Văn mẫu và câu chuyện “học tủ’ “học vẹt”

Theo dõi VGT trên

Trước thềm năm học mới, trong Hội nghị tổng kết năm học, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, một trong những việc cần làm để giáo dục tốt hơn là chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của giáo viên và học sinh…

Văn mẫu và câu chuyện học tủ học vẹt - Hình 1

Ảnh minh họa.

Thi gì, học đó

Mặc dù vài năm gần đây, đề thi văn đã có “đất” cho sự sáng tạo nhưng không nhiều. Và sau những kỳ thi chuyển cấp, tuyển sinh nhiều thí sinh làm bài rất “phê” khi đề thi gợi mở có nhiều “đất” để phóng bút. Bởi đó là những em có tố chất văn chương đã tin mình làm bài tốt, nhưng khi nhận điểm thi thường té ngửa, bởi điểm thấp không như mong đợi…

Vì bài thi luôn có barem chấm vô cùng chặt chẽ, phải chuẩn từ ngữ diễn đạt như thầy cô đã hướng dẫn, chứ không chỉ mang ý nghĩa tương tự…

Từ nhiều năm qua, với học sinh cấp một văn tả bà, mẹ, cô giáo, chó, mèo… 20 năm vẫn mẹ em “da trắng, tóc dài, môi đỏ, mũi dọc dừa”; bà em “lưng còng, da đồi mồi”… Và 20 năm vẫn là một cách diễn tả về cấu trúc, về từ ngữ không hề khác qua bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, “Tây Tiến” của Quang Dũng…

Cũng những ngày qua, một bạn trẻ được cho là thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp môn Văn THPT năm ngoái đã làm bài phân tích trích thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh trong kỳ thi năm nay và đưa lên mạng, khiến dư luận không khỏi sửng sốt. Không phải bởi bạn đó viết hơn chục trang giấy, mà bởi lối hành văn như một bài chính trị, ở đó không bắt gặp những cảm xúc văn chương…

Cũng gần đây, một cuộc tranh cãi ồn ào và mỗi lúc một gay gắt hơn về bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách giáo khoa 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhiều thầy cô và phụ huynh cho rằng bài thơ này không có tính văn học, chả lẽ lại cổ vũ cho thói bắt nạt, bạo lực học đường xấu xí… Tuy nhiên, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, đây giống như một bài đồng dao đơn giản, dễ hiểu…

Cùng với đó, theo chương trình – sách giáo khoa mới (được áp dụng với lớp 6 từ năm nay) – “Một chương trình, nhiều bộ sách”, ai dạy bộ nào thì dạy và dạy ra sao lại là quyền của giáo viên. Nghĩa là sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh” nữa. Thậm chí nếu giáo viên không thích thì có thể tự tìm kiếm ngữ liệu hoặc tự biên soạn. Điều còn lại là giáo viên có đủ năng lực để tự “cởi trói” cho mình hay không mà thôi.

Có ý kiến cho rằng, nếu bên cạnh 10 bài thơ hay mà có 1 bài dở thì đó cũng không phải là cái gì tồi tệ, nó sẽ giúp học sinh nhận biết và phân biệt được cái gì là hay, cái gì là dở. Như thế, một bài thơ hay hoặc dở cũng không phải là vấn đề căn cốt ở đây, mà quan trọng là giáo viên sẽ làm gì với nó.

Như vậy, ngay với chương trình – sách giáo khoa mới, việc đưa một tác phẩm như thế nào cho đúng và khả năng của người thầy tới đâu để định hướng, gợi mở về những điều tốt đẹp cho học trò không đi vào khuôn mẫu thì chính thầy cô cũng cần rời bỏ những khuôn mẫu sẵn có từ nhiều năm qua…

Trở lại thực trang học văn mẫu, cô Phạm Thái Lê, giáo viên Ngữ Văn Trường THPT Marie Curie (Hà Nội) cho biết, chấm dứt tình trạng học theo văn mẫu tuy khá muộn màng nhưng là điều đúng đắn và đáng hoan nghênh. Bao nhiêu năm qua, trẻ con đã lệ thuộc quá nhiều vào văn mẫu. Khi được ra đề bài tả cô giáo, tả bà, tả mẹ, một loạt học sinh tiểu học gần như đều có một bài làm giống hệt nhau. Hoặc khi cô giáo yêu cầu làm văn kể về một việc tốt của bản thân, bỗng nhiên việc một cụ bà được dắt qua đường lại xuất hiện trong hầu hết bài làm, dẫu có em chưa bao giờ thực hiện công việc này.

Cùng với đó, theo cô Phạm Thái Lê, cách ra đề và chấm thi môn Ngữ Văn ở các cấp học là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lạm dụng văn mẫu. Người ra đề được quyết định những gì học sinh viết và không muốn thoát khỏi “khung mẫu chung” để tìm bài viết sáng tạo; vì lo sợ hiện tượng chấm vênh khi học sinh đi các ngã rẽ riêng thể hiện ý kiến của mình.

Do đó, cách ra đề và chấm thi hiện tại đang là môi trường dung dưỡng khiến giáo viên, học sinh “tự nguyện” theo con đường sử dụng văn mẫu. Còn thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cho rằng, văn mẫu không sai, sai ở cách sử dụng văn mẫu của giáo viên và học sinh. Văn mẫu có thể xem là những bài văn hay, mẫu mực được giáo viên hướng dẫn cho học sinh để tìm hiểu về các kỹ năng làm bài, cách thức sử dụng câu từ, ý tưởng triển khai bài viết… Nếu cứ hô hào sáng tạo thì học sinh biết viết như thế nào, vì vậy văn mẫu là cần thiết đối với học sinh, là những tiêu chuẩn để các em noi theo.

Video đang HOT

Giáo viên cần phân tích rõ cho học sinh về chuẩn mực của bài văn là mang dấu ấn cá nhân trong ngôn từ và suy nghĩ của người viết, không phải là bài văn mẫu trong sách tham khảo hoặc trên mạng. Điều này sẽ giúp học sinh nhận ra vai trò của văn mẫu chỉ là công cụ tham khảo, điều quan trọng là dấu ấn riêng của từng em khi tham khảo, dần dần các em sẽ bớt lệ thuộc văn mẫu…

Và sự “trả lại bài” cho thầy cô

TS. Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Văn THPT Chu Văn An – Hà Nội đã chia sẻ những trăn trở về cách dạy văn, học văn theo lối mòn tư duy “trả bài” ở các trường phổ thông hiện nay, đặc biệt trong các đề thi Ngữ văn. Cụ thể trong môn Ngữ văn, chương trình mỗi cấp học có một số tác phẩm văn học cố định cần dạy và học.

Trong năm học, giáo viên sẽ giảng lần lượt các tác phẩm ấy theo phân phối chương trình và nhiệm vụ của học sinh là đọc trước đoạn trích trong sách giáo khoa, trả lời trước các câu hỏi trong phần Hướng dẫn chuẩn bị bài. Khi lên lớp, thầy giảng, trò ghi, giờ kiểm tra bài cũ, thầy sẽ hỏi những điều thầy đã giảng, trò đã ghi, đã học thuộc, trả lời càng đúng và đủ thì điểm càng cao.

Bản chất của bài kiểm tra, dù hình thức viết hay vấn đáp đều là học trò “trả lại bài của thầy cô cho thầy cô”, đó chính là nguyên nhân của nạn “học tủ, học vẹt”. Sự “trả lại bài của thầy cô cho thầy cô” cũng diễn ra trong các đề thi giữa kỳ, cuối kỳ, thi cấp quốc gia…

Lâu nay, trước mỗi kỳ thi quốc gia, thầy trò cả nước lại chờ đợi đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhất tề ôn luyện theo một cấu trúc, kiểu dạng khuôn mẫu của đề minh họa. Cho nên, mỗi tác phẩm văn học được lật ngược xuôi, xoay phải trái cho khớp với mẫu đề. Thầy nói tới nhàm, còn trò nghe tới chán. Các em chỉ còn thấy những sơ đồ tư duy đã thuộc lòng, không còn thấy hồn vía nhân vật hay lắng nghe được cái xao xác từ một câu thơ.

Mỗi tác phẩm sau một năm ôn luyện của các thầy cô không còn là cái đẹp run rẩy, sống động với thầy và trò mà nhiều khi giống như những tiêu bản đã bị giải phẫu nhàu nhĩ trong phòng thí nghiệm.

TS. Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh, chính cách dạy, cách thi, cách ra đề và chấm thi cùng “nền công nghiệp luyện thi” kinh hoàng như hiện nay đã hủy hoại thê thảm chất văn chương của văn chương, biến học trò thành những cái máy được lập trình theo 3 công đoạn: ghi chép – học thuộc – trả bài. Học như thế, thi như thế, học trò không chán văn mới là sự kỳ lạ.

“Tôi cứ mơ ước một ngày nào đó, học sinh phổ thông sẽ được học các tác phẩm kinh điển của Việt Nam và thế giới trong chương trình chính khóa của sách giáo khoa; được giới thiệu danh mục tác phẩm của các tác giả, các thời đại tương ứng với từng cấp học, lớp học trong cuốn phụ lục Ngữ văn để tự tìm đọc theo yêu cầu, nhu cầu và năng lực. Tôi hay nghĩ đến mô hình tích hợp từ ngàn năm nay của các cụ đồ nho – chỉ một văn bản, thầy dạy trò học đọc, viết, học văn, sử, địa, học đạo đức, triết lí… Ví dụ tôi dạy các phương thức trần thuật, ngôi trần thuật trong các trích đoạn văn xuôi tự sự như “Chí Phèo”, “Vợ chồng A Phủ”, “Chiếc thuyền ngoài xa”…; dạy văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp… qua nhân vật bà Hiền trong “Một người Hà Nội”… dạy kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình khi dạy các tác phẩm thơ trong chương trình…

Theo đó, thầy cô sẽ coi các trích đoạn tác phẩm được tuyển chọn trong sách giáo khoa là ngữ liệu để dạy học sinh kỹ năng phân tích, cảm thụ, hướng dẫn các em sử dụng những kỹ năng đã được cung cấp, tự khám phá những giá trị đẹp đẽ về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, tự bước vào thế giới cao cả, đẹp đẽ của những giá trị chân – thiện – mỹ… Khi các tác phẩm được học trong chương trình – sách giáo khoa lại tuyệt đối không xuất hiện trong đề thi, chúng ta sẽ xóa bỏ được tận gốc vấn nạn văn mẫu. Từ đó, giúp học sinh không bị áp lực thi cử, không còn là cái máy chép và học thuộc lòng, các em sẽ hứng thú hơn rất nhiều khi đến với một tác phẩm văn chương chỉ thuần túy vì cái hay, cái đẹp của văn chương. Các em sẽ hào hứng bày tỏ cảm xúc hay suy nghĩ về mỗi tác phẩm như cách các em “review” một bộ phim, cuốn sách”, TS. Trịnh Thu Tuyết bày tỏ…

Có thể nói, sự thay đổi này không thể một sớm, một chiều, khi hiện nay thầy trò mới đang bắt đầu học theo chương trình – sách giáo khoa mới (với lớp 1 năm ngoái và lớp 6 năm nay)… Song, dẫu đã muộn còn hơn không. Đến bao giờ để học sinh và thầy cô rời xa hoàn toàn văn mẫu vẫn là câu hỏi còn ở phía trước…

Cần phân biệt sao chép văn mẫu với học theo phương pháp mẫu

Phải bỏ cách học sao chép văn mẫu, học tủ nhưng điều này khác với việc tham khảo văn mẫu để học theo phương pháp mẫu, phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh.

Chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu đối với môn Ngữ văn là một trong những yêu cầu được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Quan điểm của Bộ trưởng được đông đảo các giáo viên ủng hộ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có những giải pháp cụ thể để thực hiện yêu cầu này.

Học theo văn mẫu do cách ra đề, chấm thi theo lối cũ

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Loan - Tổ trưởng Tổ Ngữ Văn, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Trỗi (Hà Tĩnh) nhận định, đây là một quan điểm chỉ đạo đúng đắn, hướng tới mục tiêu đổi mới, phát triển phẩm chất năng lực người học, trong khi hiện nay, thực trạng học sinh sao chép văn mẫu, học thuộc lòng, học tủ vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ, đặc biệt đối với phần nghị luận văn học.

Cần phân biệt sao chép văn mẫu với học theo phương pháp mẫu - Hình 1

Cô Nguyễn Thị Loan - Tổ trưởng Tổ Ngữ Văn, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Trỗi. (Ảnh: NVCC)

Theo cô Loan, việc học sinh sao chép văn mẫu, bài mẫu xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Mặc dù chúng ta đang trong quá trình đổi mới giáo dục nhưng cách ra đề thi vẫn chưa đổi mới, chưa tạo ra được sự đột phá. Ngay trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, phạm vi ngữ liệu đề thi vẫn giống các năm trước, chỉ xoay quanh các tác phẩm văn học lớp 12, hoặc liên hệ, so sánh với các tác phẩm hiện đại trong chương trình lớp 11.

"Một nguyên nhân nữa là do điểm số vẫn luôn là tiêu chí quan trọng trong các kỳ thi, xét tuyển vào các trường. Để trúng tuyển vào các trường đại học, điểm số là yếu tố quyết định, trong khi cách ra đề, chấm thi chưa thay đổi, giáo viên vẫn buộc phải "cày nhuyễn" kiến thức để có số điểm chắc chắn cho học sinh.

Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên vẫn chưa hoàn toàn tích cực trong tiếp nhận những ý tưởng mới, đột phá, sáng tạo của học trò khi bài viết chưa đủ ý như đáp án. Cách chấm thi vẫn theo lối mòn cũ, dựa theo các ý mà đáp án đưa ra. Đó cũng là lý do buộc học sinh phải học theo mẫu một cách rập khuôn, khó phát huy tính sáng tạo", cô Loan cho biết.

Một khi ngành giáo dục vẫn chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh chỉ tiêu thành tích, dùng điểm số học sinh để đ.ánh giá giáo viên thì việc dạy môn Ngữ văn còn khó đổi mới.

Điều quan trọng là cần định hướng học bộ môn Ngữ Văn nhằm giúp học sinh hình thành những kỹ năng trong cuộc sống sau này, bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em thì chúng ta lại chỉ mải chạy theo điểm số.

Ủng hộ chấm dứt học theo bài mẫu, văn mẫu nhưng cô Loan cho rằng, cần phải phân biệt hai cách học: học sao chép, bê nguyên văn mẫu và học theo cách làm mẫu để phát triển năng lực sáng tạo.

Học theo cách sao chép là học thuộc, bê nguyên những gì bài văn mẫu phân tích để đưa vào bài làm văn của mình, cách học này sẽ t.hủ t.iêu tính sáng tạo tích cực của học trò.

Tuy nhiên, nếu học sinh tham khảo văn mẫu, học theo phương pháp mẫu để tiếp nhận những góc nhìn sâu sắc về tác phẩm văn học, để mở rộng, làm giàu vốn từ cũng như khả năng diễn đạt thì sẽ giúp các em phát triển hiệu quả năng lực sáng tạo của mình. Bởi lẽ, trong các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có phương pháp dạy học làm mẫu.

"Trên thị trường hiện nay, văn mẫu rất nhiều, tràn lan và khó kiểm soát được chất lượng. Có những cuốn sách đúng thực sự là văn mẫu, nội dung hay, sâu sắc nhưng cũng không ít những cuốn sách văn mẫu không đảm bảo chất lượng, nhạt nhẽo, thậm chí sai kiến thức.

Bên cạnh biết cách học sáng tạo từ văn mẫu thì cần phải chọn lọc sách, tài liệu mẫu. Sử dụng đúng phương pháp, văn mẫu sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng, giúp học sinh mở rộng vốn từ, phát triển năng lực phản biện và có suy nghĩ sâu sắc hơn", cô Loan khẳng định.

Cần đổi mới đồng bộ

Theo cô Nguyễn Thị Loan, để học sinh không bị lệ thuộc vào văn mẫu mà từ bài văn mẫu để phát triển tốt năng lực của mình thì đòi hỏi giáo viên cần tích cực đổi mới về phương pháp dạy học.

Môn Ngữ văn là một môn học phát huy tối đa khả năng sáng tạo cho học sinh, giáo viên không thể đem tư duy của mình làm chuẩn mực và áp đặt vào suy nghĩ của các em. Giáo viên phải khuyến khích học sinh suy nghĩ sáng tạo, mạnh dạn với những ý tưởng đột phá, đồng thời phải đổi mới cách đ.ánh giá học sinh và chấm điểm bài làm.

Song, muốn thực sự chấm dứt việc học theo bài mẫu đối với môn Ngữ văn cũng như học tủ với các môn học khác thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Cô Loan chia sẻ: "Chúng ta đang tiến tới đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa. Nhưng quan trọng hơn là đổi mới cách ra đề, kiểm tra, đ.ánh giá, chấm thi. Đề thi không nên bị giới hạn ngữ liệu trong sách giáo khoa, ra đề thi phải theo hướng mở để học sinh phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của mình.

Cách chấm thi cũng cần thay đổi, giáo viên phải ghi nhận những ý mới và hay, sáng tạo, những góc nhìn, cách cảm nhận của các em trong mỗi bài viết. Chỉ khi được ghi nhận sự sáng tạo thì học sinh mới phát huy được tính sáng tạo, giáo viên cũng áp dụng được nhiều phương pháp dạy học mới.

Một điều không kém phần quan trọng là cần tạo môi trường giáo dục tích cực để giáo viên tự giác, phấn khởi với đổi mới, phải làm sao để giáo viên nhận thấy đổi mới là nhu cầu tự thân chứ không phải hoài nghi hay là tâm thế bị ép buộc.

Một khi giáo viên vẫn phải lo lắng về 'cơm áo gạo t.iền' thì họ sẽ không thể toàn tâm cho công việc, khó đủ thời gian để trau dồi chuyên môn, thực hiện đổi mới".

Nói đến vai trò của giáo viên trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đ.ánh giá, cô Loan cho biết, quá trình này cần phải thực hiện thường xuyên, mang tính tự giác, tích cực.

Giáo viên phải tự chủ trong xây dựng kế hoạch dạy học đã phát huy được hiệu quả trong nhà trường, đa dạng các hình thức dạy học như dạy học trên lớp, dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm...

Bên cạnh đó, cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học dự án, đóng vai, hoạt động nhóm... để phát triển tốt năng lực học sinh. Đồng thời đổi mới đ.ánh giá không chỉ dừng lại ở tái hiện kiến thức, bài viết như cũ mà phải tăng cường tương tác, để học sinh phát triển tư duy phản biện, khả năng sáng tạo của mình.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức bài học cũng sẽ đem lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn, giúp học sinh hào hứng, không còn áp lực, không nhàm chán với môn Ngữ văn.

Ngoài ra, nhà trường cũng phải thể hiện vai trò của mình để đồng hành cùng giáo viên trong đổi mới dạy học.

Cơ sở giáo dục cần tổ chức chuyên đề đổi mới về phương pháp dạy học, thiết kế bài học theo các bước giúp giáo viên hiểu và áp dụng có hiệu quả. Mỗi trường cần có quỹ riêng dành cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Mỗi môn học nên có ít nhất một hoạt động trải nghiệm trong một năm học.

Việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cần được tổ chức, thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, đúng mục đích, tính chất, đồng nghĩa phát huy vai trò của tổ chuyên môn, sẽ là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng bộ môn. Giờ thao giảng nên tổ chức nhẹ nhàng, hạn chế việc "diễn" của giáo viên. Những người tham dự giờ thao giảng cần chú ý vào hoạt động của học trò, cách tổ chức bài giảng của người dạy, để từ đó đ.ánh giá hiệu quả, tìm ra nguyên nhân, giải pháp.

"Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập là điều quan trọng cần làm. Song, đổi mới là cả quá trình đòi hỏi về thời gian. Muốn chấm dứt học theo bài mẫu, văn mẫu cần phải đi từ đổi mới trong cách ra đề, đ.ánh giá, chấm thi.

Chúng ta phải thực hiện từng bước và đồng bộ các giải pháp, nhưng cũng cần lưu ý, không nên bị động, hình thức, hô hào theo số đông, cũng không nên lấy đề thi của quốc gia này, đất nước nọ làm chuẩn để so sánh, để bắt chước một cách cứng nhắc. Tôi cho rằng, đã đổi mới, sáng tạo thì vẫn phải giữ được bản sắc riêng cho giáo dục Việt Nam", cô Loan khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ danh hài Việt nổi tiếng: Đẻ 5 con, nhan sắc n.óng b.ỏng, ở nhà dát vàng chồng vẫn nói thiệt thòi
13:25:50 08/07/2024
Quang Linh bị chị bán sầu riêng "đùa" kém duyên, Hằng Du Mục còn sượng trân
14:35:33 08/07/2024
Nguyễn Thị Huệ Thu: Phu nhân nhà Nhựa Duy Tân, mẹ chồng quyền lực của Midu
15:31:28 08/07/2024
Nam Thư từng chê Lý Nhã Kỳ "quê mùa" trong chuyện tình yêu, liền bị đàn chị "bắt bài" đến bật khóc
13:13:59 08/07/2024
Đám cưới Đặng Văn Lâm: Không mời đồng nghiệp, đơn giản hơn Văn Hậu - Quang Hải?
13:46:23 08/07/2024
Ngọc Huyền hé lộ tâm tình của Vũ Luân dành cho Vũ Linh, nhắc đến Hồng Loan
16:06:52 08/07/2024
Xoài Non tiết lộ dự định tái hôn, tuyên bố tiêu chí chọn chồng, nhắc về Xemesis
13:29:58 08/07/2024
Maddox lộ ảnh hư đốn, Angelina Jolie nổi giận tước quyền thừa kế cho Pax Thiên?
15:27:28 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thuê xe ôm đóng giả nhân viên ngân hàng để l.ừa đ.ảo

Pháp luật

18:11:46 08/07/2024
Để thực hiện hành vi l.ừa đ.ảo, Hồ Thị Dung đã thuê 2 người làm xe ôm đóng giả nhân viên ngân hàng rồi liên tiếp giục bà Vĩnh chuyển t.iền để lo lót, thẩm định tài sản nhằm l.ừa đ.ảo.

Xe ô tô mất lái đ.âm trực diện thanh hộ lan trên quốc lộ 21B

Tin nổi bật

18:04:06 08/07/2024
Tài xế điều khiển ô tô 4 chỗ bất ngờ mất lái, đ.âm trực diện vào hộ lan khiến chiếc xe bị hư hỏng nặng, tài xế may mắn thoát c.hết trong gang tấc.

Nhã Phương công khai dung mạo con trai

Sao việt

17:39:08 08/07/2024
Có thể thấy, bé Hope có làn da trắng hồng, má bánh bao đáng yêu và đặc biệt là đôi mắt tròn long lanh hệt như Nhã Phương.

Thường xuyên ăn rau cải ngăn chặn 4 bệnh ung thư

Sức khỏe

17:33:50 08/07/2024
Ăn uống được xem là phương tiện phòng và chữa bệnh, giúp điều hòa thể trạng. Bạn nên chọn ăn đa dạng các thực phẩm vì dinh dưỡng không chỉ duy trì sự sống mà còn gắn với sức khỏe của mỗi người.

Lưu Diệc Phi "mập mờ" với cha nuôi đại gia, ẩn khuất bên trong khiến CĐM bàn tán

Sao châu á

17:19:46 08/07/2024
Ngày 6/7, Sina đưa tin phóng viên bắt gặp Lưu Diệc Phi và cha nuôi Trần Kim Phi cùng một vài đối tác dự tiệc. Bên cạnh người thân, thần tiên tỷ tỷ không tỏ ra lạnh lùng xa cách mà cười nói vui vẻ.

Khám phá thiên nhiên hoang sơ tại khu du lịch Suối Mỡ, Bắc Giang

Du lịch

17:19:32 08/07/2024
Thung lũng Suối Mỡ là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, muốn tìm kiếm sự yên bình và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Nam nghệ sĩ gen Z bức xúc vì "bị dí" khi đi diễn, đến micro và nhạc playback mà BTC cũng không chuẩn bị?

Nhạc việt

17:13:16 08/07/2024
Tối 6/7, đêm nhạc Những Thành Phố Mơ Màng được diễn ra tại Hà Nội. Đây là đêm diễn bù đắp cho những khán giả đã không thể xem trọn vẹn show NTPMM vào tháng 3 vừa rồi vì cơn mưa lớn khiến sự kiện bị hủy bỏ giữa chừng.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối đã miệng với loạt món ngon mà dễ nấu

Ẩm thực

16:50:23 08/07/2024
Bữa tối đã miệng với loạt món ngon mà dễ nấu. Không có món gì cầu kỳ nhưng chỉ cần nhìn vào mâm cơm hấp dẫn này ai cũng muốn ăn ngay lập tức.

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

Thế giới

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ăn trái cây nào giúp giảm cân? Chị em muốn "đốt mỡ" nhanh, cứ ăn đúng những thời điểm này chẳng mấy mà đẹp

Làm đẹp

15:54:27 08/07/2024
Đối với nhiều cô gái, việc ngừng ăn để giảm cân thực sự là điều không thể chịu nổi, đặc biệt là các loại trái cây, món tráng miệng ngọt ngào, thơm ngon.

Tử vi con giáp tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024), 3 con giáp đ.ánh mất vận may, tương lai lao dốc

Trắc nghiệm

15:42:44 08/07/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào sự nghiệp liên tục gặp khó khăn, cẩn trọng túi t.iền trong tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024) này nhé!