Vẫn nhiều tâm tư về SGK: Ai chịu trách nhiệm?
Chuyên gia đồng tình với đề nghị của ĐBQH, yêu cầu sớm công bố kết quả rà soát sách giáo khoa để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên, học sinh.
Cần làm ngay
GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam ủng hộ đề nghị của ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) khi cho rằng, Bộ Giáo dục – Đào tạo cần sớm công bố kết quả rà soát sách giáo khoa để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên, học sinh.
Cần sớm công bố kết quả rà soát toàn bộ các bộ SGK.
Vị GS cho hay, thời gian qua những dư luận không tốt về cả 5 bộ SGK ít nhiều đều được phản ánh. Có bộ sách bị phản ánh về nội dung chương trình chưa phù hợp, có bộ bị phản ánh về ngữ liệu, từ ngữ chưa phù hợp nhưng cũng có bộ sách còn bị cho là có sai phạm, xâm phạm quyền tác giả, vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Đội ngũ biên soạn khi phóng tác lại tác phẩm của người khác đã không ghi nguồn gốc tác phẩm, có thể khiến người đọc hiểu đây là tác phẩm của đội ngũ biên soạn chứ không phải là trích dẫn từ tác phẩm của người khác…
Như vậy, tới nay thông tin phản ánh, bức xúc không phải chỉ với một bộ SGK Cánh Diều của nhà NXB Đại học Sư phạm TPHCM, mà còn những bộ SGK của các nhà xuất bản khác, trong đó có cả sách của NXB Giáo dục Việt Nam.
“Việc này cũng đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề cập và yêu cầu rà soát lại tất cả 5 bộ sách nhưng tới nay mới chỉ có NXB Đại học Sư phạm TPHCM biên soạn tài liệu điều chỉnh, bổ sung ngữ liệu SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều và công bố, xin ý kiến nhân dân, những bộ sách khác chưa thấy động tĩnh gì.
Tôi không biết, việc rà soát các bộ SGK còn lại đã diễn ra chưa và thực hiện như thế nào nhưng rõ ràng, khi một bộ SGK có vấn đề thì cần phải nhanh chóng rà soát, đánh giá, chỉnh sửa lại thì mới bảo đảm tính công bằng cũng như bảo đảm quyền lợi cho giáo viên và cả người học.
Không thể tuyên bố rà soát lại rồi cuối cùng vẫn để lọt những bộ sách không bảo đảm chất lượng để sau này lại vừa học vừa phải sửa, vừa phải xin ý kiến góp ý, đính chính sẽ rất mất uy tín, ảnh hưởng tới sự tin tưởng của dư luận với ngành giáo dục”, GS Phạm Tất Dong nêu quan điểm.
Từ quan điểm trên, GS Phạm Tất Dong đồng tình với đề nghị của vị ĐBQH đoàn Đà Nẵng là sớm công bố kết quả rà soát cả 5 bộ SGK, trên cơ sở đó sẽ là những phương án chỉnh sửa đi kèm.
Ai rà soát?
Tiếp theo, vị GS cũng quan tâm tới đội ngũ chuyên gia thực hiện rà soát, đánh giá lại các bộ SGK là ai? Và ai sẽ là người đứng ra chỉnh sửa những sai sót này?
“Nếu những người rà soát, đánh giá và chỉnh sửa lại SGK vẫn là những con người cũ, đứng trên quan điểm cũ thì rất khó rà soát được hết lỗi, khó nhặt hết sạn. Làm sao có thể tìm được sạn, nhặt được sạn ngay trên bộ SGK mình biên soạn, mình thẩm định để chỉnh sửa?”, vị GS đặt vấn đề.
Do đó, quan điểm của ông là phải thành lập hội đồng rà soát, thẩm định, đánh giá và chỉnh sửa mới. Ông nhấn mạnh, chỉ khi có những người mới, đứng trên quan điểm mới, góc nhìn mới mới tìm ra được sạn.
“Tôi rất ngại việc rà soát, thẩm định lại nhưng vẫn trên quan điểm cũ, làm đi làm lại vẫn không thay đổi được gì, để cuối phụ huynh, giáo viên, học sinh vẫn phải than phiền, vẫn phải gánh chịu thì thật mang tiếng cho ngành giáo dục lắm”, vị GS lo lắng.
