Vén màn bí mật Vùng 51
Chính phủ Mỹ đã thu gom nhiều chiến đấu cơ MiG của Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh để nghiên cứu tại Vùng 51 tuyệt mật.
Máy bay MiG-21 tại Vùng 51 – Ảnh: Area51specialprojects.com
Đó là nội dung một phần tài liệu giải mật mới được công bố, qua đó tiếp tục giải tỏa các bí ẩn về Vùng 51, địa điểm quân sự nằm sâu trong sa mạc Nevada. Lâu nay, đây là một trong những khu vực tuyệt mật của Mỹ và cả thế giới, dẫn đến vô số đồn đoán và giả thuyết trong hàng chục năm qua. Nổi tiếng nhất là “học thuyết” cho rằng Vùng 51 là nơi Mỹ bắt được đĩa bay của người ngoài hành tinh và là cơ sở nghiên cứu về các vị khách từ không gian. Những đồn đoán không ngừng lan xa và trở thành nguồn ý tưởng không bao giờ cạn cho giới làm phim hay các nhà văn viễn tưởng. Trong khi đó, chính phủ Mỹ vẫn một mực giữ im lặng còn Vùng KV 51 được canh phòng cực kỳ cẩn mật, tách biệt hoàn toàn với các hoạt động dân sự nên tấm màn bí ẩn ngày càng dày lên.
Đến tháng 8 vừa qua, CIA lần đầu tiên thừa nhận sự tồn tại của Vùng 51, vốn nằm ở phía nam hồ Groom và cách Las Vegas 133 km về hướng bắc – tây bắc. Reuters dẫn lời chuyên gia Jeffrey Richelson thuộc Đại học George Washington nhận xét: “Đây là lần đầu tiên có một thừa nhận từ cấp cao về sự tồn tại và địa điểm chính xác của Vùng 51″. Dĩ nhiên, không có người ngoài hành tinh hay đĩa bay nào cả mà Vùng 51 dùng để thử nghiệm những dự án tối mật của quân đội Mỹ như máy bay do thám U-2 và các dòng chiến đấu cơ tối tân.
Mổ xẻ MiG
Một trong những chương trình tuyệt mật của Mỹ tại Vùng 51 là nghiên cứu về các chiến đấu cơ MiG lừng danh của Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh, tờ The Guardian dẫn tài liệu giải mật cho hay. Số máy bay này được thu gom bằng nhiều con đường, thông qua các đồng minh hoặc mạng lưới tình báo trên khắp thế giới. Trong khuôn khổ chương trình mang tên Have Doughnut, các chuyên gia tại Vùng 51 tìm hiểu kỹ lưỡng đặc tính kỹ thuật, ưu khuyết điểm và hiệu quả của MiG để xem các loại vũ khí và máy bay của Mỹ có thể đánh bại nó như thế nào cũng như dùng để huấn luyện phi công chiến lược Mỹ tác chiến đối phó. Theo tài liệu, đối tượng mổ xẻ đầu tiên là một chiếc MiG-21, ban đầu được Israel mua vào tháng 8.1966 và cho không quân Mỹ mượn từ tháng 1 – 4.1968.
Video đang HOT
Các cuộc nghiên cứu tương tự cũng được tiến hành với MiG-17 và các dòng khác. Cũng dựa vào các chiếc MiG thu được, không quân Mỹ còn tái dựng ngay tại Vùng 51 mô hình phòng không của Liên Xô để diễn tập tấn công.
Theo tờ The Guardian, trong một thời gian dài, trên bầu trời Vùng 51 đã diễn ra nhiều cuộc không chiến giả lập giữa máy bay Mỹ và MiG để không quân Mỹ tìm ra cách đánh hữu hiệu nhất đối phó loại máy bay từng khiến họ lao đao trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam.
