Về thăm đất chè đặc sản Tân Cương
Để có được sản phẩm Trà Tân Cương nức tiếng đó là một quá trình kỳ công từ khâu trồng nguyên liệu, lấy nguyên liệu tới chế biến đóng gói của những người làm trà tại vùng đất chè Thái Nguyên.
Nằm cách thành phố Thái Nguyên 13 km về phía Tây, Tân Cương là vùng đất bán sơn địa, nơi tiếp giáp với vùng núi Tam Đảo giống như một thung lũng dồn tụ các luồng gió ẩm từ Đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc thổi tới, với địa hình chủ yếu là những dãy đồi thoai thoải về hướng mặt trời lặn, độ cao dưới 200m. Bắt nguồn từ những cánh rừng trên núi, các con suối róc rách men theo những chân đồi chảy về tưới mát cả vùng chè đặc sản nổi tiếng. Chính điều kiện tự nhiên này đã tạo nên chất lượng đặc biệt của vùng chè Tân Cương so với chè trồng ở các vùng khác.
Vùng chè Tân Cương mang màu xanh dịu mát của những đồi chè trải dài ngút ngàn tầm mắt.
Xã Tân Cương hiện có khoảng 200 hộ làm chè và kinh doanh chè, từ cây chè nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Những búp chè tươi – nguyên liệu làm nên thứ trà Tân Cương với vị chát, ngọt riêng chỉ có ở vùng đất này .
Theo những người làm chè lâu năm, khi hái chè phải cân đối để hái đi và chừa lại, đảm bảo số lứa và độ sinh trưởng của cây. Vì vậy tùy theo mức độ sinh trưởng của cây ở mỗi nương, và yêu cầu chất lượng chè, người làm chè không hái già quá hoặc non quá những búp chè.
Video đang HOT
Để sản xuất ra một kg chè búp đặc sản người làm chè ở Tân Cương phải trải qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ từ khâu chăm bón, thu hái chè, sao chè, vò chè.
Chè sau khi thu hoạch được làm tơi thủ công bằng tay.
Sau đó chè sẽ được cho vào các lò bằng tôn quay để sao khô chè. Theo anh Vân một người làm chè lâu năm, đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến hương vị và màu sắc chè khi khô.
Thời gian sao khô thường mất khoảng 20 phút cho 1 mẻ chè từ 1,2kg – 1,5 kg. Sau khi sao khô lá chè trở nên mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không gãy. Bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rời.
Đối với chè xanh, thiết bị vò thích hợp với nguyên liệu chè tân cương thái nguyên là máy vò đơn có nắp ép. Chè được vò 2 lần, mỗi lần vò từ 15-20 phút, sau mỗi lần vò chè phải được rũ tơi.
Theo những người làm chè lâu năm khi chế biến chè, sự nhạy cảm của các ngón tay mách bảo họ khi nào chè cần tăng nhiệt, khi nào phải rút bớt củi, điều chỉnh lồng sấy, quá lửa chè sẽ khét còn không đủ nhiệt, chè có vị ngái rất khó uống.
Kết thúc quá trình vò, chè xoăn chặt dạng sợi, Chè non loại 1 và chè loại 2 có thời gian vò ngắn hơn chè loại 3, nếu chè non vò lâu sẽ bị nát vụn.
Chè Tân Cương qua các khâu chế biến chờ đóng gói.
Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm chè Tân Cương được đóng gói theo phương pháp hút chân không để đảm bảo độ sạch gần như tuyệt đối của chè thành phẩm khi đến tay người tiêu dùng./
Theo cpv.org.vn
Phở cuốn Ngũ Xã - đặc trưng cho ẩm thực đất Hà Thành
Khác với món phở nước, phở cuốn thu hút thực khách ở cái mát thanh và đậm đà của nước chấm chua cay, được pha chế khéo léo theo những bí quyết riêng của người làm.
Phở là món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bằng sự biến tấu trong nguyên liệu ăn kèm để trở thành món ăn dân dã trong những ngày Hè nắng nóng, người dân phố Ngũ Xã, Hà Nội, đã sáng tạo ra món phở cuốn và trở thành đặc trưng cho ẩm thực đất Hà Thành.
Món ăn phở cuốn phố Ngũ Xã, Hà Nội. (Ảnh: Khánh Long)
Phở cuốn không quá cầu kỳ trong cách chế biến. Để làm một đĩa phở cuốn ngon cần có một xấp bánh phở, vài ba lạng thịt bò băm nhỏ xào thơm với gừng và tỏi điểm thêm mấy món rau sống quen thuộc như xà lách, rau mùi, rau húng... Tất cả cuốn tròn lại trong lá bánh phở mỏng.
Khác với món phở nước, phở cuốn thu hút thực khách ở cái mát thanh và đậm đà của nước chấm chua cay, được pha chế khéo léo theo những bí quyết riêng của người làm.
Sau này, ngoài con phố Ngũ Xã, trên bản đồ địa chỉ ăn ngon Hà Nội cũng xuất hiện những địa danh gắn liền với món phở cuốn như Hồ Tây, Trúc Bạch... Qua những địa danh ấy phở cuốn đã từ lúc nào trở thành một trong những món ngon đãi khách của người Hà Nội, đặc biệt vào những ngày Hè nắng nóng với giá 6.000 đồng/chiếc.
Là món ăn dân dã, giản dị nhưng lại khá hấp dẫn nên không chỉ có khách trong nước ở miền Trung, miền Nam tìm đến thưởng thức món phở cuốn mà còn rất nhiều khách nước ngoài chọn phở cuốn làm món nhất định phải thưởng thức ẩm thực khi đến du lịch Hà Nội.
Giống như một nét chấm phá cho ẩm thực Hà Nội, phở cuốn đã làm tô điểm cho bức tranh ẩm thực của mảnh đất nghìn năm văn hiến ngày càng hấp dẫn bao thực khách mỗi lần đặt chân đến./.
Báo Ảnh Việt Nam
Bí quyết làm bánh cuốn bằng chảo chống dính vừa nhanh lại đơn giản ai cũng làm được Chỉ với 1 chiếc chảo chống dính cùng vài công đoạn là bạn đã có ngay đĩa bánh cuốn nóng hổi, thơm phức. Nguyên liệu làm bánh cuốn: - 100g bột bánh cuốn - 1 muỗng cf đầy bột năng. - 1/4 muỗng cf muối. - 350ml nước lã. - 2 thìa đầy ăn cơm dầu ăn. - 5 tai mọc nhĩ (nấm...