Video đang HOT
Ngoài yêu cầu công bố kết quả rà soát 5 bộ SGK, thay đổi hội đồng thẩm định, đánh giá, vị GS cũng đồng tình với quan điểm của nữ ĐBQH đoàn Đà Nẵng khi cho rằng, để có được một bộ SGK chất lượng, Bộ GD-ĐT cần chuyên nghiệp hoá đội ngũ tác giả, biên tập viên biên soạn SGK. Đồng thời phải đảm bảo được quyền lựa chọn của giáo viên, đặc biệt là đảm bảo được việc cạnh tranh lành mạnh giữa các bộ sách.
Để làm được điều này, GS Phạm Tất Dong cho rằng mở ra chủ trương xã hội hóa SGK cho nhiều đơn vị tham gia, tạo ra nhiều bộ SGK là chủ trương đúng đắn, tạo điều kiện cho người dạy, người học có thêm nhiều lựa chọn phù hợp hơn.
Tuy nhiên, xã hội hóa là để có nhiều sản phẩm, để có thêm nhiều cơ hội lựa chọn cạnh tranh.
Như vậy, để một bộ SGK được chọn thì trước hết là phải bảo đảm chất lượng biên soạn về nội dung, ngôn từ, câu chữ phải chỉn chu, khoa học, chứ không phải cứ biên soạn rồi đưa ra thị trường sản phẩm nào thì bắt người học phải chọn sản phẩm đó.
Thời gian qua, chúng ta mở cửa cho xã hội hóa trong soạn SGK, nhưng công tác giám sát, quản lý chưa làm tốt, dẫn tới để lọt những bộ sách kém chất lượng, khiến dư luận bức xúc.
Trước mắt, trong khi đang chờ đợi các bộ sách chỉnh sửa, GS Phạm Tất Dong cho rằng Bộ GD-ĐT cần khẩn trương chọn lấy một bộ ít sai sót nhất, chấp nhận bỏ tiền ra mua lại bản quyền từ nhóm tác giả, sau đó lấy ý kiến góp ý, chỉnh sửa công khai từ các chuyên gia. Khi có được nội dung chỉnh sửa chỉn chu, khoa học, bộ sách sẽ được coi là bộ sách chính thống, sử dụng chính thức trong các trường học. Những bộ sách khác khi chỉnh sửa xong nếu có nội dung tốt, phù hợp sẽ là những bộ sách tham khảo.
Vị GS cũng khẳng định, việc này không đi ngược với chủ trương xã hội hóa, bởi chính các nhà biên soạn sách đã tự làm hỏng chủ trương xã hội hóa, tự lấy đi cơ hội và tự đánh mất lòng tin của mình với người lựa chọn.
Với vai trò của người quản lý nhà nước, Bộ GD-ĐT phải có trách nhiệm cung cấp cho người học một bộ sách chỉn chu và khoa học, vì thế, cần phải nhanh chóng chọn lấy một bộ sách ít sai nhất để chỉnh sửa và lấy đó làm bộ sách học chính.
Việc này cũng là bài học cho những nhà biên soạn sách, nhất là khi thực hiện chủ trương xã hội hóa thì càng phải nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đặt quyền lợi của người học lên đầu chứ không phải đặt lợi ích kinh doanh lên trên hết.
Có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm cũng như bảo đảm sự cạnh tranh công bằng, minh bạch, cạnh tranh bằng nội dung, bằng chất lượng giữa các nhà biên soạn sách.
“Tôi nhấn mạnh, chủ trương xã hội hóa là rất đúng đắn nhưng sản phẩm cung cấp phải là chính phẩm chứ không phải thứ phẩm hay phế phẩm”, GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.
Tính thế nào cho bộ sách lớp 2?
Từ câu chuyện này, vị chuyên gia cho rằng ngay từ bây giờ phải tính ngay tới việc thành lập hội đồng thẩm định cho bộ sách lớp 2 để hạn chế những sai sót trong tương lai cũng như ở những bộ sách cho các cấp học tiếp theo.
Cùng với đó phải có cơ chế giám sát, quản lý rất chặt chẽ trong quá trình thẩm định, kiểm tra, lấy ý kiến. Bởi vì theo phản ánh, ngoài sai phạm về nội dung lại còn sai về luật nữa, vị GS lo ngại, sẽ có những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, lách luật làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm tạo ra.
Cuối cùng, vị GS cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm của mình với những bộ SGK kém chất lượng được lưu hành, xuất bản.
Cụ thể ở đây là phải có quan điểm rõ ràng với nhóm biên soạn, viết sách giáo dục, kể cả với bộ phận thẩm định SGK.
Ông khẳng định, để lọt những bộ sách kém chất lượng là do người viết thiếu trách nhiệm, thiếu trình độ chuyên môn, thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng, Tiếp đến là người thẩm định cũng thiếu trách nhiệm, thẩm định qua loa, để lọt những sai sót, không phát hiện ra, gây mất lòng tin với người dân. Vì vậy, những người này phải chịu trách nhiệm về chất lượng các sản phẩm đã được tạo ra.
Đặc biệt là bộ phận thẩm định. Nếu chất lượng thẩm định tốt thì không thể để lọt một bộ sách không tốt.
“Vì vậy, trong trường hợp này không phải chỉ thay bộ phận thẩm định là xong mà cần phải xử lý trách nhiệm với những người thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng tới uy tín ngành giáo dục, gây tốn kém, lãng phí nguồn lực của đất nước”, ông đề nghị.
Sách giáo khoa: không thể thực nghiệm 1 lần
Có thể nói một trong những nguyên nhân chính khiến sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 của nhóm Cánh Diều có nhiều sai sót là do những bất cập trong quy trình thẩm định SGK, trong đó đáng nói nhất là khâu thực nghiệm.
Một tiết học môn tiếng Việt theo sách giáo khoa mới của học sinh lớp 1/3 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: NH.H.
Theo thông tư 33/2017/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 22-12-2017, quy trình biên soạn và thẩm định SGK bao gồm 5 bước như sau:
1. Tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đăng ký và nộp bản thảo SGK đến nhà xuất bản (NXB) đáp ứng điều kiện theo quy định.
2. NXB tổ chức biên tập, hoàn thành bản mẫu SGK, phối hợp với tổ chức, cá nhân biên soạn SGK tổ chức thực nghiệm SGK.
3. Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định bản mẫu SGK.
4. NXB có SGK được thẩm định phối hợp với tổ chức, cá nhân biên soạn SGK hoàn thiện bản mẫu SGK sau thẩm định.
5. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng SGK.
Nên 3 lần thực nghiệm
Nhìn vào quy trình trên, chúng ta có thể thấy rõ bộ chỉ quy định một lần dạy thực nghiệm SGK và theo chúng tôi, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những sai sót không đáng có của SGK mới.
Quả vậy, cần phải xem SGK như là một công trình khoa học cấp quốc gia bởi tính chất cực kỳ quan trọng của nó, do đó nếu chỉ thực nghiệm một lần duy nhất thì rất khó để đánh giá chất lượng cũng như phát hiện những sai sót không đáng có.
Vì vậy, theo chúng tôi, để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thể có cho những bộ SGK mới trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cần phải sửa lại quy trình biên soạn và thẩm định SGK theo hướng buộc các tác giả và các NXB phải tăng số lần thực nghiệm bản mẫu SGK mới lên ít nhất là 3 lần.
Bên cạnh việc tăng số lần dạy thực nghiệm, bộ cũng cần quy định chi tiết về việc thực nghiệm sao cho đảm bảo tính khoa học.
Cụ thể là cần quy định việc dạy thực nghiệm phải trên một cỡ mẫu đủ lớn, tức phải từ vài trăm đến vài ngàn học sinh.
Đồng thời, việc dạy thực nghiệm phải được thực hiện trên nhiều loại trường bao gồm các trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt, trường có điều kiện cơ sở vật chất kém, trường ở vùng đô thị và trường ở vùng nông thôn, miền núi.
Công khai bản mẫu
Bên cạnh việc tăng số lần thực nghiệm và quy định chi tiết về phương pháp thực nghiệm như vừa nêu trên, bộ cũng cần quy định là sau khi thực nghiệm xong và chỉnh sửa bản mẫu SGK, các NXB và các tác giả biên soạn cần phải tổ chức những cuộc hội thảo khoa học với các viện nghiên cứu có liên quan, chẳng hạn như Viện Toán học với SGK toán, Viện Ngôn ngữ học với SGK tiếng Việt...
Sau khi đã tổ chức các hội thảo xong và chỉnh sửa bản mẫu SGK, các NXB, các tác giả cần công khai bản mẫu cho xã hội góp ý giống như Đảng đang làm với các dự thảo văn kiện của Đảng.
Chúng tôi cho rằng chỉ khi nào SGK mới được biên soạn và thẩm định một cách nghiêm túc và chặt chẽ như trên thì mới có thể hạn chế được những sai sót và phù hợp với đa số học sinh, xứng đáng là tài liệu để giáo dục con người.
Thực nghiệm ở cả 3 miền
Việc dạy thực nghiệm cũng cần phải đảm bảo cơ cấu vùng miền, tức phải dạy thực nghiệm trên học sinh ở cả ba vùng miền Bắc, Trung, Nam để xem việc tiếp nhận của các em có sự khác biệt nào hay không.
Phương án chỉnh sửa SGK tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều
NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM vừa công khai tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu SGK tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều để xin ý kiến góp ý.
Tài liệu được đăng tải trên trang web của bộ SGK Cánh Diều lớp 1, gồm 12 trang với 2 nội dung chính: Phần I. Giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể sử dụng thay thế các bài đọc chưa phù hợp; Phần II. Hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài.
Cụ thể, tài liệu điều chỉnh đưa ra 11 bài đọc bổ sung cho 11 bài bị cho là không phù hợp, được Bộ GD-ĐT yêu cầu chỉnh sửa bổ sung cùng nhiều điều chỉnh liên quan đến từ ngữ trong các bài học.
Như vậy, hầu hết những phần ngữ liệu gây bức xúc trong dư luận thời gian qua đều đã được NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM bổ sung ngữ liệu mới.
Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều từ bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, thay thế. Ví dụ từ "cuỗm" được thay bằng từ "tha" trong câu "Có kẻ đã cuỗm gà nhép". Các từ "thở hí hóp", "bê be be"... được loại bỏ.
Được biết, tài liệu trên đưa lên mạng để xin ý kiến giáo viên sử dụng SGK, các nhà khoa học và xã hội từ nay đến ngày 20-11-2020.
Theo kế hoạch, hội đồng thẩm định sẽ thẩm định tài liệu trên vào ngày 21-11 sau khi nhận các góp ý. Dự kiến trước ngày 30-11, NXB sẽ hoàn thiện tài liệu và gửi về các trường tiểu học cho học sinh miễn phí. ( HOÀNG HƯƠNG)
Công khai nội dung chỉnh sửa sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều để lấy ý kiến người dân Dự thảo chỉnh sửa sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều vừa được công khai lấy ý kiến đến ngày 20/11/2020 trước khi Hội đồng thẩm định tiến hành làm việc để thẩm định lần cuối. Ảnh minh họa Dự thảo tài liệu "Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1" được đăng tải trên trang lưu trữ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nghi can sát hại hai cô cháu ở Bình Dương là bạn trai người cô
Pháp luật
21:44:19 17/04/2025
Dấu chấm hết của người yêu cũ Jennie: Comeback tàng hình, bị chê "quay MV như Gen Z tập làm vlog"
Nhạc quốc tế
21:43:34 17/04/2025
Đi công tác về, thấy con vẫn sốt cao còn mẹ kế thì hờ hững, tôi lập tức đưa con đi viện rồi về thu dọn vali ném ra khỏi cửa
Góc tâm tình
21:41:24 17/04/2025
Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc
Thế giới
21:40:46 17/04/2025
"Người cũ" nói 5 chữ thẳng thừng, nhắc đến tiền bạc khi được hỏi về Sơn Tùng khiến netizen rần rần
Nhạc việt
21:40:05 17/04/2025
Hot: Rosé (BLACKPINK) lọt top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới, được 1 mỹ nhân đình đám khen ngợi hết lời
Sao châu á
21:22:10 17/04/2025
Showbiz Việt có 1 sao nữ nhận sính lễ 88 cây vàng trong ngày cưới, số lãi ở hiện tại gây sốc nặng!
Sao việt
21:19:26 17/04/2025
Bi kịch giữa biển khơi của nữ minh tinh huyền thoại: Hơn 40 năm không lời giải đáp, là tai nạn hay còn điều gì ẩn chứa phía sau?
Sao âu mỹ
20:49:29 17/04/2025
Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì
Sức khỏe
20:41:11 17/04/2025
Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng
Tin nổi bật
20:25:02 17/04/2025