Vài trăm nghìn đồng một trái bơ Đài Loan
Có trọng lượng từ 700 gram đến 1 kg với vị ngọt, béo vượt trội, dù giá lên tới vài trăm nghìn một trái, bơ Đài Loan nhập khẩu vẫn rất hút khách.
Ở Việt Nam, bơ là trái cây khá phố biến, được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên với nhiều loại khác nhau nên giá cũng rất đa dạng, ở mức 15.000 – 120.000 đồng một kg. Tuy nhiên, bơ nhập khẩu từ nước ngoài dù giá cao gấp 3-6 lần hàng Việt vẫn bán rất chạy. Bên cạnh các giống bơ Australia, Mỹ thì gần đây bơ Đài Loan trái “khủng” được khá nhiều cửa hàng trái cây nhập về bán với giá 300.000 – 400.000 đồng một kg.
Chi Hạnh, ở TP HCM, chuyên kinh doanh trái cây nhập khẩu qua đường hàng không cho biết, chị vừa xách về Việt Nam khoảng 5 thùng bơ sáp xanh, mỗi thùng khoảng 8 trái và bán với giá 350.000 đồng một kg.
Bơ Đài Loan bán tại cửa hàng nhập khẩu ở Hà Nội. Ảnh: Omiyage Fruit&More
Video đang HOT
Cũng chuyên nhập khẩu bơ xanh Đài Loan, quản lý một cửa hàng trái cây ở Hà Nội cho biết, dù có giá cạnh tranh hơn nhiều so với hàng trong nước nhưng bơ Đài Loan nhập khẩu “10 quả đều như 10″, không hư hỏng, thịt dày, béo nên được nhiều khách ưa chuộng.”Loại này tôi mới nhập về hôm thứ hai nhưng nay đã hết hàng và đang chờ khách đặt cọc để nhập lô mới”, chị Hạnh nói và cho biết kích cỡ trái bơ lớn nên chị thường bán lẻ theo quả nếu khách có nhu cầu, bình quân mỗi quả nặng 700 gram, trái lớn nặng hơn 1 kg. Do đó, giá một trái bơ dao động 250.000 – 400.000 đồng.
“Một tháng cửa hàng chỉ nhập 3-4 đợt nhưng về đến chỉ 3 ngày sau là được mua hết. Ngoài kích cỡ lớn, vỏ của chúng láng bóng, hột nhỏ. Khi chín, ruột bơ màu vàng, ăn ngọt bùi”, quản lý cửa hàng nói và cho rằng, loại bơ này được người trồng ở Đài Loan chăm sóc kỹ và thường cắt khi trái già để trái chín đúng chuẩn chứ không cắt “xô” như hàng Việt. Nếu một cây cho ra vài trăm trái một vụ, nông dân nơi đây sẽ tỉa bớt chỉ để số lượng phù hợp với sức khỏe của cây nên trái to, đều. Khi trái lớn, người trồng dùng túi giấy bọc quả để bảo vệ khỏi côn trùng và tác nhân xung quanh.
“Để nhận biết, khách chỉ cần sờ nhẹ sẽ thấy cả quả đều mềm, cuống cũng mềm. Đặc biệt, quả bơ không nên cho vào tủ lạnh kể cả khi chín, vì sẽ dễ bị mất mùi và chất dinh dưỡng cũng giảm đi phần nào”, quản lý cửa hàng trên nói..
Các cửa hàng nhập khẩu cũng cho hay, bơ xanh Đài Loan là giống được trồng nhiều ở huyện Tainung. Tại đây, bơ được sản xuất hai mùa khác nhau từ tháng 7 đến giữa tháng 9 và từ tháng 10 đến đầu tháng 11. Hiện, bơ được nhiều cửa hàng nhập về Việt Nam là loại bơ có kích cỡ lớn, thịt có màu vàng, chắc và ngọt vượt trội với hàm lượng chất béo khoảng 13%.
Theo VnExpress
Chàng trai ăn, ngủ trên tàu, đi khắp Trung Quốc chụp lại cảnh kỳ vĩ
Lyu Fengxiao đã ba lần thăm hết tỉnh thành Trung Quốc, chụp những cảnh tượng kỳ vĩ về núi non trập trùng, đỉnh phủ đầy tuyết, hồ xanh ngọc - những hình ảnh xa xôi ít người biết.
Kể từ khi mua chiếc máy ảnh đầu tiên vào năm 2007, Lyu Fengxiao đã ba lần đi hết 31 tỉnh thành của Trung Quốc, gồm 22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 5 khu tự trị, bên cạnh đó là hai đặc khu hành chính Hong Kong, Macau cùng Đài Loan. Nhiếp ảnh gia 37 tuổi sẽ trưng bày những bức ảnh của mình ở Thư viện Thượng Hải vào tháng sau, tất cả đều chụp bằng drone từ trên cao. Trong ảnh, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kanas ở Tân Cương nhìn từ trên cao.
