Vì đâu nhiều cha mẹ chung nỗi lo cho con vào lớp 10 hơn cả lo thi đại học?
Nhiều năm nay, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 luôn được phụ huynh đánh giá căng thẳng, cam go hơn cả thi đại học. Trong phòng thi thí sinh căng thẳng với đề thi còn ngoài trường thi phụ huynh lo lắng, bồn chồn chẳng kém.
Nỗi lo cho con vào lớp 10 hơn cả lo thi đại học như vậy xuất phát từ đâu?
Năm nay con trai chị Trần Thị Thơm (Hà Đông, Hà Nội) thi chuyển cấp lên lớp 10. Chị kể, cạnh tranh vào các trường THPT công lập quá áp lực đối với cháu và gia đình nên để chuẩn bị cho kỳ thi suốt một năm qua con trai chị phải học phụ đạo rồi học thêm các trung tâm luyện thi… Gần như việc học chiếm hết thời gian của cháu mà không có ngày nào được nghỉ. Con học bố mẹ cũng học theo, anh chị quay cuồng với lịch học của con.
Ảnh minh họa
Cho rằng kì thi tuyển sinh vào lớp 10 căng thẳng hơn cả thi đại học nên chị lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Theo như lời chị thì những năm gần đây việc đi học đại học, cao đẳng chuyên nghiệp không khó như trước. Các trường đại học còn xét tuyển bằng học bạ, điểm xét tuyển cũng không cao, tỉ lệ chọi thấp. Khi đã học xong cấp 3, các cháu có nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Trong khi đó, việc thi vào cấp 3 nhiều năm gần đây rất khó, tỷ lệ chọi cao. Nếu con mà không vào lớp 10 các trường công lập cũng không biết học đâu. Cho con học trường dân lập lại lo lắng môi trường giáo dục, học phí, còn đi học nghề thì hiện con còn quá nhỏ.
“Khi có điểm thi thấy con đỗ vào trường vợ chồng mới thật sự nhẹ nhõm” – chị Thơm chia sẻ.
Tâm lý của gia đình chị Thơm cũng là tâm lý chung của rất nhiều các bậc làm cha làm mẹ khi con bước vào kì thi chuyển cấp lên 10. Nhiều cha mẹ hồi hộp, lo lắng, thậm chí mất ăn mất ngủ trước kì thi là điều rất dễ nhận thấy.
Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội về tâm lý của nhiều cha mẹ chung nỗi lo cho con vào lớp 10 hơn cả lo thi đại học, GS.TS. NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cho rằng, tâm lý lo lắng về chuyện học hành của các bậc cha mẹ với con cái là điều bình thường.
Video đang HOT
Tâm lý lo cho con vào lớp 10 hơn cả lo thi đại học vì đây là bàn đạp để trẻ hoàn thành bậc học cuối cùng của phổ thông. Giai đoạn này, trẻ lại đang ở tuổi vị thành niên nên năng lực học, khả năng tập trung rồi những chi phối của trẻ… làm cho cha mẹ lo lắng hơn khi không biết con mình có vào được bậc THPT hay không?
Trong lúc này, việc vận động, hướng nghiệp cho trẻ em đi vào các trường dạy nghề sau khi học THCS đang còn yếu. Tâm lý của các bậc phụ huynh Việt Nam xưa nay vẫn không muốn cho con vào các trường học nghề khi chưa đỗ tốt nghiệp THPT. Người ta cho rằng, để có một kiến thức, đủ điều kiện để các con học nghề là phải sau khi học phổ thông xong.
Sau có được cái bằng THPT vào học nghề ở các trường Cao đẳng, Trung cấp mới cảm thấy con mình đạt được yêu cầu. Nếu như không vào được lớp 10, phải đi học rẽ ngang học nghề là không yên tâm. Và để trẻ lang thang ở nhà trong độ tuổi vị thành niên rất khó để cha mẹ quản lý được về mặt sinh hoạt. Bởi vậy đây là mốc rất quan trọng để cha mẹ lo lắng bằng mọi cách cho con đi học mới yên tâm.
Thứ 2, tâm lý của cha mẹ đến hiện nay vẫn thích con vào đại học, không muốn cho con thất bại trong thi cử. Vì thất bại đó chính bố mẹ cảm thấy xấu hổ, không bằng người khác. Khi đó, cha mẹ đang vì mình chứ không phải vì con. Còn nếu vì con thì trong quá trình theo dõi học tập phải biết con có khả năng về mặt nào, bồi dưỡng cho con phát huy về mặt đó. Khi đứa trẻ hứng thú phát triển về mặt thông minh nào đó, tạo điều kiện cho con vào các trường học hợp với con. Không cần vào đại học, trẻ cũng sẽ thành công.
Ngoài ra, tâm lý này cũng xuất phát từ việc trọng bằng cấp. Nhiều người quan niệm học giỏi, học càng cao thì là người thành công. Nếu không vào được lớp 10, chỉ dừng ở trình độ THCS là chưa có gì, sau này khó thành công.
GS.TS. NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh. Ảnh HL
Theo NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, thành công của một con người không phải lệ thuộc hoàn toàn vào học vấn, hay nói cách khác là kiến thức, mà thành công đòi hỏi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là yếu tố được trải nghiệm, thử thách và học được những bài học, kể cả bài học thất bại của cuộc đời.
Có nhiều em chỉ đi học mà không biết cái gì khác thì không thể nào khi ra đời lại thành công được bằng những em có thể học tập bị gián đoạn, nhưng bằng ý chí vươn lên, làm nghề này nghề khác, có nhiều kinh nghiệm. Thành công không phải chỉ là ở chỉ số thông minh mà con người muốn thành công phải có những chỉ số đo khác như cảm xúc, chỉ sự sáng tạo, vượt khó…
Nhiều cơ hội cho học sinh chưa trúng tuyển lớp 10
Từ nay đến hết ngày 5-8-2020, học sinh trúng tuyển lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2020-2021 trên địa bàn Hà Nội phải làm thủ tục xác nhận nhập học.
Mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trường công lập chỉ chiếm 62% trong tổng số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), song, những học sinh chưa trúng tuyển không nên quá lo lắng, bởi vẫn còn nhiều cơ hội học tập.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Học sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020-2021 đã diễn ra trong hai ngày 17-7 và 18-7-2020 với sự tham gia của gần 89.000 học sinh. Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký hai nguyện vọng vào 2 trường THPT công lập, không kể nguyện vọng vào lớp 10 chuyên.
Đến thời điểm này, các học sinh đã biết điểm bài thi và điểm chuẩn vào lớp 10 của từng trường. Thời gian các nhà trường nhận hồ sơ của học sinh trúng tuyển từ ngày 12-8 đến 15-8-2020.
Tuy nhiên, trước khi nộp hồ sơ trúng tuyển, học sinh phải làm thủ tục xác nhận nhập học, hạn cuối đến hết ngày 5-8-2020. Đây là thủ tục bắt buộc đối với mọi thí sinh trúng tuyển và có nguyện vọng học. Học sinh truy cập vào hệ thống tuyển sinh trực tuyến http://tsdaucap.hanoi.gov.vn để làm thủ tục xác nhận nhập học. Sau khi hoàn thành quy trình xác nhận nhập học, học sinh cần in Giấy xác nhận nhập học để nộp kèm cùng hồ sơ khi làm thủ tục nhập học.
Những học sinh không xác nhận nhập học trong khoảng thời gian quy định sẽ bị coi như không có nguyện vọng nhập học vào trường và cũng sẽ không được tuyển sinh bổ sung nếu nhà trường thiếu chỉ tiêu.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết, ngoài hình thức xác nhận nhập học trực tuyến, cha mẹ học sinh có thể trực tiếp đến trường xác nhận nhập học. Nhằm tạo thuận lợi cho cha mẹ học sinh, trong trường hợp cha mẹ học sinh đã mang đầy đủ giấy tờ đến trường thì nhà trường có thể nhận và làm thủ tục nhập học cho học sinh luôn để cha mẹ các em không phải đến trường một lần nữa.
Nhiều lựa chọn vào lớp 10 cho học sinh
Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 17-4-2020, tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập chiếm 62% trong tổng số học sinh tốt nghiệp THCS, tương ứng với gần 66.500 chỉ tiêu. Như vậy, trong kỳ thi vừa qua còn khoảng 22.500 học sinh chưa trúng tuyển vào trường THPT công lập.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Đại, thông tin: "Thành phố Hà Nội có nhiều loại hình trường học bảo đảm đáp ứng mọi nhu cầu học tập của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, trong đó có những học sinh chưa trúng tuyển vào lớp 10 của trường THPT công lập".
Cụ thể, Hà Nội có tới 38.000 chỉ tiêu cho các loại hình trường, trong đó có 21.500 chỉ tiêu vào học các trường ngoài công lập, 8.000 chỉ tiêu học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 8.500 chỉ tiêu theo học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, cơ hội học tập cho các học sinh không đỗ trường công lập vẫn còn rất nhiều.
Trường THCS - THPT Hà Thành (quận Bắc Từ Liêm) là một trong nhiều trường ngoài công lập trên địa bàn thành phố sử dụng đồng thời hai phương thức là xét học bạ cấp THCS và điểm bài thi vào lớp 10 trường công lập để tuyển sinh năm học 2020-2021.
Thầy giáo Nguyễn Viết Cẩn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm nay, trường tuyển 250 học sinh vào 8 lớp. Ngoài ra, trường còn tuyển bổ sung học sinh các lớp 11 và 12 bằng việc tổ chức bài kiểm tra hai môn ngữ văn, toán. Học sinh có thể trực tiếp đến trường tìm hiểu thông tin hoặc liên lạc theo số điện thoại đường dây nóng được đăng tải trên website của trường để được hỗ trợ.
Học sinh cũng có thể học lớp 10 tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Là đơn vị có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất trên địa bàn thành phố với 585 chỉ tiêu, bà Nguyễn Thị Liên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Đan Phượng (huyện Đan Phượng), khẳng định, khá nhiều học sinh còn băn khoăn, lo lắng vì sợ tấm bằng tốt nghiệp chương trình giáo dục thường xuyên sẽ không được coi trọng như bằng tốt nghiệp chương trình THPT.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 và đủ điều kiện được cấp bằng tốt nghiệp tại các trường THPT công lập, ngoài công lập hay tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đều được cấp cùng một loại bằng tốt nghiệp và có giá trị như nhau.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố có 105 trường ngoài công lập, 29 trung tâm giáo dục thường xuyên và 38 trường trung cấp chuyên nghiệp tuyển sinh lớp 10.
Đáng chú ý, các đơn vị này đều tuyển học sinh toàn thành phố, không bắt buộc tuyển theo khu vực tuyển sinh và không yêu cầu học sinh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội như đối với các trường THPT công lập.
Thời gian các trường nhận hồ sơ của học sinh đến ngày 15-8-2020.
Khánh Hòa: Công bố điểm chuẩn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa vừa công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn và các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2020 - 2021. Thí sinh dự thi vào lớp 10 năm học 2020 - 2021 tại Khánh Hòa. Theo đó, tuyển sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn có điểm...