VEPR: ‘Việt Nam nên thận trọng để không trở thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ’
Khuyến cáo trên được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách ( VEPR) đưa ra trong báo cáo thường niên kinh tế Viêt Nam 2020, công bố sáng nay (17/6) tại Hà Nội.
VEPR: ‘Việt Nam nên thận trọng để không trở thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ’
Đánh giá nền kinh tế Việt Nam năm 2019, VEPR cho rằng chính phủ đã có không ít thành tựu như: tăng trưởng GDP hơn 7%, lạm phát bình quân là 2,79%, thương mại và đầu tư quốc tế tăng cao, thị trường tiền tệ, vốn và tỷ giá đều có sự ổn định, thâm hụt ngân sách và nợ công được cải thiện…
Tuy nhiên, VEPR nhận xét các thành tựu nói trên đang dựa trên một nền tảng vĩ mô còn thiếu chắc chắn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cụ thể: tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu hay việc làm ngày càng phụ thuộc vào khu vực – thậm chí là một số doanh nghiệp FDI; khối doanh nghiệp tư nhân còn dưới mức tiềm năng và phải chịu nhiều rào cản từ môi trường thể chế và kinh doanh trong nước.
Măt khác, không gian chính sách cho chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp bởi sức ép lạm phát gia tăng cũng như bởi những cam kết đối với tỷ giá.
Và chính sách tài khóa lại không tạo nên những thay đổi tích cực trong cơ cấu thu ngân sách, trong khi nợ công cao, thâm hụt ngân sách không nhiều chuyển biến và khối tài sản nhà nước ngày càng thu hẹp. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang thiếu đệm tài khóa để đối phó với các cú sốc bên ngoài.
Khuyến nghị với chính phủ, VEPR cảnh báo: “Việt Nam nên thận trọng để không trở thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ”.
Bên cạnh đó, VEPR cũng cho rằng chính phủ cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhàm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.
Đặc biệt, chính phủ cần rất thận trọng đối với quyết định gia tăng vay nợ mới để trả nợ cũ và bù đắp chi tiêu, đặc biệt trước tình hình quy mô GDP được tính lại năm 2020 khiến trần nợ công có thể được nới lỏng.
VEPR khuyến nghị chính phủ nên tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ, tỷ giá để đối mặt với bất ổn kinh tế thế giới như: điều chinh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định, hạ thấp đòn bẩy và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, từng bước xây dựng “đệm tài khóa” thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước, cắt giảm chi tiêu thường xuyên…
Video đang HOT
Hồi phục kinh tế trong năm 2020 là không dễ dàng
Đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020, VEPR cho rằng triển vọng năm 2020 hay xa hơn phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch bệnh không chỉ trong nước và còn trên thế giới.
Với việc chính phủ dỡ lệnh giãn cách xã hội từ cuối tháng Tư, VEPR đã nâng mức dự báo về tăng trưởng. Kịch bản lạc quan nhất được xây dựng dựa trên giả định dịch bệnh trong nước được khống chế hoàn toàn vào cuối tháng Tư và hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Trong khi đó, thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa từ đầu tháng Sáu, giúp các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, vận tải hành khách vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục. Tác động xấu nhất của Covid-19 sẽ rơi vào quý II.
Với kịch bản lạc quan này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo đạt 5,3% trong cả năm 2020. Với các kịch bản trung tính và bi quan, mức tăng trưởng của Việt Nam có thể chỉ là 3,9% và 1,7%.
VEPR nhận xét: Việt Nam có lợi thế rất lớn là đã kiểm soát dịch bệnh hoàn toàn, tuy nhiên việc phục hồi kinh tế là không dễ dàng khi các đối tác của Việt Nam vẫn đang chịu tác động nặng nề của dịch.
“Hiện tại, bên cạnh các nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, điều cần thiết nhất mà Việt Nam nên làm là sắp lại cấu trúc của nền kinh tế nội địa, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch và công bằng để tạo nền tảng bền vững cho tăng trưởng dài hạn”, VEPR khuyến nghị.
Thế mạnh Việt Nam tụt dốc, hàng triệu người đối diện nguy cơ
Trong tháng 5, xuất khẩu trái cây tiếp tục lao dốc, giảm tới 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Kéo theo đó, giá thu mua nhiều loại trái cây tại các nhà vườn giảm mạnh, nông dân đối diện thua lỗ.
Xuất khẩu trái cây chủ lực giảm chưa từng có
Báo cáo mới nhất từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho thấy, xuất khẩu rau quả Việt Nam tiếp tục lao dốc khi giá trị kim ngạch trong tháng 5 chỉ đạt 275 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính từ đầu năm đến nay, xuất khẩu rau quả đạt 1,5 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2019.
Dù giá trị xuất khẩu rau quả sang các thị trường đều có sự tăng trưởng, song xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc (thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với 60,8% thị phần) trong 4 tháng đầu năm nay lại giảm hơn 29% so cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 1,1 tỷ USD.
Đáng chú ý, một số mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực đều có xu hướng giảm mạnh. Đơn cử, xuất khẩu thanh long (chiếm 34,6% tổng giá trị xuất khẩu rau quả) giảm 7,7%; dưa hấu đạt 30,9 triệu USD giảm 40%; sầu riêng đạt 18 triệu USD, giảm 84%, nhãn đạt 17,5 triệu USD giảm 81%...
Thị trường xuất khẩu ngưng trệ dịch Covid-19 ở các nước vẫn diễn biến phức tạp, trong khi tại nhiều địa phương nguồn cung lại tăng mạnh khiến giá trái cây đồng loạt giảm mạnh.
Cụ thể, sầu riêng Ri6, sầu riêng khổ qua xanh, sầu riêng bí rợ... thương lái thu mua tại vườn từ 25.000-40.000 đồng/kg, giảm 15.000-20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2019. Giá chôm chôm cũng giảm mạnh, xuống 6.000 đồng/kg trong khi năm ngoái là 15.0000 đồng/kg.
Giá sầu riêng đang giảm mạnh
Giá chanh tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), theo nhiều nhà vườn, cũng lao dốc. Hiện chanh không hạt loại 1 thu mua tại vườn là 15.000 đồng/kg; loại 2 giá 8.000-9.000 đồng/kg; giảm 5.000 đồng/kg so với tháng trước.
Giá mít cũng có dấu hiệu giảm trong vài tuần qua. Hiện mít Thái loại 1 chỉ còn 8.000 đồng/kg, giảm 50% so với thời điểm đầu tháng. Lý do là bởi mít đang vào mùa thu hoạch rộ, xuất khẩu lại gặp khó khăn.
Theo ghi nhận của PV. VietNamNet, trong tháng 5, nông dân trồng dâu bòn bon ở tại tại huyện Phong Điền (Cần Thơ) cũng đối mặt tình trạng thua lỗ do giá mặt hàng này giảm xuống mức thấp. Do dịch Covid-19, thị trường chính là Campuchia không còn "ăn hàng" như trước. Thay vì xuất bán giá 30.000-40.000 đồng/kg như vụ thu hoạch năm 2019, nay dâu bòn bon giảm còn 2.000-4.000 đồng/kg, dâu xanh cũng chỉ 4.000-5.000 đồng/kg.
Tại TP.HCM những ngày này, thanh long ruột trắng và ruột đỏ đang đổ đống bên lề đường với giá siêu rẻ, chỉ 15.000 đồng/2kg hoặc 10.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, do đang thu hoạch chính vụ nên giá thanh long rất thấp. Trong khi đó, do ảnh hưởng Covid-19, các thị trường nhập khẩu thanh long Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan cũng trồng thanh long nên cạnh tranh gay gắt.
Tại Bình Thuận, giá thanh long đang xuống đáy, chỉ 3.000 đồng/kg. Điều khiến nhiều nhà vườn tại đây lo lắng là dù giá thấp nhưng mặt hàng này vẫn ế ẩm, khó bán bởi thương lái chỉ thu mua ở những mối quen.
Tận dụng cơ hội xuất sang Trung Quốc
Những năm gần đây, rau quả là một trong những ngành hàng chủ lực mới trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 3,8 tỷ USD. Song, dịch Covid-19 xảy ra là dịp để nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của ngành này, từ đó có hướng phù hợp và bền vững hơn.
Một chuyên gia trong ngành nông nghiệp nhận định, vài năm trở lại đây, ngành hàng rau quả đã có nhiều bước tiến vượt bậc, mở được hầu hết các thị trường khó tính, giá trị xuất khẩu tăng đều đặn mỗi năm. Tuy nhiên, đa phần trái cây, rau củ của Việt Nam đều xuất tươi, tỷ lệ qua sơ chế và chế biến sâu vẫn khá khiêm tốn. Do đó, mỗi lần "tắc đường" sang Trung Quốc hay dịch bệnh thì hàng hóa lại rớt giá, phải kêu gọi giải cứu.
Hình thành các chuỗi sản xuất, đưa vào chế biến sâu... là giải pháp giúp ngành hàng trái cây phát triển bền vững
Theo vị chuyên gia này, trước mắt, thị trường nội địa gần như đã hồi phục hoàn toàn. Các doanh nghiệp nên kết nối với hệ thống siêu thị đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Với dân số lên tới 100 triệu, thị trường nội địa trở nên cực kỳ tiềm năng mà nhiều đơn vị chưa coi trọng, chỉ tập trung xuất khẩu.
Thực tế đã chứng minh, giữa tháng 2 năm nay, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, nước này đóng biên. Các loại trái cây như dưa hấu, thanh long tắc đầu ra, giá giảm mạnh. Song, nhờ kết nối tốt với hệ thống các siêu thị đưa hàng vào tiêu thụ, giá trái cây bật tăng, giúp người nông dân thoát cảnh thua lỗ.
Một số nước nay khống chế dịch bệnh tốt, thị trường dần mở cửa trở lại nên các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị phần, vị chuyên gia này cho hay.
Thời gian tới, theo dự báo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, có thể đẩy mạnh xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, đặc biệt là với vải thiều. Vừa qua Chính phủ đã đồng ý cho thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều. Một số chuyên gia Nhật Bản cũng sang Việt Nam kiểm tra khâu cuối cùng để những container vải thiều tươi đầu tiên của Việt Nam xuất sang thị trường này.
Việt Nam còn tận dụng lợi thế khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hong Kong giai đoạn 2019-2022 để đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng, thanh long, xoài, bưởi, dừa,... vào thị trường này.
Tuy nhiên, về lâu dài, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cho rằng, rau quả Việt Nam cần đi theo hướng bền vững. Thay vì phát triển manh mún, cần sản xuất theo chuỗi liên kết chặt chẽ với DN, từ đó hình thành những vùng chuyên canh hàng hóa, nâng cao chất lượng trái cây, rau quả của Việt Nam.
Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất hữu cơ, giúp tạo dựng thương hiệu cho trái cây Việt.
"Giải pháp căn cơ nhất vẫn là đẩy mạnh chế biến sâu", ông Toản nhấn mạnh. Hiện rau quả xuất khẩu tươi của Việt Nam chiếm khoảng 69%, còn lại là hàng sơ chế và chế biến sâu. Tỷ lệ này vẫn có sự chênh lệnh lớn, cần được cải thiện bởi thị trường đang hướng tới những sản phẩm chế biến sâu như hàng sấy khô, nước ép đóng hộp.
Điều quan trọng là khi phát triển theo hướng này, chúng ta có thể kiểm soát được giá thành, nâng giá trị hàng hóa gấp 3-4 lần so với bán quả tươi. Chưa kể, đưa trái cây, rau củ vào chế biến sâu sẽ tăng thời gian bảo quản, giúp thoát được khủng hoảng như dịch bệnh vừa qua. Thực tế là, dịch Covid-19 xảy ra, trái cây tươi xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng, nhưng phân khúc hàng chế biến sâu lại có sự tăng trưởng mạnh, ông Toản cho hay.
Nhiều doanh nghiệp cao su "bối rối" khi xây dựng kế hoạch kinh doanh 2020 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) vừa tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 với việc thông qua nhiều nội dung quan trọng. Nông dân khai thác mủ cây cao su. Ảnh: Hải Âu-TTXVN Mặc dù lên kế hoạch tăng trưởng khá so với năm trước đó, tuy nhiên nhiều công ty cao su...