Vét sạch túi khách hàng, một ngày đen tối thu 850 tỷ USD
Black Friday bắt đầu năm 1939 với ý nghĩa kéo dài mùa mua sắm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang khủng hoảng lúc bấy giờ. Nhiều người sẽ giật mình bởi chỉ trong mùa Black Friday 2018, các nhà bán lẻ đã thu tới 850 tỷ USD.
Black Friday là ngày mua sắm siêu giảm giá trên toàn thế giới. Bắt đầu vào ngày thứ 6 đầu tiên sau ngày lễ Tạ Ơn. Năm nay, Black Friday sẽ diễn ra vào thứ 6 ngày 29/11.
Theo nhật báo USA Today, ngày Black Friday bắt đầu được nhắc tới vào năm 1939, khi Franklin D. Roosevelt – Tổng thống thứ 32 của Mỹ – đứng trước sức ép phải chuyển Lễ Tạ Ơn từ ngày thứ 5 cuối cùng lên thành thứ 5 lần thứ 4 trong tháng 11, với mục đích kéo dài mùa mua sắm Giáng sinh.
Bởi, khi mùa mua sắm kéo dài, người ta sẽ chi tiêu nhiều hơn, nền kinh tế đang khủng hoảng lúc bấy giờ sẽ nhận được một sự thúc đẩy cần thiết. Đó chính là ý tưởng hình thành nên sự ra đời của Black Friday.
Những năm gần đây, Black Friday trở thành ngày hội giảm giá trên toàn thế giới. Trong ngày này, ở một số nước trên thế giới, nhiều cơ sở bán lẻ lớn đều mở cửa từ sáng sớm và giảm giá từ 30-40%, thậm chí giảm giá lên tới 60-80% với các mặt hàng thời trang, nội thất, điện lạnh, đồ gia dụng,…
Theo Liên đoàn bán lẻ Mỹ (NRF), dự báo doanh số bán lẻ sẽ tăng đáng kể vào mùa giảm giá năm nay. Bên cạnh đó, NRF cũng hi vọng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ không ảnh hưởng đến thuế quan tác động trực tiếp đến hàng hóa xuất nhập khẩu.
Khách hàng chen chân nhau mua sắm ngày Black Friday
Trong ngày Black Friday, nhiều hệ thống bán lẻ trên khắp thế giới đều tăng lượng hàng sản xuất, cũng như tăng số lượng nhân viên thời vụ. Khảo sát của NRF cho thấy, năm 2017, các cửa hàng sẽ thuê từ 500-550 ngàn nhân viên thời vụ để làm việc trong ngày Black Firday. Con số kỷ lục rơi vào năm 2013 với 764.750 nhân viên thời vụ.
Theo thống kê từ RetailNext Inc, số lượng người đến mua hàng năm 2018 đã giảm 9% so với năm 2017. Số người ghé thăm các cửa hàng trong năm 2017 thấp hơn 4% so với năm 2016. Nhưng đây chưa hẳn là tín hiệu ảm đạm cho mùa mua sắm.
Video đang HOT
Lý do là những năm trở lại đây, cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến được quan tâm hơn. Những cửa hàng bán lẻ cũng chú trọng hơn đến mảng bán lẻ trực tuyến.
Tại Mỹ, năm 2016 có 101,7 triệu người mua sắm, năm 2015 có 74 triệu người. Năm 2017 cũng ghi nhận lần đầu tiên doanh số bán lẻ trực tuyến trong dịp lễ hội Black Friday chính thức vượt ngưỡng 1 tỷ USD khi người tiêu dùng đua nhau sử dụng Internet để thực hiện mua sắm.
Tương tự, tại Phần Lan, doanh số bán online trong ngày Black Friday 2017 thậm chí cao hơn tới 700% so với phương thức truyền thống. Trong khi tại Thụy Điển, lưu lượng mua sắm online trong ngày Black Friday 2017 cũng tăng tới 87%, cùng với số đơn đặt hàng tăng 69%. Tại Anh, shopping online ngày càng trở nên phổ biến hơn mỗi năm, với tổng doanh thu trong ngày Black Friday 2017 đạt kỷ lục 1,4 tỷ Bảng.
Theo số liệu thống kê từ Adobe Systems, năm 2018, doanh số bán hàng trực tuyến từ thứ 4 đến thứ Sáu tăng hơn 26,4% so với năm 2017, so với 2016 tăng 44,4%.
Báo cáo ban đầu từ Mastercard SpendingPulse tiết lộ, mùa mua sắm Black Friday năm 2018, người tiêu dùng đã chi 850 tỷ USD và mua sắm trực tuyến tăng 19,1%. Tại Mỹ, trung bình mỗi người chi hơn 1.000 USD cho việc mua sắm mùa lễ. Họ cũng sẽ chi 154,53 USD để tận dụng các ưu đãi và khuyến mãi theo mùa.
Nghiên cứu mới nhất từ Finder.comcho thấy, Black Friday 2019 được dự báo sẽ tăng 12% lượng khách hàng mua sắm trước Giáng sinh so với năm ngoái. Tuy nhiên, người Mỹ cũng dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn khoảng 3 tỷ USD so với năm trước. Mức trung bình chi tiêu của một người trưởng thành dự kiến sẽ giảm 397,50 USD.
Đa phần mọi người đều nghĩ rằng phụ nữ sẽ tích cực và chi tiêu mạnh tay hơn vào dịp Black Friday. Tuy nhiên, thực tế gần đây lại cho thấy đàn ông có xu hướng mở hầu bao ra nhiều hơn những năm trước và cũng rất quan tâm đến mua sắm. Khoảng 88% nam giới nói rằng họ có kế hoạch mua sắm vào Black Friday năm nay, so với 85% phụ nữ.
Theo dữ liệu bán lẻ của NRF, mức tăng trung bình trong 15 năm qua là 2,5%. Theo con số báo cáo giao dịch từ các nhà bán lẻ. Đáng ngạc nhiên, Thứ sáu đen tối không phải là ngày được mua sắm nhiều nhất mà là những ngày trước đó. Các cửa hàng thường giảm giá từ sớm để mời gọi khách hàng. Cuộc cạnh tranh giữa những hãng bán lẻ rất khốc liệt, các cửa hàng luôn đổi mới những cách để có được tiền của khách hàng.
Black Friday được du nhập vào Việt Nam mấy năm gần đây. Hoạt động khuyến mãi ngày Black Friday thường kéo dài cả tuần, song vào ngày lễ chính Black Friday thì mức độ giảm giá sẽ mạnh nhất.
Cụ thể, tại các khu phố thời trang, trung tâm thương mại ở những thành phố lớn thường xuyên xuất hiện cảnh cả biển người chen chân đi mua sắm. Đỉnh điểm là thời gian giữa trưa hay buổi tối trong ngày Black Friday, giao thông những khu vực này còn thường xuyên tắc nghẽn vì dòng người đổ xô tới các cửa hàng, trung tâm thương mại. Nhưng đến nay, vẫn chưa có thống kê về doanh thu của các nhà bán lẻ trong dịp Black Friday ở nước ta được công bố.
Theo dân trí
Bất chấp mưa bão, người dân đổ xô xếp hàng "săn" bánh trung thu Bảo Phương
Bất chấp, thời tiết mưa bão, tại các cửa hàng bánh thu truyền thống Bảo Phương trên đường Thụy Khuê, khách hàng vẫn đổ về xếp hàng chờ tới lượt mua.
Chiều tối qua, bất chấp cơn giông bất chợt do ảnh hưởng của mưa bão, hàng chục người dân vẫn xếp hàng từ 16h đến hơn 21h trước cửa hàng bánh trung thu truyền thống Bảo Phương (tại 183 Thuỵ Khuê). Lực lượng bảo vệ và nhân viên cửa hàng phải làm việc hết công suất không kịp nghỉ ngơi.
Dù mưa bão nhưng lượng khách tới xếp hàng mua bánh trung thu tại Bảo Phương ngày càng đông
"Nhiều người đã xếp hàng mua bánh từ trưa, nên dù mới 18h nhưng cửa hàng đã hết sạch bánh dẻo. Bảo Phương đã có thông báo ngừng giao hàng từ 1/8 đến 15/8 âm lịch do số lượng khách tới cửa hàng mua bị quá tải. Dự kiến từ nay đến hết ngày trung thu, cửa hàng tôi sẽ bán được khoảng gần 10.000 chiếc bánh ra thị trường", chị Nguyễn Thị Yến, nhân viên bán hàng chia sẻ.
Nhân viên và chủ cửa hàng cũng làm việc hết công suất không có thời gian nghỉ ngơi.
Dù lượng khách đông hơn so với năm trước nhưng giá các loại bánh không thay đổi, dao động từ 25.000 đồng/chiếc đến 70.000 đồng/chiếc. Trong đó loại bánh có giá cao nhất là thập cẩm jam bông trứng muối, bánh sen say nhuyễn trứng muối và bánh dẻo nhân cốm xào.
Trung bình mỗi hộp bánh có giá từ 100.000 - 280.000 đồng (chưa tính vỏ). Khách cũng được khuyến cáo miễn đổi trả sau khi nhận hàng.
Đa số khách tới mua hàng đều lựa chọn bánh nướng và bánh dẻo vị thập cẩm cổ xưa.
Anh Vũ Tuấn Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: "Tôi đã xếp hàng tại cửa hàng từ 17h ngay lúc mưa to nhất để mua được bánh trung thu truyền thống thắp hương mùng 1".
Trái ngược với sự đông đúc trước tiệm Bảo Phương, một số tiệm bánh truyền thống khác cùng trên đường Thụy Khuê lại rơi vào tình trạng không một bóng người.
Mặc dù trong những năm gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều loại bánh hiện đại, mẫu mã và kiểu dáng khác nhau nhưng hương vị bánh trung thu truyền thống Hà Nội vẫn được người dân tại đây ưa chuộng bởi sự an toàn trong khâu vệ sinh, hương vị lâu đời không loại bánh nào có được và đặc biệt là rất được lòng những người lớn tuổi.
Theo cafef
Tại sao bán trái cây nhập khẩu giá rẻ nhưng Bách hóa Xanh vẫn có lời? Theo lẽ thông thường, hàng rẻ không thể ngon được, thế nhưng Bách hóa Xanh lại tạo ra được nghịch lý "hàng ngon, giá hời" khiến hàng triệu khách hàng mua sắm tại đây bán tín bán nghi dù chất lượng sau khi ăn thử quá ổn Muôn nẻo trái cây ngoại, muôn loại giá Khi đời sống của người dân đi lên,...