Văn phòng phẩm Hồng Hà ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới và khánh thành showroom kiểu mẫu
Sáng 25/3/2019, Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà chính thức ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chính thức khánh thành showroom kiểu mẫu tại trụ sở Công ty – 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Lãnh đạo Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà cho biết, việc thay đổi logo và nhận diện thương hiệu mới nhân dịp tròn 60 năm tuổi là sự khẳng định vị thế một doanh nghiệp văn phòng phẩm hàng đầu Việt Nam luôn năng động, hiện đại bắt kịp xu thế của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đây sẽ là sự mở đầu cho bước chuyển mình quan trọng trong chiến lược phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà sau 60 năm có mặt trên thương trường.
Nhận diện thương hiệu mới của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà được thiết kế với hai màu sắc chủ đạo là màu trắng và màu đỏ. Màu trắng tượng trưng cho sự khởi đầu, màu đỏ tượng trưng cho lòng nhiệt huyết, sức mạnh và chiến thắng.
Đại diện ban lãnh đạo Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà nhấn nút ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới
Ý tướng thiết kế logo được lấy cảm hứng từ loại hình nghệ thuật đương đại cùng sự kết hơp hoàn hảo giữa truyền thống – hiện đại với tông màu đỏ cờ nổi bật tạo ấn tượng mạnh mẽ.
Phần hình ảnh biểu trưng với hình vuông bao quanh hai chữ HH là dấu ấn khẳng định sự phát triển vững chắc, chuyên ngiệp và lâu bền của thương hiệu Văn phòng phẩm Hồng Hà. Hai chữ HH (chữ viết tắt tên Công ty ) tượng trưng cho chiếc cầu nối giữa quá khứ và tương lai của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà.
Hồng Hà muốn lưu giữ những nền tảng vững chắc của quá khứ đồng thời không ngừng đổi mới, sáng tạo, bứt phá ngoạn mục tiến về tương lai.
Dấu gạch ngang dưới chữ HH tượng trưng cho dòng sông Hồng gắn liều với tên gọi Hồng Hà. Tên Công ty được thể hiện bằng phông chữ in hoa không dấu tạo cảm giác mạnh mẽ, hiện đại, năng động.
Điểm nổi bật của logo mới chính là biểu tượng dấu ấn dễ nhận biết, dễ nhớ. Đó là cảm hứng từ những chiếc ấn, triện Việt Nam xưa kết hợp với phong cách thiết kế hiện đại để tại nên một nhận diện thương hiệu Hồng Hà mới đậm bản sắc truyền thống nhưng cũng rất ấn tượng và hiện đại.
Video đang HOT
Ngày đầu khai trương showroom của Tổng công ty CP Hồng Hà
Sản phẩm bút của Văn phòng phẩm Hồng Hà
Góc đọc sách, thử bút cho khách hàng nhí
Cùng dịp, Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà đã chính thức khai trương showroom kiểu mẫu tại địa điểm 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Với diện tích trưng bày sản phẩm rộng 500m2 cùng phong cách thiết kế hiện đại, tinh tế, khoa học và đẹp mặt, showroom mới mang đến cho người tiêu dùng một không gian mua sắm hoàn hảo, tiện dụng và chuyên nghiệp.
Ngay không gian đầu tiên của showroom là các sản phẩm truyền thống và chủ lực của Văn phòng phẩm Hồng Hà, như bút, dụng cụ học sinh và giấy vở. Các gian tiếp theo trưng bày các đồ dùng văn phòng, xuất bản phẩm và nhiều loại sản phẩm khác do Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà sản xuất.
Tiến Vinh
Theo vnmedia.vn
Ông chồng Singapore kể về khó khăn của vợ khi làm giáo viên mầm non
Công việc bận rộn khiến giáo viên khó cân bằng cuộc sống cá nhân, nhưng họ vẫn thường bị đánh giá thấp và bị phụ huynh trút giận.
Là chồng của một giáo viên mầm non, Ismail Tahir chứng kiến những khó khăn mà vợ anh, Aliya đã trải qua trong sáu năm gắn bó với nghề từ năm 2013, theo Coconuts Singapore.
Trong một bài đăng trên Facebook đầu tháng 3, anh đáp trả những quan điểm tiêu cực mà một số phụ huynh hoặc nhà quản lý giáo dục thường nghĩ về giáo viên mầm non. Trái ngược với suy nghĩ giáo viên mầm non khá "nhàn", vợ Ismail và rất nhiều đồng nghiệp thực tế đang bỏ ra nhiều công sức hơn mức được yêu cầu.
Ismail và Aliya đều làm việc trong ngành giáo dục, nhưng phục vụ các nhóm tuổi khác nhau. Ismail từng nghĩ công việc của mình ở cấp độ đại học là rất khó khăn, nhưng những gì được vợ chia sẻ hàng ngày khiến anh phải suy nghĩ lại.
Giáo viên mầm non dạy trẻ vẽ. Ảnh: Pixels
Theo Ismail, hầu hết thời gian hai người ở bên nhau, Aliya luôn nghĩ về những đứa trẻ ở trường. Khi đi mua sắm, cô luôn bị cuốn hút bởi những món đồ dành cho lớp học. Thi thoảng, họ vô tình gặp phụ huynh và học sinh ở ngoài phố. Mỗi khi đứa trẻ nào đó nhận ra và hét lên "Chào cô Aliyaaaa!", vợ Ismail rất vui.
Nhà của Ismail giống một nhà sách thu nhỏ và khá lộn xộn với đủ thứ văn phòng phẩm như máy in, máy đục lỗ, băng dính, hồ dán, bút đánh dấu, giấy màu... Những thứ này dùng để trang trí góc học tập ở lớp hoặc là nguyên liệu cho bài tập thủ công của trẻ và không phải tất cả được mua bởi ngân sách trường học. Nhiều giáo viên tự bỏ tiền túi do ngân sách nhà trường hạn hẹp hoặc thủ tục đề xuất mua văn phòng phẩm mất quá nhiều thời gian.
Nhiều tối, những giáo viên như Aliya có thể về nhà muộn vì phải ở lại soạn nốt chương trình của ngày hôm sau, hoặc phải giữ con cho một phụ huynh đến đón muộn. Kế hoạch buổi tối của đôi vợ chồng thường bị phá hỏng bởi những lý do tương tự. "Đôi khi cô ấy phải hy sinh thời gian dành cho gia đình vào thứ bảy, bởi vì đó là ngày mà tất cả giáo viên đều rảnh để đi họp", Ismail viết.
Giờ ăn trưa, giáo viên mầm non thường không thể ra ngoài vì bọn trẻ có thể thức dậy bất cứ lúc nào. Họ ăn luôn những món được nấu cho trẻ, nhiều khi đói nhưng không dám ăn thêm vì sợ trẻ sẽ thiếu phần.
Là giáo viên mầm non, Aliya kiêm cả nhiệm vụ của người dọn dẹp, nhà thiết kế lớp học, nhân viên sơ cứu... Những công việc hành chính thường được mang về nhà, bởi cô không đủ thời gian để làm ở trường khi quá bận rộn với việc chăm sóc trẻ. Do vậy, không gian riêng ở nhà cũng có thể được xem là văn phòng làm việc thứ hai của cô.
Đôi khi, vợ Ismail trở về nhà và buồn bã vì cách quản lý quá cứng nhắc của nhà trường khiến giáo viên khó linh hoạt trong công việc. Đôi khi, cô nhận được nhiều ý kiến hoặc đòi hỏi vô lý từ phụ huynh. Các bậc cha mẹ đã trải qua một ngày làm việc dài và mệt mỏi có thể tìm cách trút giận lên người đã chăm sóc con của họ từ 7h sáng.
Giáo viên mầm non được yêu cầu cải thiện trình độ chuyên môn liên tục. Do đó, ngoài công việc bận rộn hàng ngày, họ còn tham dự nhiều khóa đào tạo để hiểu thêm về giáo dục sớm, trong khi vẫn phải đảm bảo thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình.
"Hoàn toàn không có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đối với các nhà giáo dục mầm non, nhưng họ vẫn bị chỉ trích là làm không đủ tốt. Nhiều phụ huynh không hề nghĩ đến sự hy sinh các giáo viên dành cho con cái họ", Ismail chỉ ra.
Anh nhắn nhủ phụ huynh rằng, lần tới khi họ đưa con tới trường từ 7h sáng và đón con rất muộn, quá giờ làm việc của giáo viên, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nổi giận và đổ lỗi cho giáo viên vì một vết xước nhỏ trên tay con hay chai đựng nước bị nhầm với đứa trẻ khác.
Bài đăng của Ismail nhận được sự quan tâm của hàng nghìn người trên Facebook. Đa số đồng tình với những chia sẻ này, khen ngợi anh là người chồng tốt và biết cảm thông với vợ. Họ hy vọng ngày càng nhiều người tiếp cận được với bài viết để thấu hiểu những gì giáo viên mầm non phải đối mặt hàng ngày, đồng thời mong phụ huynh và giáo viên phối hợp cùng nhau để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho trẻ thơ.
Thùy Linh
Theo VNE
Mức chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện Từ ngày 10/2/2019, mức chi cao nhất cho cán bộ làm công quản lý đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng là 350.000 đồng/người/tháng. Ngày 20/12/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 124/2018/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy...