Vẹm xanh – ‘chiến binh thầm lặng dưới nước’ khi Trái Đất nóng lên
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng vẹm xanh có thể phục hồi sau các đợt nắng nóng ở biển bằng cách điều chỉnh nhịp tim và chức năng cơ thể, cải thiện cơ hội sống sót trong khi Trái Đất nóng lên.
Vẹm xanh có thể lọc một lượng nước đáng kể trong khi kiếm ăn. (Nguồn: Stuff)
Vẹm xanh, loài sinh vật giống như ngao, có kích thước bằng lòng bàn tay được tìm thấy ở các vùng biển trên khắp thế giới, là nguồn hải sản quan trọng cho con người và là nguồn cung cấp vitamin B12 và axit béo omega-3 dồi dào trong nhiều thế kỷ qua.
Nhưng đối với các nhà sinh học biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng là một “anh hùng thầm lặng.”
Ngoài việc cung cấp môi trường sống cho các sinh vật bám vào chúng, vẹm xanh còn lọc một lượng nước đáng kể trong khi kiếm ăn và trong quá trình đó chúng làm sạch các chất ô nhiễm khỏi vùng nước chúng sinh sống.
Nếu không có chúng, chất lượng nước sẽ suy giảm và nhiều loài thực vật và động vật khác sẽ gặp rủi ro.
Vì vai trò quan trọng của vẹm trong hệ sinh thái biển nên các nhà sinh học rất quan tâm nghiên cứu chúng, đặc biệt khi hành tinh của chúng ta ấm lên.
Theo một nghiên cứu mới về sinh vật biển ở Hong Kong, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vẹm xanh có thể phục hồi sau các đợt nắng nóng ở biển bằng cách điều chỉnh nhịp tim và chức năng cơ thể, cải thiện cơ hội sống sót trong bối cảnh Trái Đất nóng lên.
“Chúng thể hiện khả năng chịu đựng cao và khả năng phục hồi sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thông qua việc điều chỉnh các quá trình sinh lý,” nhóm nghiên cứu từ Đại học Trung Văn Hong Kong ( CUHK) viết trên tạp chí Marine Biology.
Theo nghiên cứu, vẹm xanh châu Á rất phong phú và phân bố rộng rãi trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khu vực được dự đoán sẽ chứng kiến sự tăng vọt lớn nhất về các đợt nắng nóng ở biển trong những thập kỷ tới.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cho biết việc hiểu được phản ứng của động vật và khả năng phục hồi của chúng sau các điều kiện căng thẳng có thể giúp các nhà khoa học dự đoán tốt hơn tác động của biến đổi khí hậu.
Tác giả chính của nghiên cứu, Laura Falkenberg, cho biết các thí nghiệm của họ cho thấy vẹm ở Hong Kong có thể đối phó với các đợt nắng nóng ở biển.
“Nhưng ngoài các đợt nắng nóng, chúng cũng sẽ phải đối mặt với một loạt các điều kiện thay đổi khác như axit hóa đại dương cũng như bất kỳ chất gây ô nhiễm cục bộ nào khác. Điều đó có thể thay đổi phản ứng của chúng và cũng khiến chúng dễ bị tổn thương hơn trước các đợt nắng nóng,” Falkenberg cho biết.
Để phục vụ nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã thu thập vẹm xanh châu Á lớn và nhỏ khi thủy triều xuống từ Cảng Tolo ở phía Đông Bắc Hong Kong vào đầu năm 2022.
Sau khi vẹm được thả vào bể, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng một đợt nắng nóng bằng cách tăng nhiệt độ của bể khoảng 3 độ C từ nhiệt độ trung bình mùa Hè lên 30 độ C, ấm hơn mức bình thường mà vẹm phải trải qua.
Sau đợt nắng nóng nhân tạo kéo dài ba tuần, nhóm nghiên cứu đã gắn cảm biến vào vỏ vẹm để phát hiện sóng điện từ do nhịp tim của chúng tạo ra.
Họ phát hiện ra rằng nhịp tim của vẹm tăng lên, nhưng trong số những con lớn hơn, dài khoảng 5cm, cũng có sự gia tăng đáng kể về tốc độ thanh lọc nước.
Sau đó, vẹm trải qua một tuần phục hồi ở nhiệt độ bình thường. Các đặc điểm sinh lý của chúng, bao gồm nhịp tim, nhiệt độ và tốc độ thanh lọc, trở lại mức bình thường, cho thấy các chức năng lâu dài của chúng không bị ảnh hưởng.
Theo các nhà nghiên cứu, việc điều chỉnh nhịp tim và tốc độ thanh lọc có thể là những phản ứng chính của chúng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Vẹm xanh là nguồn cung cấp vitamin B12 và axit béo omega-3 dồi dào trong nhiều thế kỷ qua. (Nguồn: Active-Burst)
Falkenberg nói: “Chúng đã có thể sống sót sau đợt nắng nóng.”
“Chúng tôi đã hạ nhiệt độ xuống và thấy rằng những con vẹm lại trở lại trạng thái bình thường và những con vượt qua được đợt nắng nóng cũng sống sót sau giai đoạn phục hồi.”
