Vaccine COVID-19 Sinopharm của Trung Quốc được phát triển thế nào?
Sau hơn một năm nghiên cứu và phát triển, đến nay vaccine COVID-19 Sinopharm của Trung Quốc được cung cấp cho hơn 70 quốc gia trên thế giới.
Khi COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc, tháng 2/2020 Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm CNBG đã nghiên cứu vaccine COVID-19 bằng công nghệ bất hoạt.
Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020 vaccine này được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn thử nghiệm trên người.
Ngày 23/6/2020, vaccine bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập, Peru, Maroc và Argentina.
Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế UAE chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vaccine COVID-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Sinopharm (Trung Quốc). (Ảnh: Yicai Global)
Video đang HOT
Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc cấp phép sử dụng có điều kiện với vaccine này, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 79,34%; tỷ lệ sinh ra kháng thể trung hòa là 99,52%.
Ngày 1/4/2021, Bộ Y tế Hungary giấy chứng nhận GMP EU, Sinopharm là doanh nghiệp vaccine đầu tiên của Trung Quốc được cấp chứng nhận này.
Ngày 7/5/2021, vaccine của Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL), ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78,2%, trở thành vaccine thứ 6 trên thế giới được xét vào danh sách này. Đây cũng là vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được lọt vào danh sách EUL của WHO.
Ngày 31/5/2021, Sinopharm bắt đầu cung cấp vaccine cho chương trình COVAX, giúp các nước có thể tiếp cận với vaccine công bằng.
Ngày 3/6/2021, vaccine của Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vaccine thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.
Tới nay, Sinopharm sản xuất hơn 450 triệu liều vaccine, trong đó 100 triệu liều được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp.
Vaccine của Sinopharm được bảo quản trong điều kiện từ 2-8 độ C, thời hạn sử dụng là 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho của vaccine này.
Sinopharm tên đầy đủ là Tập đoàn Y Dược Trung Quốc, là doanh nghiệp trung ương và là tập đoàn lớn nhất tại Trung Quốc trong ngành dược phẩm, y tế, sức khỏe, với chuỗi các ngành công nghiệp hoàn chỉnh và có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, Sinopharm đang tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất vaccine COVID-19, mục tiêu trở thành nhà cung cấp vaccine COVID-19 lớn nhất thế giới, để vaccine này được phổ cập rộng rãi hơn tới người tiêu dùng.
Đến nay, vaccine Sinopharm được cung cấp tới hơn 70 quốc gia, có các quốc gia Đông Nam Á như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan… Vaccine Sinopharm cũng được bán cho Pakistan, Mông Cổ và các nước Trung, Đông Âu. Ngoài ra, ít nhất hơn 100 quốc gia có nhu cầu đặt mua vaccine của Sinopharm.
Tại Việt Nam, Sinopharm thành lập văn phòng đại diện vào năm 1993, xây dựng doanh nghiệp sản xuất liên doanh vào năm 2003. Nghiệp vụ của Sinopharm bao gồm sản xuất thuốc tân dược, thuốc đông dược, vaccine và sinh phẩm, phân phối dược phẩm, chuỗi nhà thuốc, thiết bị y tế, triển lãm y tế và hoạt động đầu tư và thương mại ở nước ngoài. Trong đó, các lĩnh vực như vaccine, thuốc đông dược, phân phối dược phẩm, chuỗi cửa hàng thuốc được xếp hạng đầu tại Trung Quốc.
Ngày 20/6 tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm. Dự kiến, 500.000 liều vaccine này sẽ được tiêm cho 3 nhóm đối tượng: Công dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc và người dân có nhu cầu sử dụng vaccine này, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc.
UAE và Bahrain sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech làm liều tăng cường
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain đã cho phép sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech làm mũi tăng cường tiêm chủng cho người đã tiêm chủng vaccine của công ty dược phẩm Sinofarm của Trung Quốc sản xuất.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech . Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Bahrain đang ứng phó với làn sóng dịch bệnh COVID-19 lớn nhất ở nước này, trong khi UAE ghi nhận số ca mắc COVID-19 gấp 2 lần so với thời điểm 7 tháng trước.
Theo đại diện của Quỹ Y tế nhà nước Mubadala của UAE, có thể sử dụng một loại vaccine khác làm mũi tăng cường, song điều này phải được thực hiện theo nguyện vọng của người tiêm, trong khi các chuyên gia y tế không đưa ra khuyến nghị liên quan đến vấn đề này.
Abu Dhabi bắt đầu sử đụng vaccine của Sinopharm cho chương trình tiêm chủng từ hồi tháng 12 và bắt đầu sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech từ tháng 4. Nước này tiếp tục cho tiêm chủng mũi thứ 3 của vaccine Sinopharm từ tháng trước sau khi cơ quan chức này nước này phát hiện không đủ kháng thể chống SARS-CoV-2 ở một số người tiêm đã tiêm chủng.
Tại Bahrain, một đại diện của cơ quan chính phủ cho biết người dân có thể lựa chọn mũi tiêm vaccine tăng cường của Pfizer/BioNTech hoặc Sinopharm tùy theo vaccine ban đầu họ đã tiêm chủng. Chính phủ Bahrain cũng không đưa ra khuyến nghị cần lựa chọn vaccine nào.
Bahrain ghi nhận số ca nhiễm hằng ngày cao nhất vào tháng trước, khoảng 3.000 ca, trong khi UAE báo cáo có khoảng 2.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, giảm một nửa so với mức đỉnh điểm hồi tháng 2 (3.977 ca), song lại cao gấp 2 lần so với con số báo cáo vào đầu tháng 12.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA hồi tháng trước, vaccine của Sinopharm đạt hiệu quả 78,1% đối với các triệu chứng COVID-19. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong tháng 5 vừa qua cũng đã cấp phép sử dụng vaccine của Sinopharm. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho biết dữ liệu từ cuộc nghiên cứu, tiến hành ở các quốc gia bao gồm UAE và Bahrain, không đầy đủ cho người già và những người mắc bệnh mãn tính.
Báo Wall Street Journal của Mỹ ngày 4/6 dẫn lời Thứ trưởng Y tế Bahrain Waleed Khalifa Al Manea cho biết vaccine của Sinopharm có khả năng bảo vệ cao đối với người tiêm, nhưng những người ở Bahrain trên 50 tuổi bị béo phì hoặc bị bệnh mãn tính được khuyến khích dùng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer sau 6 tháng têm chủng 2 mũi vaccine của Sinopharm.
Anh có thể đưa Bồ Đào Nha ra khỏi danh sách an toàn về du lịch Theo hãng BBC, Anh dự định đưa Bồ Đào Nha ra khỏi danh sách an toàn về du lịch. Nguyên nhân là do Anh lo ngại về sự lây lan của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cũng như tính hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 đối với các biến thể này. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch...