở khoảng cách gần khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh càng đáng lo ngại.

Theo thống kê, 75% học sinh Hàn Quốc đều theo học tại các trung tâm hoặc mời gia sư tư nhân. Đáng nói, số tiền các gia đình trung và thượng lưu bỏ ra cho việc học thêm của con cái nhiều gấp 5 lần so với các hộ thu nhập thấp.

Một gia đình trung lưu có thể sẵn sàng đầu tư 2 triệu won/tháng (1.750 USD) cho con cái, chưa kể các chi phí khác. Số tiền đắt đỏ nhưng được cho là xứng đáng, miễn sao đứa trẻ ghi danh vào đại học.

Nhưng con số nói trên là không tưởng với những học sinh nhà nghèo.

Tuy vậy, ngay cả với những học sinh có đủ điều kiện, chuyện dịch bệnh làm xáo trộn mọi thứ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý.

Trường học buộc phải đóng cửa vì virus lây lan, học đan xen giữa lên lớp và qua màn hình khiến quá trình ôn thi bị gián đoạn. Nhiều em thừa nhận không thể tập trung hết khả năng khi cứ ngồi lì trước máy tính hay vài bữa lại có thông báo nghỉ học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thiếu gia giàu bậc nhất Hong Kong "đá" Á hậu tiểu tam ngay trước Valentine, tái hợp với mỹ nữ mình từng phản bộiThiếu gia giàu bậc nhất Hong Kong "đá" Á hậu tiểu tam ngay trước Valentine, tái hợp với mỹ nữ mình từng phản bội
13:16:31 13/02/2025
Cam thường bắt gặp cảnh Phạm Băng Băng mặc đồ bộ, xỏ dép tông trước cửa nhà đẹp động lòngCam thường bắt gặp cảnh Phạm Băng Băng mặc đồ bộ, xỏ dép tông trước cửa nhà đẹp động lòng
11:48:01 13/02/2025
Nóng: Mẹ Từ Hy Viên chính thức khai chiến giành quyền thừa kế, có tuyên bố cực căng gây dậy sóng MXHNóng: Mẹ Từ Hy Viên chính thức khai chiến giành quyền thừa kế, có tuyên bố cực căng gây dậy sóng MXH
13:03:33 13/02/2025
Bạn đời Vũ Cát Tường là hậu duệ của 2 danh tướng thời Trần, LêBạn đời Vũ Cát Tường là hậu duệ của 2 danh tướng thời Trần, Lê
12:48:01 13/02/2025
Cuộc sống của NSƯT Vũ Luân tuổi 53: Ở biệt thự 200 tỷ, vợ U50 vẫn muốn sinh conCuộc sống của NSƯT Vũ Luân tuổi 53: Ở biệt thự 200 tỷ, vợ U50 vẫn muốn sinh con
13:11:30 13/02/2025
Thiều Bảo Trâm vướng tranh cãi với vợ Vũ Cát TườngThiều Bảo Trâm vướng tranh cãi với vợ Vũ Cát Tường
13:06:46 13/02/2025
4 phút viral khắp cõi mạng: Em trai "bóc phốt" Vũ Cát Tường ngay giữa lễ đường, tiết lộ tính cách thật của chị dâu Bí Đỏ4 phút viral khắp cõi mạng: Em trai "bóc phốt" Vũ Cát Tường ngay giữa lễ đường, tiết lộ tính cách thật của chị dâu Bí Đỏ
13:30:18 13/02/2025
Gặp ông lão bỗng hết mù, hết câm sau khi... "chết đi sống lại", nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu LongGặp ông lão bỗng hết mù, hết câm sau khi... "chết đi sống lại", nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long
14:55:37 13/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trường ngừng dạy thêm, con tôi sung sướng, còn tôi rối như tơ vò

Trường ngừng dạy thêm, con tôi sung sướng, còn tôi rối như tơ vò

Góc tâm tình

17:38:30 13/02/2025
Cô chủ nhiệm báo dừng học thêm do quy định mới, con tôi hét lên vì vui sướng, còn tôi sau khi mừng thì đứng ngồi không yên vì lo con không theo kịp chương trình học.
Lạng lách đánh võng trên đường, nhóm thanh niên gặp nạn, 1 người tử vong

Lạng lách đánh võng trên đường, nhóm thanh niên gặp nạn, 1 người tử vong

Netizen

17:27:20 13/02/2025
Một nhóm thanh niên lấy danh nghĩa đi tiễn bạn lên đường nhập ngũ, đã đi xe máy dàn hàng ngang lạng lách đánh võng,... dẫn đến té xe khiến một người mất
Trứng khan hiếm đắt đỏ, nhiều người Mỹ chuyển sang tự nuôi gà trong sân nhà

Trứng khan hiếm đắt đỏ, nhiều người Mỹ chuyển sang tự nuôi gà trong sân nhà

Thế giới

17:27:07 13/02/2025
Cúm gia cầm có thể ảnh hưởng đến con người trong một số trường hợp hiếm hoi nếu có tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh, phân và chất độn chuồng của chúng, hoặc trong quá trình chế biến gia cầm nhiễm bệnh để nấu ăn.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối dân dã mà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Bữa tối dân dã mà ngon miệng

Ẩm thực

17:09:29 13/02/2025
Thực đơn bữa tối dân dã mà ngon miệng. Chỉ với 4 món đơn giản này nhưng cũng đủ làm cả nhà thích thú khi thưởng thức.
Trước khi tố cáo bị chồng đuổi khỏi nhà, sao nữ Vbiz từng tự hào: "Chồng là 1 vị thánh mới chấp nhận được tôi"

Trước khi tố cáo bị chồng đuổi khỏi nhà, sao nữ Vbiz từng tự hào: "Chồng là 1 vị thánh mới chấp nhận được tôi"

Sao việt

17:06:38 13/02/2025
Mâu thuẫn của vợ chồng Phương Mai khiến dư luận bàn tán xôn xao bởi trước đó cô thường xuyên chia sẻ hôn nhân hạnh phúc, và dành nhiều lời có cánh khi nói về ông xã.
1 nữ ca sĩ bị tố "dựa hơi" cặp đôi Jennie (BLACKPINK) - V (BTS), đáp trả gắt gây dậy sóng toàn cõi mạng

1 nữ ca sĩ bị tố "dựa hơi" cặp đôi Jennie (BLACKPINK) - V (BTS), đáp trả gắt gây dậy sóng toàn cõi mạng

Sao châu á

17:00:16 13/02/2025
Sáng 13/2, tờ Koreaboo đưa tin, nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Umi đã trở thành tâm điểm chỉ trích sau khi vướng nghi vấn dựa hơi Jennie - V.
Nhan sắc khó tin của "Đàm Tùng Vận bản Việt", gần 30 tuổi vẫn như nữ sinh 15

Nhan sắc khó tin của "Đàm Tùng Vận bản Việt", gần 30 tuổi vẫn như nữ sinh 15

Hậu trường phim

16:56:18 13/02/2025
Ở phiên bản Việt, diễn viên Ngọc Huyền thủ vai của Đàm Tùng Vận. Xuất hiện tại buổi họp báo, nữ diễn viên sinh năm 1997 cực xinh đẹp, trẻ trung với chiếc váy như công chúa.
Cuộc phiêu lưu đầy màu sắc với bộ phim 'Những chặng đường bụi bặm'

Cuộc phiêu lưu đầy màu sắc với bộ phim 'Những chặng đường bụi bặm'

Phim việt

16:49:23 13/02/2025
Những chặng đường bụi bặm hứa hẹn sẽ là một bộ phim đáng xem, mang đến cho khán giả những giây phút thư giãn và ý nghĩa.
'Friendly Rivalry' của Hyeri vừa lên sóng đã lập kỷ lục mới

'Friendly Rivalry' của Hyeri vừa lên sóng đã lập kỷ lục mới

Phim châu á

15:03:44 13/02/2025
Bộ phim truyền hình tình chị em 19+ Friendly Rivalry của Hyeri vừa ra mắt tạo nên tiếng vang lớn, trở thành bộ phim được xem nhiều nhất trên U+ TV.