F-14 “quyết chiến” MiG-21
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, cựu phi công Mỹ Allan Palmer kể lại với The Huffington Post rằng một lần vào năm 1975, ông nhận lệnh điều khiển máy bay F-14 xuất phát từ căn cứ Miramar ở San Diego, bang California đến căn cứ Fallon phía tây Nevada. Đến gần Vùng 51, ông được yêu cầu bay chậm lại rồi từ xa bỗng xuất hiện một chiếc MiG-21. Palmer khẳng định mình không lầm vì khi nhìn xuống, ông còn thấy rõ lòng hồ Groom đã khô cạn. Ngay lúc đó, bộ chỉ huy phát lệnh cho Palmer diễn tập không chiến với “máy bay địch” và thế là 2 chiến đấu cơ bắt đầu quần thảo trên bầu trời. Palmer không tiết lộ bên nào “thắng” mà chỉ nói rằng lần diễn tập đó rất thú vị. Ông cho biết mình không thể nào quên MiG-21 vì trước đây đã từng nhiều lần đụng độ với nó tại chiến trường Việt Nam. “Những chiếc MiG ở Vùng 51 đã được phục chế và sơn cờ Mỹ. Tôi còn nhớ rất rõ. Đó là một cảm giác rất kỳ lạ bởi vì tôi đã vô cùng vất vả khi chiến đấu với chúng ở Việt Nam”, ông Palmer bồi hồi kể lại.
Hiện đã 70 tuổi, Palmer đang là Giám đốc điều hành của Bảo tàng quốc gia Thử nghiệm nguyên tử Mỹ. Hồi tháng 3.2012, ông đã mở phòng triển lãm mang tên “Huyền thoại và Thực tế ở Vùng 51″, nơi trưng bày các tài liệu về những hoạt động, công trình nghiên cứu cũng như các giả thuyết thú vị tại Vùng 51.
Theo TNO
Nổ súng tại căn cứ quân sự Mỹ
Ít nhất hai lính vệ binh quốc gia Mỹ đã bị thương trong vụ nổ súng gần một căn cứ quân sự ở bang Tennessee. Vụ việc xảy ra một tháng sau vụ xả súng kinh hoàng làm 13 người thiệt mạng tại một căn cứ ở thủ đô Washington D.C.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ nổ súng.
Phát ngôn viên Sở chỉ huy hải quân tại Washington, ông Patrick Foughty, cho biết nghi can nổ súng cũng là một thành viên vệ binh quốc gia và đã bị cảnh sát bắt giữ vào khoảng 18h10' GMT ngày hôm qua.
Vụ nổ súng xảy ra tại một con đường ở thành phố Millington, gần căn cứ hải quân trên đất liền được lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ thuê.
Theo truyền thông địa phương, dường như giữa ba người binh sĩ đã xảy ra một cuộc cãi vã và một trong số họ đã nổ súng nhằm vào chân hai người còn lại.
Hiện cả hai nạn nhân đã được đưa tới bệnh viện điều trì và không có ai bị nguy hiểm đến tính mạng.
Thời gian gần đây tại Mỹ liên tục xảy ra các vụ xả súng, nhất là tại trường học.
Hôm 21/10, một học sinh 12 tuổi đã bắn chết một giáo viên tại trường trung học cơ sở Sparks thuộc bang Nevada và làm bị thương 2 bạn học rồi tự sát.
Ngày 22/10, cảnh sát California bắn chết Andy Lopez, một bé trai 13 tuổi mang theo một khẩu súng bắn chim có hình dáng giống súng tiêu liên AK-47. Andy Lopez bị bắn chết vì đã không chịu buông súng theo yêu cầu của cảnh sát.
Tiếp đó, ngày 23/10, một cô giáo 24 tuổi đã bị một nam sinh 14 tuổi sát hại tại trường trung học phổ thông Danvers, bang Massachusetts.
Trong khi đó, ngày 24/10, một nam sinh Mỹ 11 tuổi đã phải ra tòa vì tình nghi âm mưu giết người sau khi mang một khẩu súng ngắn cùng 400 viên đạn và nhiều dao tới trường trung học cơ sở Frontier ở Vancouver, bang Washington. Cảnh sát cho biết đối tượng đã bị thẩm vấn và bắt giữ vì âm mưu giết người.
Các vụ việc liên tiếp trên gợi lại vụ thảm sát tại một trường học ở Newtown, bang Connecticut, tháng 12 năm ngoái làm 26 người thiệt mạng, trong đó có 20 trẻ em. Nó cũng đồng thời làm nóng cuộc tranh cãi dai dẳng tại Mỹ xung quanh việc siết chặt kiểm soát sử dụng súng đạn.
Theo Dantri
Thiếu niên Mỹ bị bắn chết vì mang súng trường giả Một cậu bé 13 tuổi tại thành phố Santa Rosa, bang California Mỹ hôm qua (23/10) đã bị cảnh sát bắn chết trong lúc đang mang theo một khẩu súng trường đồ chơi, nhưng từ chối buông súng khi được ra lệnh. Các sỹ quan cảnh sát thành phố Santa Rosa cho biết họ đã tin rằng khẩu súng là thật và nổ...