Vào bản, lên rẫy đón học sinh trở lại trường
Gần 1 tháng vừa nghỉ Tết Nguyên đán, nghỉ học phòng dịch Covid-19 là thời gian khá dài với thầy trò Trường Tiểu học Đồng Chum (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình).
Học sinh Trường Tiểu học Hang Kia B (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hoàn cho biết: Nằm trên địa bàn khó khăn, hệ thống mạng Internet chưa đến hết các thôn bản. Nhiều gia đình học sinh chưa có tivi, máy tính nên không thể triển khai dạy và học trực truyến, qua truyền hình.
Do đó, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên xây dựng các phiếu học tập gửi lên thư điện tử của nhà trường. Sau khi kiểm tra, Ban giám hiệu giao giáo viên in phiếu mang đến từng học sinh. Giáo viên phụ trách công tác phổ cập tại thôn bản nào thì lấy toàn bộ phiếu của tất cả học sinh giao và trực tiếp trao đổi với phụ huynh để quan tâm bảo ban con em tự học ở nhà. Nếu có chỗ nào không hiểu, HS hoặc phụ huynh gọi điện trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để được hướng dẫn.
Video đang HOT
Việc giao bài tập cho học sinh ôn tập ở nhà, theo thầy Nguyễn Đức Hoàn hướng tới mục tiêu giúp các em củng cố kiến thức đã học, rèn kỹ năng, thói quen tự học, đồng thời giúp phụ huynh bớt lo lắng về việc con em mình sẽ lơ là việc học, hay nghỉ học lâu sẽ quên kiến thức. Dù đây không phải là phương pháp học tập hiệu quả nhất nhưng cũng giúp học sinh phát huy khả năng tự học, chuẩn bị tâm thế tốt để bắt nhịp nhanh với việc học khi quay trở lại trường học.
Cũng theo thầy Nguyễn Đức Hoàn, để học sinh sớm ổn định việc học tập, ban giám hiệu phân công giáo viên đến từng bản, gặp từng hộ có con em theo học động viên trở lại lớp. Thậm chí, nhiều thầy, cô giáo còn mua bánh kẹo để thưởng cho học sinh đến lớp đầy đủ. Từ ngày đầu học sinh đến rải rác, đến nay, tỉ lệ các em đến trường đạt gần 100%.
Không thể triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ học phòng dịch, cô trò Trường Tiểu học Hang Kia B (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) cũng mong mỏi từng ngày được đến trường. Trong thời gian nghỉ học, các thầy cô đã không quản đường sá xa xôi đến từng nhà hướng dẫn học sinh tự học. Tuy nhiên, việc mà nhà trường lo nhất là các em phần nào sao nhãng việc học tập sau kì nghỉ dài ngày.
Cô Hà Thị Hằng – Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Việc vận động học sinh đến lớp sau thời gian nghỉ dài mất khá nhiều thời gian. Giáo viên không quản ngại nhưng cha mẹ các em chưa hợp tác để động viên con cái đi học đầy đủ. Nhiều người không muốn cho con em đi học. Có trường hợp thấy giáo viên đến là bỏ chạy, phải vận động nhiều lần, HS mới đi học lại.
Tại Trường Tiểu học Pa Ủ (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), sau khi đi học trở lại, thầy cô đã tổ chức buổi liên hoan và trao quà của các đoàn thiện nguyện cho trò. Cô Hiệu trưởng Bùi Thị Minh Khuyên tâm sự: Vất vả khó khăn nhất là việc vận động học sinh đi học trở lại. Sau thời gian nghỉ học, nhiều em có tâm lí không muốn đến trường. Các thầy cô giáo lại đến tận nhà, vào tận nương rẫy để vận động học sinh đi học trở lại. Nhiều trường hợp “khó”, hiệu trưởng phải mang xe máy đến nhà đón học sinh, ở lại hàng giờ đồng hồ để thuyết phục học sinh đi học.
10 năm vận động và trao yêu thương
10 năm (2010-2020) - một chặng đường khuyến học, 10 năm ấy đã gửi gắm biết bao tình cảm, yêu thương, sự quan tâm và động viên tinh thần lẫn vật chất cho các em học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện Thoại Sơn thông qua quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại.
10 năm để đánh dấu sự hình thành, phát triển của nguồn quỹ học bổng ý nghĩa mang tên Nguyễn Văn Thoại.
Tự hào quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại
Ai đó đã từng bảo rằng: "Học tập đơn giản là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc". Vì thế, học tập giúp mỗi người có thêm kiến thức, có hiểu biết, có phẩm chất tốt, được phát triển một cách toàn diện, trở thành người có ích cho chính mình, gia đình và xã hội. Nhưng không phải lúc nào con đường ấy cũng trải hoa hồng để chúng ta bước qua mà có những khó khăn, thăng trầm.
Thấu hiểu, chia sẻ và muốn giúp đỡ những học sinh không may mắn, khó khăn bước tiếp con đường đến trường, quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại là nguồn động viên to lớn cho những em học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thoại Sơn. Qua 10 năm xây dựng, vận động và tổ chức trao học bổng Nguyễn Văn Thoại (2010-2020) trên địa bàn huyện Thoại Sơn luôn thấm đượm tình cảm yêu thương, không chỉ là động viên mà còn lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia với bao lớp học sinh.
Buổi sơ kết 10 năm của quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại chiều 18-9, dù thời tiết xấu do ảnh hưởng của bão nhưng đại biểu vẫn tham dự rất đông. Dưới mái đình thần Thoại Ngọc Hầu, mặc cho những cơn mưa lớn cứ trút xuống liên tục, gió cuốn từng cơn nhưng mọi người vẫn cảm thấy ấm lòng với chặng đường 10 năm của quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại.
"Quỹ được hình thành từ ý tưởng của thầy Hiệu trưởng Đặng Thanh Quang và ông Lê Văn Nưng (Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) cùng các cựu học sinh của Trường THPT Huệ Đức, THPT Thoại Sơn khi xưa, nay là Trường THPT Nguyễn Văn Thoại thống nhất cách gây quỹ mới là vận động tiền mặt, gửi tín dụng lấy lãi suất trao học bổng cho học sinh THPT trong huyện Thoại Sơn, giữ vững không chi nguồn vốn" - ông Nguyễn Hữu Giềng, Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại chia sẻ.
Qua 3 đợt vận động: đợt 1 (năm 2010) thông qua đêm văn nghệ "cây nhà lá vườn" được 169 triệu đồng, gộp với tiền lãi được nhận (năm 2013) và nguồn vận động thêm, quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại khi ấy được 200 triệu đồng. Nhận thấy số tiền lãi trao học bổng cho học sinh 3 năm qua không nhiều, các cựu học sinh đã trao đổi và có những bước đi đúng đắn, vận động thêm nguồn quỹ với mục đích có ít nhất 1 tỷ đồng gửi ngân hàng. Khi ấy, lãi suất và số học sinh được nhận học bổng sẽ nhiều hơn.
Đợt vận động lần thứ 2 (năm 2017) diễn ra, qua 2 tháng vận động đã có nhiều tổ chức, cá nhân, cựu học sinh ủng hộ. Quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại vận động được thêm số tiền 1 tỷ 227 triệu đồng. Toàn bộ tiền mặt nhận được đều được gửi hết vào Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa. Rồi qua đợt vận động thứ 3 (2019-2020) đã nâng tổng quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại lên 2 tỷ 023 triệu đồng.
Tất cả tiền quỹ trên được gửi vào tổ chức tín dụng, lãi suất được nhận đã và sẽ tiếp tục trao học bổng cho học sinh 4 trường THPT trên địa bàn huyện Thoại Sơn. Theo đó, năm 2014-2017, trao 66 suất học bổng, trị giá 66 triệu đồng; năm 2017 -2018 đã trao 34 suất học bổng, trị giá 34 triệu đồng; năm 2018-2019 đã trao 100 suất học bổng, trị giá 100 triệu đồng; năm 2019-2020 đã trao 150 suất học bổng, trị giá 150 triệu đồng (mỗi suất học bổng trị giá 1 triệu đồng).
Phát biểu tại buổi sơ kết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng mong mỏi, thời gian tới, không riêng quỹ Học bổng Nguyễn Văn Thoại mà các nguồn quỹ Khuyến học - khuyến tài ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thoại Sơn không ngừng lớn mạnh, hỗ trợ đắc lực, có hiệu quả cho công tác giáo dục và đào tạo tại địa phương. Từ đó, có thể nhân rộng mô hình hệ thống quỹ Khuyến học - khuyến tài huyện Thoại Sơn trên toàn tỉnh, tạo ra diện mạo mới cho phong trào dạy và học, nỗ lực vì một xã hội học tập bền vững, hạn chế tình trạng bỏ học vì nghèo khó.
Trao hơn 150 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học Tại lễ trao học bổng, các học sinh, sinh viên được nghe Văn Ngọc Tuấn Kiệt - người về thứ 3 Đường lên đỉnh Olympia 2020 chia sẻ những kinh nghiệm học tập, niềm khát khao chinh phục đỉnh cao tri thức. Ngày 4/10, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị tổ chức trao học bổng "Hoa tình thương" cho các em học sinh,...