Vấn đề biển Đông tại hội nghị G20

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc không muốn Tokyo đưa vấn đề tranh chấp biển Đông ra hội nghị G20.

Chiều 4-9, hội nghị thượng đỉnh G20 đã khai mạc tại Hàng Châu (miền đông Trung Quốc).

Trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi các nước G20 thúc đẩy kinh tế thế giới đạt đến tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, quân bình và dành cho mọi người. Ông đã đưa ra năm đề nghị nhằm củng cố tăng trưởng kinh tế

thế giới.

Úc quan tâm đến biển Đông

Trước khi hội nghị G20 khai mạc, vấn đề tranh chấp biển Đông đã được đề cập đến trong các cuộc hội đàm bên lề.

Sáng 4-9, tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Úc cần phải tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài một môi trường bình đẳng, minh bạch và tiên liệu được về chính trị.

Trước đó, Úc đã bác gói thầu trị giá 10 tỉ đôla Úc (7,67 tỉ USD) của hai doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc muốn mua công ty phân phối điện của Úc.

Báo The Australian (Úc) ghi nhận đây là cuộc hội đàm kín nhưng nội dung nêu trên lại được Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố trong cuộc họp báo. Điều này chứng tỏ thái độ thất vọng của Trung Quốc lớn đến mức nào.

Trong cuộc hội đàm kéo dài 20 phút, Thủ tướng Malcolm Turnbull cũng gây sức ép yêu cầu Trung Quốc cải cách kinh tế hơn nữa bởi lẽ các doanh nghiệp Úc cũng vấp phải nhiều hạn chế trong hoạt động và đầu tư.

Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Malcolm Turnbull giải thích: “Trung Quốc phải hiểu hơn bất kỳ ai về quyền chủ quyền của Úc trong việc xác định ai được đầu tư vào Úc và họ đầu tư trong các điều kiện nào”.

Qua hội đàm, Thủ tướng Malcolm Turnbull cũng đã tiếp tục bày tỏ mối quan tâm của Úc về hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông.

Ông nói: “Chúng tôi nghĩ rằng duy trì trật tự phải dựa trên các nguyên tắc. Các xung đột hay tranh chấp về lãnh thổ phải được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và chúng tôi chờ đợi các bên thể hiện bằng chứng kiềm chế và không làm gia tăng căng thẳng”.

Vấn đề biển Đông tại hội nghị G20 - Hình 1

Tiệc trà giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Obama vào tối 3-9. Ảnh: NEWS CHINA

Video đang HOT

Mỹ yêu cầu Trung Quốc kiềm chế

Trước đó, báo chí Trung Quốc đưa tin trong buổi tiệc trà với Tổng thống Obama vào tối 3-9, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bác bỏ các chỉ trích của Tổng thống Obama về chính sách của Trung Quốc ở biển Đông.

Ông Tập Cận Bình đã yêu cầu Mỹ “giữ vai trò xây dựng” trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định ở biển Đông. Ông khẳng định Trung Quốc sẽ kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải.

Tập đoàn truyền thông SBS (Úc) đưa tin tại cuộc hội đàm kéo dài bốn tiếng với ông Tập, Tổng thống Obama đã kêu gọi ông Tập tôn trọng các nguyên tắc quốc tế trong tranh chấp ở biển Đông.

Ông đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng những ràng buộc liên quan đến Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Song song theo đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Obama trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài truyền hình CNN (Mỹ ngày 4-9).

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Mỹ không có quyền nêu lên “các lưu ý vô trách nhiệm” về biển Đông bởi lẽ Mỹ chưa ký kết UNCLOS.

Nói với CNN, ông Obama cho biết: “Chúng tôi đã nói với họ rằng hành động ở đó sẽ có hậu quả”. Ông giải thích ông đã nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng phải kiềm chế.

Nhật sẽ kêu gọi tôn trọng luật pháp

Trong khi đó, hãng tin Kyodo (Nhật) ngày 4-9 dẫn các nguồn tin ngoại giao tiết lộ trong cuộc họp tham vấn trước hội đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bên lề hội nghị G20, phía Trung Quốc nói Trung Quốc không muốn các vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông được thảo luận quá phân nửa thời gian hội đàm 30 phút.

Phía Trung Quốc cho rằng chủ đề chính của hội nghị G20 là kinh tế toàn cầu nên vấn đề biển Đông chỉ được thảo luận giữa các bên liên quan, vậy nên Tokyo đừng đưa vấn đề tranh chấp biển Đông ra hội nghị G20.

Phía Trung Quốc yêu cầu Nhật không đưa ra các lưu ý chỉ trích Trung Quốc, các bên không tranh chấp như Mỹ và Nhật tránh các vấn đề liên quan đến biển Đông vì là “người ngoài” và lập luận cho rằng nguyên tắc luật pháp là chân lý tối thượng sẽ không được chấp nhận.

Nguồn tin từ chính phủ Nhật cho biết Nhật đề nghị hai ông Tập Cận Bình và Shinzo Abe gặp nhau ngày 4-9. Tuy nhiên, Trung Quốc đề nghị gặp ngày 5-9 vì muốn xem thủ tướng Nhật phát biểu thế nào trong hội nghị G20.

Trong hội đàm, ông Shinzo Abe sẽ kêu gọi Bắc Kinh điều chỉnh quan điểm về quần đảo Senkaku, tôn trọng phán quyết trọng tài, tôn trọng tầm quan trọng của luật pháp trong tranh chấp ở biển Đông.

Ông sẽ thiên về các kết quả cụ thể như đề nghị thực hiện sớm Cơ chế Thông tin về hàng hải và hàng không giữa các Bộ Quốc phòng hai nước nhằm giảm nguy cơ đối đầu trên biển.

Tuyên bố chủ tịch về biển Đông Báo Bangkok Post (Thái Lan) ngày 4-9 dẫn một nguồn tin từ ASEAN cho biết sau hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào vào tuần này, tuyên bố chủ tịch được công bố sẽ không nói đến phán quyết của Tòa Trọng tài. Nguồn tin cho biết tuyên bố chủ tịch chỉ dừng lại ở mức lặp lại quan ngại về diễn biến biển Đông nhưng không nhắc đến tên Trung Quốc. Dự thảo tuyên bố chủ tịch nêu: “Chúng tôi cực kỳ quan tâm đến những diễn biến mới đây và đang xảy ra và ghi nhận các mối quan tâm của một số nhà lãnh đạo về hoạt động cải tạo đất và leo thang hoạt động trong khu vực”. Tuyên bố cũng nêu tầm quan trọng của phi quân sự hóa và kiềm chế trong mọi hoạt động, bao gồm tôn tạo đất ở biển Đông. Nguồn tin cho biết một tuyên bố riêng về thực hiện Bộ quy tắc tránh va chạm ngoài ý muốn trên biển ở biển Đông sẽ được công bố sau hội nghị ASEAN-Trung Quốc. _______________________________ Tổng thống đã tiếp tục khẳng định Mỹ sẽ làm việc với các nước trong khu vực về tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở, tự do hàng hải và hàng không… Tổng thống khẳng định về cam kết không gì lay chuyển của Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực (như Nhật) về các hiệp ước của Mỹ. Thông báo của Nhà Trắng

PH.QUỲNH

Theo PLO

Sự cố thảm đỏ của Obama báo hiệu tương lai gập ghềnh Mỹ - Trung

Cách tiếp đón ông Obama của Trung Quốc tại Hàng Châu cho thấy căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung sẽ khó có thể được giải quyết trong tương lai gần.

Sự cố thảm đỏ của Obama báo hiệu tương lai gập ghềnh Mỹ - Trung - Hình 1

Ông Obama đặt chân xuống sân bay Hàng Châu bằng chiếc xe thang bình thường. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một khởi đầu không suôn sẻ ngay sau khi đặt chân đến Hàng Châu, Trung Quốc tham dự hội nghị G20. Ông đến Trung Quốc lần này với hy vọng sẽ thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung, nhưng theo giới phân tích, một loạt sự cố diễn ra trong ngày đầu tiên báo hiệu sóng gió đang chờ đón phía trước.

Trong khi nguyên thủ các quốc gia khác xuống máy bay ở Hàng Châu đều được trải thảm đỏ tận chân cầu thang, ông Obama rời khỏi chuyên cơ Không lực Một bằng chiếc xe thang bình thường. Ngay sau đó, tranh cãi đã nổ ra giữa một quan chức an ninh Trung Quốc với các nhà báo và quan chức Mỹ khi họ tìm cách tiếp cận với ông Obama ở chân cầu thang.

Trong khi một quan chức giấu tên của Trung Quốc nói rằng việc đón tiếp ông Obama bằng xe thang bình thường không có thảm đỏ là theo yêu cầu của Mật vụ Mỹ, nhiều nhà quan sát lại tỏ ra nghi ngờ điều này.

"Cách tiếp đón Tổng thống Obama và đoàn tùy tùng khi họ đến Trung Quốc là hành động gây tổn thương, ngay cả với tiêu chuẩn của Trung Quốc", tờ NYTimes bình luận.

Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mexico tại Trung Quốc, người từng làm việc với người Trung Quốc suốt 6 năm, cho rằng Bắc Kinh đã có "tính toán cố ý" trong cách đối xử như vậy với ông Obama và phái đoàn Mỹ. "Những việc đó không phải xảy ra tình cờ, ít nhất là không phải với người Trung Quốc", ông nói. "Đó là môt sự sỉ nhục, một cách để nói rằng 'Ông chả có gì đặc biệt với chúng tôi'. Đây là một sự ngạo mạn kiểu mới của Trung Quốc, như một cách để thể hiện nước này là siêu cường".

Dù ông Obama đã tuyên bố không nên "quan trọng hóa" sự cố này, bình luận viên David Nakamura của Washington Post nhận định những gì đã diễn ra ở Hàng Châu phản ánh mối quan hệ giữa hai cường quốc. Suốt hơn 7 năm qua, quan hệ hai nước ngày càng trở nên căng thẳng và góp phần lớn định hình chính sách đối ngoại của ông Obama ở châu Á.

Quá khứ căng thẳng

Ông Obama là người luôn kỳ vọng có thể cải thiện quan hệ Mỹ - Trung. Năm 2009, chính ông là người tìm cách tiếp cận với lãnh đạo Trung Quốc khi đề xuất hai nước tăng cường tiếp xúc. Ông đã quyết định không gặp Đức Dalai Lama để tránh làm Bắc Kinh nổi giận, và là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Trung Quốc trong năm đầu của nhiệm kỳ. Thế nhưng chuyến thăm đó của ông Obama đã bị Trung Quốc kiểm soát gần như mọi mặt.

"Ông ấy không được phép nói nhiều", Orville Schell, một học giả kỳ cựu về Trung Quốc, cho biết. "Người Trung Quốc chỉ cho ông gặp gỡ những người nhất định... Obama không biết phải phản ứng như thế nào, bởi ông không muốn bị coi là thất lễ. Phải mất một thời gian, Mỹ mới hiểu rằng đây là hướng đi của Trung Quốc trong quan hệ với họ".

Một số người cho rằng ông Obama đã thể hiện một lập trường quá lạc quan và cởi mở với Trung Quốc trong những năm đầu nhiệm kỳ. Các nhà ngoại giao Mỹ, cả cựu và đương chức, đều cho rằng hướng đi này của ông Obama không thu được gì nhiều, ngoại trừ cảm giác bị Bắc Kinh "thiêu đốt".

Nakamura cho rằng sau khi vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối thập niên 2000 một cách bình an vô sự, Trung Quốc bắt đầu cảm nhận được quyền lực của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và bắt đầu thay đổi chính sách đối ngoại, kể cả cách tiếp cận với Mỹ.

Bắc Kinh không còn muốn nhượng bộ trong các vấn đề quốc tế, từ những vấn đề lớn như tranh chấp lãnh thổ, cho đến những tiểu tiết như ai ngồi ở đâu, nói cái gì trong các cuộc trao đổi ngoại giao.

Theo Jeffrey A. Bader, cách hành xử này của Trung Quốc đã khiến Mỹ nhận ra chính sách "củ cà rốt" của mình đã thất bại, và Washington quyết định áp dụng chính sách "cây gậy", được cụ thể hóa bằng chiến lược "tái cân bằng châu Á" mà chính quyền Obama khởi xướng.

Tương lai gập ghềnh

Sự cố thảm đỏ của Obama báo hiệu tương lai gập ghềnh Mỹ - Trung - Hình 2

Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Breitbart

Trung Quốc coi chiến lược "xoay trục châu Á" của Mỹ là một hình thức kiềm chế sự trỗi dậy của nước này, và căng thẳng hai nước tiếp tục leo thang, đặc biệt là khi Bắc Kinh ngày càng có những hành động ngang ngược trên Biển Đông. Hai nước tìm cách không thể hiện thái độ thù địch công khai, nhưng ngày càng tỏ ra lo ngại và bực bội với nhau.

Mọi chuyện không hề được cải thiện trong chuyến đi đến Hàng Châu lần này của Obama. Sau những tranh cãi ở sân bay, đến cuối ngày, các quan chức đối ngoại và thành viên phái đoàn Mỹ lại bị an ninh Trung Quốc chặn đường khi đi vào khu ngoại giao đoàn trước lúc ông Obama có các cuộc gặp quan trọng ở đây. Họ đã phải cãi nhau kịch liệt với các nhân viên an ninh Trung Quốc trước khi được phép vào bên trong.

Một cuộc ẩu đả cũng suýt nổ ra giữa một quan chức Trung Quốc tìm cách giúp các nhà ngoại giao Mỹ với một nhân viên an ninh sở tại đang cố gắng ngăn họ lại. "Bình tĩnh, làm ơn, xin hãy bình tĩnh", một quan chức Nhà Trắng đã phải thốt lên.

20 phút trước khi ông Obama gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên vẫn tranh cãi về căn phòng nơi hai nhà lãnh đạo sẽ đàm luận. Phía Trung Quốc cho rằng căn phòng này không đủ chỗ cho 12 nhà báo Mỹ đi cùng đoàn, trong khi phía Mỹ khẳng định vẫn có thể bố trí chỗ cho các phóng viên, nói rằng vấn đề này đã được thỏa thuận từ lâu.

Nakamura nhận định những cãi cọ, bất đồng diễn ra hôm thứ bảy là một minh chứng cho những khác biệt trong cách nhìn nhận của hai bên về nhau, và mọi việc gần như không thay đổi kể từ sau chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Obama năm 2009. Washington và Bắc Kinh vẫn còn quá nhiều những bất đồng, từ những vấn đề trên biển, an ninh mạng, thương mại cho đến nhân quyền.

Đây có thể là chuyến thăm Trung Quốc cuối cùng của ông Obama dưới cương vị Tổng thống Mỹ, và những gì diễn ra trong hội nghị G20 lần này cho thấy quan hệ Mỹ - Trung sẽ là vấn đề lớn nhất mà người kế nhiệm ông sẽ phải đối mặt ở châu Á, Bader nhận định.

"Cách tổng thống Mỹ kế nhiệm đối phó với Trung Quốc - mức độ cây gậy và củ cà rốt mà Washington lựa chọn và phản ứng của Bắc Kinh - chắc chắn sẽ định hình khu vực châu Á trong thập kỷ tới", Nakamura nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU
09:00:15 14/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
FAA thừa nhận lơ là giám sát trực tiếp Boeing
09:46:23 14/06/2024
Cháy khu nhà ở của công nhân Kuwait khiến 41 người c.hết
16:57:49 14/06/2024
Tấn công mạng tại Thụy Sĩ trước thềm Hội nghị hòa bình Ukraine
05:58:03 14/06/2024

Tin đang nóng

Vợ Hồng Hải không nhận phúng điếu, liền bị so sánh với vợ Đức Tiến
17:30:13 15/06/2024
Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Chiến Nguyễn: CEO salon hiến tóc có tiếng, làm việc tốt vẫn bị mang tiếng oan
16:55:45 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
Đức Tiến mất 1 tháng nay kênh Youtube bỗng có động thái, khán giả ngơ ngác
16:29:28 15/06/2024
Phim có Lưu Diệc Phi bị chê diễn lố, nội dung sáo rỗng, ưu ái nữ chính quá đà
16:45:59 15/06/2024
"Nữ hoàng ảnh lịch" 57 t.uổi vẫn lẻ bóng, không chồng con, nhưng trẻ đẹp, sống vui tươi
17:53:47 15/06/2024
Bích Trâm: Vợ Linh Tý, nổi tiếng keo kiệt, không cho t.iền mua sắm gì
17:15:15 15/06/2024

Tin mới nhất

Cường quốc và vũ khí laser

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nước sản xuất dầu hàng đầu cải cách kinh tế

22:17:55 15/06/2024
Các quan chức chính phủ Nigeria thừa nhận những cải cách đã gây khó khăn, nhưng họ đã nhiều lần kêu gọi người dân kiên nhẫn để những biện pháp cải cách có thời gian phát huy tác dụng.

Loài cá tí hon chỉ dài 12mm phát ra âm thanh to như tiếng máy bay cất cánh

22:01:09 15/06/2024
Danionella cerebrum, loài cá trong suốt chỉ có kích thước 12mm có thể tạo ra âm thanh lớn 140 dB, tương đương với âm thanh mà một người đứng cách máy bay 100m khi máy bay cất cánh có thể nghe được.

Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng

21:56:26 15/06/2024
Tòa án Tối cao tuyên bố không có chuyên môn trong việc giải quyết tranh chấp về chia sẻ nguồn nước nên đã đề nghị chính quyền Delhi tiếp cận Ủy ban thượng nguồn sông Yamuna (UYRB) để tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề này.

Thêm một điểm trừ đối với tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới

21:51:35 15/06/2024
Ai Cập dự kiến sẽ tăng phí đối với các tàu sử dụng dịch vụ điện tử của Kênh đào Suez từ 50 USD hiện nay lên 300 USD từ ngày 1/9 tới.

Tổng thống Kenya kêu gọi G7 ủng hộ cải tổ hệ thống cho vay toàn cầu

21:49:33 15/06/2024
Nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt với chi phí nợ ngày càng cao và thiếu vốn. Họ cần được phân bổ nguồn lực công bằng hơn để giải quyết tình trạng nghèo đói, ứng phó với thiên tai và các thách thức khác.

Quốc hội Nam Phi bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch

21:42:30 15/06/2024
Trước đó, bà Didiza từng giữ chức Chủ tịch Hạ viện Quốc hội phụ trách sắp xếp nội bộ và Chủ tịch Ủy ban đặc biệt sửa đổi Mục 25 Hiến pháp.

Phản ứng của Ukraine trước đề xuất hoà bình từ Tổng thống Nga Putin

21:34:35 15/06/2024
Trong khi nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng đề xuất này không thể chấp nhận được và không khác gì một bản tối hậu thư thì Moskva lại khẳng định đây là đề xuất mang tính xây dựng.

Rong biển và biến đổi khí hậu: Mối liên kết bất ngờ

21:31:43 15/06/2024
Nhóm cho biết: Rong biển đóng vai trò là tác nhân thu giữ carbon hiệu quả của tự nhiên. Giải pháp tự nhiên và bền vững của chúng mang lại tiềm năng cô lập carbon đáng kể, vượt xa các khu rừng trên cạn .

Câu chuyện đình công ở cường quốc về phẫu thuật thẩm mỹ

21:22:40 15/06/2024
Nhiều tổ chức y tế chuyên ngành của Hàn Quốc đã tuyên bố không tham gia cuộc tổng đình công vào ngày 18/6 do Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) phát động.

Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Australia

21:00:44 15/06/2024
Thủ tướng Trung Quốc cho biết năm 2023, Thủ tướng Albanese cũng đã có chuyến thăm thành công tới Trung Quốc khi quan hệ song phương đã trở lại đúng hướng sau những thăng trầm.

WHO cảnh báo về cuộc khủng hoảng y tế lan rộng ở Bờ Tây

17:11:20 15/06/2024
Bờ Tây - khu vực bị Israel chiếm đóng từ năm 1967, chứng kiến bạo lực gia tăng trong hơn một năm, đặc biệt kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel nổ ra hơn 8 tháng trước.

Có thể bạn quan tâm

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Loài động vật tái xuất sau hơn 60 năm mất tích khiến chuyên gia khóc vì quá mừng

Lạ vui

23:54:43 15/06/2024
Nhà sinh vật học James Kempton và đồng nghiệp đã trải qua nhiều khó khăn như sống trong rừng lâu ngày, động đất và bệnh sốt rét và ông đã phát khóc vì quá phấn khích khi thu được hình ảnh của loài động vật này.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!

'Inside Out 2' khuấy đảo phòng vé với 13 triệu USD chiếu sớm

Phim âu mỹ

23:07:42 15/06/2024
Bộ phim hoạt hình mới nhất của Pixar là Inside Out 2 (do Kelsey Mann chỉ đạo) gây bất ngờ khi có doanh thu mở màn cao hơn bất kỳ phim nào khác năm nay.

Ngô Cẩn Ngôn được khen trong phim 'Mặc vũ vân gian'

Hậu trường phim

23:01:05 15/06/2024
Sau nhiều năm trời sự nghiệp diễn xuất tụt dốc, Ngô Cẩn Ngôn trở lại ấn tượng với phim cổ trang Mặc vũ vân gian .