Nhưng một số động vật ven biển, chẳng hạn như hàu, ốc biển và loài sao biển, có thể không thể phục hồi sau những tình huống cực đoan như vậy, bà nói.
Falkenberg cho biết nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào vẹm ở những nơi khác trên thế giới và cách các loài khác có thể phản ứng với những đợt nắng nóng như vậy, cũng như điều gì có thể xảy ra nếu đặc điểm của đợt nắng nóng thay đổi.
Bà nói: “Các đợt nắng nóng sẽ kéo dài hơn, nóng hơn và thường xuyên hơn trong tương lai.”
“Nếu chúng ta sử dụng các đặc điểm sóng nhiệt khác nhau, liệu loài vẹm có còn có thể tồn tại qua những điều đó không, hay có ngưỡng nào đó mà chúng không thể sống sót qua?” bà đặt câu hỏi./.
Phát hiện 'nhịp tim' bí ẩn của Trái Đất
Dữ liệu về các sự kiện địa chất cổ đại vừa hé lộ Trái Đất thật sự có nhịp tim chậm, ổn định nhưng thảm khốc.
Đó là kết quả của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học New York (Mỹ), dựa trên bộ dữ liệu khổng lồ về 260 triệu năm địa chất của Trái Đất, bao gồm 89 sự kiện cực lớn.
Theo bài công bố được xuất bản trên tạp chí khoa học Geoscience Frontiers, các "nhịp tim" của Trái Đất cách nhau khoảng 27,5 triệu năm, đánh dấu bằng vô số sự kiện thảm khốc.
Chúng bao gồm hoạt động núi lửa, sự tuyệt chủng hàng loạt, sự sắp xếp lại các mảng kiến tạo, biến động của nước biển, các giai đoạn thiếu oxy ở đại dương.... xảy ra ở mỗi "nhịp tim".
Trái Đất sẽ trở nên cực kỳ khó sống ở mỗi "nhịp tim" - Ảnh đồ họa từ NASA
Nói cách khác, ở mỗi "nhịp tim", hành tinh của chúng ta lại tái thiết lại trật tự theo một cách nào đó. Điều này được chứng minh thông qua việc các sự kiện nói trên thường diễn ra cũng một lúc trong lịch sử, đi kèm với tuyệt chủng hàng loạt.
Theo Science Alert, mối hoài nghi này đã dấy lên từ những năm 1920-1930, với giả thuyết cứ 30 triệu năm thì hành tinh của chúng ta mới có một "nhịp tim".
Các kỹ thuật tiên tiến hơn và hồ sơ phong phú hơn trong hiện tại đã giúp các nhà khoa học kiểm tra các giả thuyết và đưa ra con số chính xác hơn.
Con số này cũng gần khớp với một nghiên cứu từ năm 2018 của hai nhà khoa học từ Đại học Sydney (Úc), vốn chỉ ra chu trình carbon và kiến tạo mảng của Trái Đất hoạt động theo chu kỳ khoảng 26 triệu năm.
Nghiên cứu mới chỉ ra thêm rằng ở mỗi "nhịp tim", các thảm họa thường có tính nguyên nhân - hệ quả, cái này xảy ra dẫn đến tác động dây chuyền gây ra cái kia.
Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa nhất - vì sao hành tinh của chúng ta phải thay đổi 27,5 triệu năm một lần - vẫn còn là bí ẩn.
Một số nghiên cứu khác từng cho rằng các chu kỳ thảm họa này có thể liên quan đến các vụ tấn công của sao chổi, thậm chí có thể do "hành tinh thứ chín" tác động.
Hành tinh thứ chín là một hành tinh giả thuyết còn ẩn nấp đâu đó trong hệ Mặt Trời, có thể rất lớn và có tương tác hấp dẫn đủ mạnh để ảnh hưởng đến nhiều hành tinh khác trong hệ.
Song, tác giả từ Đại học New York vẫn dồn mối hoài nghi lớn nhất cho chính Trái Đất.
"Các xung kiến tạo và biến đổi khí hậu theo chu kỳ này có thể là kết quả của các quá trình địa vật lý liên quan động lực của kiến tạo mảng và các chùm manti trong lớp phủ, được điều chỉnh bởi các chu kỳ thiên văn liên quan sự chuyển động của Trái Đất, hệ Mặt Trời và thiên hà" - các tác giả viết.
Nghiên cứu cũng đưa ra một kết luận khác khiến chúng ta có thể tạm thở phào: "Nhịp tim" tiếp theo chỉ xảy ra trong khoảng 20 triệu năm tới.
Giải rubik dưới nước nhanh nhất Anh Daryl Tan Hong An (21 tuổi) được Kỷ lục Guinness công nhận là người giải rubik dưới nước nhanh nhất - mất 9,29 giây cho khối rubik 3x3x3. Anh Daryl Tan Hong An cùng những khối rubik. Ảnh: The Guinness Record Anh Daryl đã lặn xuống đáy bể bơi (không dùng dụng cụ hỗ trợ lặn) để giải khối rubik. Ngoài ra...