Vấn nạn bác sĩ ở Mỹ tự tử do kiệt sức trong công việc
50% bác sĩ Mỹ cảm thấy hoàn toàn kiệt sức và một phần bảy trong số họ quyết định tìm đến cái chết.
Theo New York Post, đây là kết quả khảo sát do trang web y khoa Medscape thực hiện trên 15.000 bác sĩ Mỹ. Phần lớn bác sĩ tìm đến cái chết là phụ nữ. 44% bác sĩ được khảo sát muốn bỏ nghề do quá mệt mỏi.
“Thật đáng báo động”, bà Brunilda Nazario, giám đốc y khoa của đơn vị sở hữu Medscape nói.
Tham gia khảo sát, một bác sĩ chuyên ngành thần kinh giấu tên chia sẻ mình “rất sợ đi làm”. Một nữ bác sĩ bị sảy thai vì quá stress còn một bác sĩ gây mê kể rằng áp lực khiến anh uống nhiều đồ có cồn và lười vận động.
Video đang HOT
Ảnh: Shutterstock.
Lý giải hiện tượng trên, bà Nazario kể rằng bác sĩ tốn quá nhiều thời gian cho các công việc bàn giấy và nhập dữ liệu vào hồ sơ y tế điện tử, khiến họ cảm thấy những năm học hành vất vả trở nên vô nghĩa. Thực tế tại Mỹ, các bác sĩ phải bỏ ra 45 phút mỗi ca bệnh chỉ để đưa thông tin vào máy tính, do đó không còn thời gian trực tiếp làm việc với bệnh nhân.
“Họ tốn thời gian khổng lồ cho việc lấy và nhập dữ liệu”, bà Nazario nhận định. “Tôi biết rõ điều này bởi lần đi khám gần nhất, bác sĩ chỉ nhìn tôi không quá hai phút. Thời gian còn lại, ông ấy chăm chăm vào màn hình máy tính”.
Trong số các chuyên ngành y khoa, bác sĩ tiết niệu có tỷ lệ kiệt sức và trầm cảm cao nhất, chiếm 54%. Tiếp đó là bác sĩ thần kinh với 53%. Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến bác sĩ tiết niệu kiệt sức và trầm cảm nhiều nhất song bà Nazario cho biết bác sĩ càng làm việc quá giờ càng dễ rơi vào trạng thái này.
Phần lớn bác sĩ khẳng định trầm cảm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ, 35% thừa nhận cảm thấy bực bội với bệnh nhân và 14% mắc những lỗi hiếm khi phạm phải.
“Tôi không nghĩ rằng các bác sĩ trách móc bệnh nhân”, bà Nazario bình luận. “Họ hiểu rõ rằng đây là vấn đề hệ thống”.
Tại Mỹ, trung bình mỗi ngày có một bác sĩ tự tử. Tỷ lệ tự tử trong giới bác sĩ cao nhất mọi ngành nghề, thậm chí vượt cả quân đội.
Các bác sĩ tự tử thường bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh tâm thần khác mà không được điều trị. Ngoài Mỹ, nghiên cứu từ Phần Lan, Na Uy, Australia, Singapore và Trung Quốc đều cho thấy xu hướng lo âu, trầm cảm và ý muốn tự sát ở sinh viên y khoa cũng như chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Minh Nguyên
Theo VNE
Buồn ngủ vào ban ngày- một dấu hiệu nguy hiểm?
Tạp chí Science Translational Medicine mới đây đăng kết quả một nghiên cứu của các bác sĩ Mỹ cảnh báo rằng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày có thể là dấu hiệu của nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Các chuyên gia Mỹ đã phân tích dữ liệu của 119 người trên 60 tuổi bị mắc chứng thiếu ngủ giai đoạn sâu. Họ đã được cung cấp màn hình điện não di động để xác định sóng não.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các bệnh nhân của mình có mức tau-protein tăng cao, dẫn tới tình trạng phá hủy tế bào thần kinh và hình thành các rối loạn đám rối sợi thần kinh trong não, chính những đám rối này được tìm thấy trong bệnh Alzheimer.
Được biết rằng, việc thiếu hụt giai đoạn sâu của giấc ngủ dẫn đến tác động tiêu cực trên đây. Chủ yếu hiện tượng này có ở những người ngủ vào ban ngày.
Th.Long
Theo petrotimes
Bị ung thư vú, một phụ nữ Anh vẫn sinh đôi khỏe mạnh Vickie Sandilands sợ rằng cô sẽ không bao giờ có một gia đình hoàn chỉnh cùng với con khi các bác sĩ khuyến cáo cô không thể có thai được. Cả gia đình bé nhỏ hạnh phúc của Vickie Sandilands - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL Cơ hội sinh con còn ít hơn là cô "trúng vé số". Cô gái 33 tuổi...