Vai trò của các bị cáo đang bỏ trốn trong đại án Vạn Thịnh Phát
Chiều 6/3, đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm hoàn tất việc công bố cáo trạng.
Trong cáo trạng do đại diện VKS công bố có tên 5 bị cáo gồm Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), Chiêm Minh Dũng (nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), Trầm Thích Tồn (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB), Nguyễn Thị Thu Sương (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), Nguyễn Lâm Anh Vũ (nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB). Tuy nhiên cả 5 bị cáo đều vắng mặt tại phiên tòa.
Bà Trương Mỹ Lan người đứng sau hơn 1.000 công ty thuộc “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát.
Trước khi phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát diễn ra, TAND TP Hồ Chí Minh đã kêu gọi bị cáo này ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật. Nếu các bị cáo này không ra đầu thú, tiếp tục bỏ trốn, coi như các bị cáo từ bỏ quyền tự bào chữa, tòa sẽ xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật.
Trong vụ án này cả 5 bị cáo (đang bị truy nã) đều giữ vai trò quan trọng trong Ngân hàng SCB. Đinh Văn Thành từng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đệ Nhất. Sau khi sáp nhập vào SCB, Đinh Văn Thành được Trương Mỹ Lan sắp xếp làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB. Tháng 12/2020, Đinh Văn Thành xin nghỉ, ra nước ngoài và giới thiệu Bùi Anh Dũng thay thế vị trí Chủ tịch HĐQT.
Trong quá trình làm việc tại SCB, Đinh Văn Thành đã ký Quyết định thành lập 3 đơn vị mới. Các đơn vị này chỉ thực hiện các hồ sơ vay trái pháp luật của Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Với các vai trò là Chủ tịch Hội đồng tín dụng Hội sở, Chủ tịch – Thừa ủy quyền Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, thực hiện chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Đinh Văn Thành đã ký hồ sơ cấp tín dụng cho các khoản vay của Trương Mỹ Lan nhưng cho công ty “ma”, cá nhân được thuê đứng tên, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan phạm tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, các hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Video đang HOT
Trong thời gian từ ngày 28/6/2012 đến ngày 19/10/2017, với các vai trò là Chủ tịch Hội đồng tín dụng Hội sở, Chủ tịch – Thừa ủy quyền Chủ tịch HĐQT, Đinh Văn Thành đã ký 41 Biên bản họp/Phiếu biểu quyết của HĐQT, đã ký 12 Nghị quyết đồng ý cho 140 khách hàng vay 174 khoản vay để Trương Mỹ Lan sử dụng không đúng mục đích, phương án vay vốn gây thiệt hại cho SCB số tiền 42,77 ngàn tỷ đồng. Chưa hết, từ ngày 9/2/2018 đến ngày 6/12/2020, với vai trò là Chủ tịch HĐQT, Đinh Văn Thành đã ký các biên bản, nghị quyết cho cho 129 khách hàng vay 305 khoản vay, hành vi này đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền 189,1 ngàn tỷ đồng, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số nợ lãi phát sinh gần 100 ngàn tỷ đồng.
Các luật sư bảo tham dự phiên tòa.
Chiêm Minh Dũng nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB. Từ ngày 20/11/2012 đến ngày 4/4/2019, Chiêm Minh Dũng với các vai trò và chức vụ khác nhau, Dũng đã ký 75 tờ trình thẩm định cho vay, 143 Biên bản họp Hội đồng kinh doanh và đầu tư hội sở, 9 Biên bản họp Hội đồng kinh doanh và đầu tư trung ương, 123 Biên bản họp/Phiếu biểu quyết của HĐQT, 58 Nghị quyết đồng ý cho 305 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc “hệ sinh thái” Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, với 362 khoản vay tại Ngân hàng SCB. Hành vi nêu trên của Chiêm Minh Dũng đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB gây hậu quả thiệt hại số tiền hơn 140,71 ngàn tỷ đồng.
Với vai trò là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, Nguyễn Thị Thu Sương, được xem là người có nhiều mối quan hệ tốt, có lợi cho mình, nên bà Trương Mỹ Lan đã mời Sương về làm việc tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Năm 2012, Lan đồng ý để Sương làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, trực tiếp nhận thông tin chỉ đạo của Trương Mỹ Lan về việc thực hiện các hồ sơ tín dụng, sau đó chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tại ngân hàng SCB thực hiện. Năm 2014, Nguyễn Thị Thu Sương nghỉ việc đi nước ngoài. Kết quả điều tra xác định, từ 25/7/2012 đến ngày 30/7/2013, Nguyễn Thị Thu Sương đã ký, đồng ý cho 79 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc “hệ sinh thái” Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, 79 khoản vay tại Ngân hàng SCB, có tổng dư nợ đến ngày 17/10/2022 là 55,81 ngàn tỷ đồng. Hành vi của Nguyễn Thị Thu Sương giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB gần 7 ngàn tỷ đồng.
Các bị cáo tại phiên tào ngày 6/3.
Trầm Thích Tồn (nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng SCB), theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, đã ký các biên bản, phiếu biểu quyết của HĐQT cho 80 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc “hệ sinh thái” Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay số tiền có tổng dư nợ đến ngày 17/10/2022 lên tới hơn 56,47 ngàn tỷ đồng. Hành vi nêu trên của Trầm Thích Tồn đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 7,17 ngàn tỷ đồng.
Nguyễn Lâm Anh Vũ (nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Bến Thành) làm việc tại Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa từ tháng 11/2010, sau đó tiếp tục công tác tại Ngân hàng SCB đến ngày 15/7/2016, qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Với vai trò là Phó Giám đốc Ngân hàng SCB CN Bến Thành, Vũ đã ký nhiểu tờ trình, Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp tài sản, đồng ý cho 112 khách hàng là các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay 4,48 ngàn tỷ đồng gây thiệt hại cho SCB gần 3,8 ngàn tỷ đồng.
Với vai trò của mình, 5 bị cáo trên đã giúp sức cho các cá nhân, pháp nhân thuộc “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát vay hàng trăm ngàn tỷ đồng, gây thiệt hai cho Ngân hàng SCB 258,68 ngàn tỷ đồng.
Điểm mặt những công ty thẩm định tiếp tay cho Trương Mỹ Lan
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, tiếp tay cho bị cáo Trương Mỹ Lan quá trình gây án còn có vai trò góp sức của các công ty thẩm định giá, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 127.040 tỷ đồng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Theo đại điện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa, quá trình thực hiện các khoản vay, theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Nguyễn Phương Hồng chỉ đạo Lê Anh Phương, nguyên Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn SCB; Trần Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB chỉ đạo Bùi Ngọc Sơn và Lê Văn Chánh, phối hợp với Nguyễn Phương Anh. Sau đó, đồng phạm của Lan trực tiếp hoặc qua trung gian để liên hệ với các công ty thẩm định giá gửi thông tin về tài sản, mức giá cần thẩm định, ấn định ngày phát hành chứng thư thẩm định giá theo yêu cầu của Ngân hàng SCB. Các công ty thẩm định giá và các cá nhân môi giới, trung gian biết rõ mục đích của việc phát hành chứng thư được sử dụng để vay vốn, nhưng quá trình thực hiện đã không tuân thủ quy định của pháp luật, không tiến hành thẩm định giá mà chỉ ký phát hành chứng thư theo yêu cầu của Ngân hàng SCB.
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Các công ty thẩm định đã không tuân thủ đúng các quy trình, quy định về định giá; các tài sản chưa đủ căn cứ pháp lý nhưng vẫn thẩm định giá theo yêu cầu của Ngân hàng SCB; theo nội dung chứng thư như: Định giá theo yêu cầu của khách hàng là người vay vốn, nhưng trên thực tế Ngân hàng SCB lại tổ chức thuê thẩm định giá và trả tiền thẩm định giá. Có 3 công ty không ký hợp đồng định giá mà chỉ ký phát hành chứng thư và nhận phí thanh toán bằng tiền mặt. Các thẩm định viên của các công ty thẩm định giá đã thông đồng qua trung gian hoặc trực tiếp với các cá nhân tại Ngân hàng SCB để hợp thức thủ tục hồ sơ vay vốn gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 127.040.907.052.447 đồng.
Cụ thể, do có mối quan hệ quen biết từ trước nên Trần Văn Nhị, Phó Giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC, là người môi giới Thẩm định giá tài sản cho Ngân hàng SCB, được Trần Thị Mỹ Dung nhờ tìm kiếm các công ty thẩm định giá để thẩm định giá tài sản đảm bảo cho Ngân hàng SCB. Sau đó, Nhị đã thống nhất với Mỹ Dung, Bùi Ngọc Sơn, liên hệ, thỏa thuận để Trần Thị Kim Ngân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú phát hành 2 chứng thư thẩm định giá ghi lùi ngày, nâng khống giá trị tài sản để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức hồ sơ thế chấp, hồ sơ vay vốn, giải ngân cho 65 khoản vay, rút tiền cho Lan sử dụng. Tổng dư nợ các khoản vay trên tính đến ngày 17/10/2022 là 127.384.417.850.190 đồng. Từ đó, đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 110.064.140.771.180 đồng.
Hồ Bình Minh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá MHD đã thỏa thuận thống nhất với Dung và Sơn ký thẩm định viên để Công ty MHD phát hành Chứng thư thẩm định giá, trong đó nâng khống giá trị tài sản, phát hành lùi ngày chứng thư để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức 2 hồ sơ vay vốn. Đến ngày 17/10/2022, các khoản vay khống để rút tiền cho Lan sử dụng nêu trên còn dư nợ 10.208.768.493.151 đồng. Hồ Bình Minh còn soạn thảo báo cáo, chứng thư thẩm định giá được nâng khống giá trị tài sản, để Công ty Tầm Nhìn Mới phát hành chứng thư thẩm định giá, giúp Lan và đồng phạm hợp thức hồ sơ vay của 3 khách hàng, có dư nợ tính đến ngày 17/10/2022 là 15.523,7 tỷ đồng. Hành vi của Minh cùng đồng phạm đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 11.714.594.720.940 đồng.
Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn Dịch vụ Bất động sản DATC, Đỗ Xuân Nam đã thỏa thuận, thống nhất với Nguyễn Phương Hồng và Lê Anh Phương ký ban hành chứng thư, trong đó nâng khống tài sản thẩm định giá, phát hành lùi ngày để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức hồ sơ vay vốn. Đến ngày 17/10/2022, các khoản vay khống để rút tiền cho Lan sử dụng nêu trên còn dư nợ 4.628.468.446.029, không có khả năng thu hồi. Nam cùng đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 4.277.700.157.387 đồng.
Bị cáo Lê Kiều Trang đã lợi dụng chức vụ quyền hạn là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá E Xim, từ năm 2017 đến năm 2019, đã trực tiếp thẩm định giá, ký thẩm định viên để Công ty E XIM phát hành 17 chứng thư nâng khống trị giá tài sản, để hợp thức hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giúp Lan và đồng phạm hợp thức hồ sơ vay của 11 khách hàng tại Ngân hàng SCB. Dư nợ tính đến ngày 17/10/2022 là 1.550.155.160.434 đồng, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB là 984.471.402.939 đồng...
Ai đã "ngó lơ" để Trương Mỹ Lan gây thiệt hại hơn 677 ngàn tỉ đồng? Ngày 6/3, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát. Đáng lưu ý, đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án này có hơn 10 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước với đủ chiêu tiếp tay Lan gây án. Bị cáo Nhàn tại phiên tòa sáng 6/3. Theo đại điện...