Lyu cho biết anh thử nghiệm nhiều cách thức chụp ảnh trong suốt 12 năm qua. Cho đến 2013, anh du lịch bụi khắp Trung Quốc và chụp ảnh tĩnh. Năm 2014, anh tiếp tục lên đường, lần này là chụp time-lapse. Năm 2016, anh chụp bằng drone. "Năm nay, tôi đã bắt đầu chụp 360 độ thực tế ảo", Lyu nói.
Đến nay, anh đã mua ba camera và 11 drone, chụp hơn 400.000 ảnh và quay nhiều video time-lapse cũng như từ trên cao. "Drone của tôi đã bay tổng cộng 7.450 km. Nó chỉ bay được 2 km mỗi lần (trước khi hết pin)", anh nói. Trong ảnh, Hồ Ngọc Bích ở tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc.
Mang vác thiết bị là thử thách nhất. "Tôi phải mang ít nhất 25 kg trong mỗi chuyến đi", Lyu cho biết. Anh luôn đi một mình. "Tôi có hai balô mang những chiếc drone, hai máy ảnh có gương lật (SLR), hai chân máy (tripod), và bộ dolly để hỗ trợ chụp time-lapse. Tôi bị khom lưng một chút vì quá nặng". Trong ảnh, một ngư dân trên sông ở tỉnh Hồ Nam.
Trong khi chụp Chùa Treo ở tỉnh Sơn Tây năm 2016, drone của Lyu đâm vào vách đá. "Tôi phải tìm nó vì nó chứa các cảnh quay quan trọng", anh nói. "Tôi tìm mất hai giờ trên vách đá, có nhiều cây có gai. Cuối cùng tôi cũng tìm được, chỉ không tìm được pin. Vách đá rất cao, ngã từ đó chỉ có chết". Trong ảnh, Vườn Quốc gia Moer Daoga ở Nội Mông.
Cùng năm đó, Lyu cố gắng chụp ảnh tòa nhà cao tầng ở Quảng Châu khi mây đang bao phủ. "Ba cảnh sát mặc thường phục tưởng tôi là gián điệp và đưa tôi về đồn. Họ kiểm tra đồ đạc, ảnh của tôi. Họ khá ngạc nhiên và khen kỹ năng chụp ảnh của tôi". Năm ngoái anh đăng ảnh trên mạng và nhận được nhiều phản hồi. "Mọi người bình luận và nói họ chưa từng thấy Trung Quốc đẹp đến thế. Tôi rất cảm động", anh nói. Trong ảnh, các sợi dây màu tạo thành hình ở tỉnh Tứ Xuyên.
Lyu cho biết việc chưa lập gia đình cho phép anh xa nhà trong thời gian dài. Anh nghỉ công việc thiết kế cảnh quan ở Quảng Châu nửa năm trước để dành hết thời gian chụp ảnh. "Khi làm toàn thời gian, tôi khó mà xin nghỉ. Tôi thường ngủ trên tàu xe để đi được nhiều nơi nhất có thể. Tôi ăn và ngủ trên đường". Anh vẫn sẽ phải chi tiêu tằn tiện vì đang sống dựa vào khoản tiền tiết kiệm, nhưng anh thấy rất xứng đáng. Ngoài việc chụp được những cảnh tượng khó quên ở những nơi xa xôi nhất Trung Quốc, anh nói chính những người gặp trên đường mới là ấn tượng sâu đậm nhất với anh. Trong ảnh, một dòng sông ở Tây Tạng.
"Nhiều người đã cho tôi đi nhờ xe. Tôi cảm kích vì sự hào phóng của họ", anh nói. "Một lần, khi tôi đang ở Tây Tạng chụp ảnh time-lapse, trời đổ mưa. Một cậu bé Tây Tạng tới gần và giữ ô cho tôi, dù nửa người của cậu bị ướt". Trong ảnh, bãi biển đỏ ở tỉnh Liêu Ninh.
Hành trình của anh cũng gặp những cảnh khổ. "Sau đó, tôi lại thấy đứa bé đó bới rác và uống nước từ một cái chai bỏ đi. Hình ảnh đó rất đau lòng. Dù có nhiều thành phố hoa lệ ở Trung Quốc, còn nhiều vùng quê nghèo, mọi người sống khó khăn... tôi hy vọng ảnh của tôi có thể giúp mọi người thấy được bộ mặt thật nhất của Trung Quốc". Trong ảnh, sân bay Đại Hưng ở Bắc Kinh.
Theo zing
Nàng dâu Việt mang chuyện bố mẹ chồng Đài U70 vẫn nắm tay dạo phố, đắp mặt nạ cho nhau khoe trên hội nhóm khiến "dân tình" bấn loạn nhìn lại mình Cặp bố mẹ chồng người Đài Loan qua lời kể của nàng dâu thì hạnh phúc kiểu "cute phô mai que" đến tận bây giờ dù rằng họ đã bước sang tuổi thất thập, 40 năm qua họ luôn vui vẻ và trân trọng nhau... "Các chị có tin đây là hình cách đây hơn 40 năm không? Nhìn mẹ chồng em đẹp...