Vai trò của Trung Quốc trong “ván bài Ukraine”
Liệu Trung Quốc có lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine trong các kế hoạch khu vực và toàn cầu, hay sẽ đứng ngoài cuộc?
Vai trò của Trung Quốc trong “ ván bài Ukraine”
Phương Tây ra sức lôi kéo Trung Quốc
Theo đài Tiếng nói nước Nga, vị thế của Trung Quốc có thể được làm rõ một phần qua chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Châu Âu, qua cuộc hội đàm của ông Tập với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong khuôn khổ Diễn đàn Hague về an ninh hạt nhân cũng như các cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Pháp.
Báo chí phương Tây đưa tin Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande đang tính chuyện “lôi kéo lãnh đạo Trung Quốc”. Các phương tiện truyền thông phương Tây viết rằng, sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc “gần như đã được quyết định” và chỉ còn chờ đợi vài thủ tục nhỏ.
Trong các cuộc gặp chính thức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ “có trách nhiệm” tái khẳng định cam kết trung thành các nguyên tắc “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, không quên 5 nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Bắc Kinh, tình trạng rối ren ở Tân Cương, Tây Tạng.
Phương Tây nhận thấy một thứ “bàn đạp chính trị” mà từ đó có thể tiếp tục phát triển quá trình “lôi kéo ông Tập” vào cuộc chiến chống Nga.
Bàn về các hợp đồng khí đốt tương lai mà Nga và Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ ký trong tháng Năm, nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga đến Trung Quốc, một số tờ báo Anh kêu gọi Bắc Kinh không ký bất kỳ hợp đồng năng lượng nào nhằm giúp “phương Tây dân chủ” đánh bật “át chủ bài khí đốt” của ông Putin.
Kế hoạch ve vãn Trung Quốc dễ sụp đổ
Phải thừa nhận rằng trong quan điểm chính thức của Trung Quốc có tính chất “nước đôi”. Một mặt, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về “những đặc thù lịch sử của Crimea”. Mặt khác, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu trắng về dự thảo nghị quyết chống Nga liên quan đến Crimea và Ukraine.
Video đang HOT
Ban lãnh đạo Nga hiểu rằng Trung Quốc không thể làm khác được, khi có những lợi ích kinh tế đáng kể ở Ukraine và quan hệ kinh tế ràng buộc với Mỹ.
Tháng 12/2013, trong chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Viktor Yanukovich đã ký các hợp đồng đầu tư trị giá nhiều tỷ USD, bao gồm cả xây dựng cảng biển nước sâu của Trung Quốc ở Crimea mà giờ đây là một phần lãnh thổ của Nga.
Tuy nhiên, Brussels và Washington không nhận thức được rằng thực ra ông Tập Cận Bình mới là đối thủ lớn nhất của phương Tây, so với bất kỳ chính trị gia đương đại nào của thế giới đang phát triển. Bởi vậy, kế hoạch ve vãn Trung Quốc của Mỹ và Châu Âu rất dễ sụp đổ, chỉ là “hình thức”.
Cái giá của sự hỗ trợ
Đối với Mỹ, việc để mất Sevastopol và Crimea là khởi đầu của thất bại địa chính trị nghiêm trọng trong cuộc đối đầu với Nga. Một số chuyên gia lưu ý rằng Mỹ bày trò biểu tình trên Quảng trường Maidan với dự kiến sẽ tổ chức tái thiết cơ sở quân sự ở Crimea và Sevastopol thành các căn cứ tên lửa và hải quân. Đột nhiên vào một ngày, ông Putin làm đảo lộn tất cả các kế hoạch của Mỹ. Để bù đắp cho thất bại chiến lược này, Mỹ sẽ tìm cách “đặt cược” vào Trung Quốc.
Theo Tiếng nói nước Nga, để lôi kéo Trung Quốc, Mỹ thậm chí có thể “nhắm mắt làm ngơ” trước việc Trung Quốc thâu tóm Đài Loan hay lập trường cứng rắn của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Không phải ngẫu nhiên mà báo chí Nhật Bản và một số chuyên gia đã bày tỏ quan ngại về “nguy cơ phải một mình đối mặt với Trung Quốc ở Châu Á”.
Hỗ trợ hay đẩy Nga đụng độ với Mỹ?
Các chuyên gia Trung Quốc không thống nhất về vấn đề này. Nhiều chuyên gia hàng đầu viết hiện thời Nga và Trung Quốc đang tạo thành một “vùng đệm chiến lược” chống lại sự mở rộng của phương Tây. Họ cho rằng phương Tây đang chuẩn bị “một cuộc cách mạng màu” tiếp theo ở Ukraine và nhiệm vụ của Trung Quốc là hỗ trợ Nga.
Một số ý kiến khác hoàn toàn trái ngược, đề nghị ban lãnh đạo Trung Quốc “tọa sơn quan hổ đấu”, “ngư ông đắc lợi” từ cuộc đụng độ Mỹ-Nga.
Những người đại diện của ý kiến này đã dẫn chứng chiến lược thành công của Mao Trạch Đông. Trong thời kỳ đối đầu Trung-Xô, Bắc Kinh đã khéo léo đẩy hai siêu cường vào đối đầu gay gắt.
Theo Đời sống pháp luật
Trung Quốc bị nghi tham gia tìm kiếm MH370 để do thám nước khác
Trung Quốc đang có vai trò là một trong những nước tham gia tìm kiếmmáy bay MH370 mất tích, nhưng nhiều quốc gia cùng tham gia nghi ngờ rằng cường quốc châu Á này đang lợi dụng vụ việc để do thám họ, tờ Wall Street Journal ngày 26.3 dẫn lời các chuyên gia quân sự cho hay.
Một trực thăng cất cánh từ tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn của Hải quân Trung Quốc để tìm kiếm máy bay MH370 - Ảnh: Reuters
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ nói với Wall Street Journalrằng vào tuần trước, yêu cầu cho tàu vào vùng biển gần quần đảo Andaman thuộc Ấn Độ từ phía Trung Quốc đã bị từ chối vì lo ngại Bắc Kinh dùng chiến dịch tìm kiếm để do thám các căn cứ quân sự quan trọng tại đây.
"Họ có thể đang lợi dụng tình cảnh và cố tìm cách đi vào khu vực này. Chúng tôi có đủ các phương tiện hiện đại để tự tìm kiếm chiếc máy bay nếu nó rơi trong vùng biển của Ấn Độ", vị quan chức giấu tên này cho hay.
Giáo sư Brahma Chellany, một trong những chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế hàng đầu của Ấn Độ, đồng ý với lập luận nói trên, đồng thời nhận định rằng đó là ví dụ mới nhất cho thấy Trung Quốc đang dần trở nên mạnh tay hơn trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.
Wall Street Journal đã liên lạc với bộ ngoại giao Trung Quốc để yêu cầu bình luận về nhận định nói trên, nhưng đã không được hồi đáp.
Việc Bắc Kinh hăng hái hỗ trợ cho cuộc tìm kiếm cũng xuất phát từ mong muốn nắm bắt cơ hội "tăng uy tín" với dư luận quốc tế, và quan trọng hơn là với người dân trong nước, ông Andrew Davies, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, đánh giá.
Ngoài máy bay, Trung Quốc đã gửi tàu chiến đến khu vực tìm kiếm và đã điều động 21 vệ tinh rà quét khu vực nghi máy bay rơi để lùng tìm mảnh vỡ, theo Wall Street Journal.
"Chưa bao giờ Trung Quốc, gồm lực lượng hải quân hay tuần duyên, tiến hành một chiến dịch có quy mô lớn cỡ này. Tốc độ triển khai lực lượng của họ khá ấn tượng. Chúng ta đã quen với việc người Trung Quốc không thích mạo hiểm", ông Gary Li, chuyên gia phân tích cấp cao thuộc hãng nghiên cứu hàng hải IHS Maritime (Mỹ), cho hay.
Trước khi vụ máy bay Malaysia mất tích diễn ra, chiến dịch lớn nhất mà hải quân Trung Quốc từng tiến hành trong vài năm đó là tham gia các hoạt động tuần tra chống hải tặc cùng các nước khác tại Vịnh Aden, theo ông Li.
Tuy nhiên, các hoạt động tuần tra nói trên chỉ đòi hỏi sự tham gia của 2 tàu chiến và 1 tàu hậu cần. Và chiến dịch tìm kiếm máy bay số hiệu MH370 có quy mô vượt xa các chiến dịch trước đây, theo chuyên gia Li.
Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, thông qua việc điều động 2 máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76, vốn không có khả năng chuyên biệt nào có ích cho cuộc tìm kiếm, Bắc Kinh cũng để lộ sự hạn chế trong sô trình diễn sức mạnh quân sự của mình.
"Một máy bay tuần tra biển hiện đại có tầm bay xa, với radar tối tân là thứ mà dường như họ đang thiếu", chuyên gia Davies thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc nói.
Hai máy bay Ilyushin Il-76 của Không quân Trung Quốc tham gia tìm kiếm máy bay MH370 - Ảnh: Reuters
Còn ông Li thuộc IHS Maritimes thì chỉ ra rằng Trung Quốc mới chỉ gửi một tàu hậu cần để hỗ trợ các tàu tham gia tìm kiếm máy bay MH370, đồng nghĩa với việc các tàu Trung Quốc sẽ sớm gặp khó khăn trong việc hoạt động xa nhà.
Giới quan sát còn nhận định thêm rằng Trung Quốc cũng để lộ một số hạn chế khi tham gia tìm kiếm máy bay MH370 tại Ấn Độ Dương.
Cụ thể, một máy bay vận tải Ilyushin Il-76 của Trung Quốc đã đáp nhầm xuống đường băng sân bay thành phố Perth (Úc) vào hôm 22.3, thay vì hạ cánh theo dự kiến xuống căn cứ không quân Pearce nằm cách đó 42 km về phía bắc.
Các chuyên gia nhận định vụ việc trên cho thấy không quân Trung Quốc không quen đi xa về phía nam đến như vậy để hoạt động cùng với lực lượng từ Úc, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ, vốn là các nước quen với việc gửi quân đi xa.
Theo VNE
Mỹ úp mở về vai trò của Iran trong giải quyết vấn đề Syria Mỹ cho rằng Iran có thể đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động bên lề tại cuộc đàm phán hòa bình về Syria. Theo Reuters, giới chức Mỹ ngày 6/1 cho rằng Iran có thể đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động bên lề tại cuộc đàm phán hòa bình về Syria, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng...