Vắc xin Trung Quốc hiệu quả chỉ hơn 50%, sự thật ra sao?
Theo các nhà nghiên cứu Brazil, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất cho thấy hiệu quả chỉ khoảng 50,4% – thấp hơn nhiều so với dữ liệu công bố ban đầu.
Một nhà nghiên cứu Brazil cầm hũ vaccine do Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất – Ảnh: REUTERS
Ngày 12-1, Viện Butantan (São Paulo, Brazil), tổ chức thử nghiệm lâm sàng vắc xin CoronaVac cho công ty Sinovac Biotech (Trung Quốc) – đã nộp dữ liệu nghiên cứu mới cho giới chức y tế Brazil, trong đó kết luận cuối cùng là vắc xin Trung Quốc chỉ có hiệu quả 50,4% .
Theo báo South China Morning Post (SCMP) , thông tin trên đã được Viện Butantan – tổ chức được chính quyền thành phố São Paulo bảo trợ – xác nhận tại cuộc họp báo công khai đầu tuần này.
Ông Ricardo Palácios, giám đốc y khoa thuộc bộ phận nghiên cứu lâm sàng Viện Butantan, giải thích rằng nguyên nhân khiến vắc xin Trung Quốc “bỗng dưng” có hiệu quả thấp là do các nhà nghiên cứu tính thêm những tình nguyện viên bị nhiễm COVID-19 với triệu chứng “rất nhẹ”.
“Các nhà sản xuất vắc xin khác không tính những người bị đau đầu nhẹ, thậm chí sau khi họ xét nghiệm cho ra kết quả dương tính”, ông Palácios bổ sung thêm.
Liên quan vấn đề này, cần hiểu rằng tất cả vắc xin COVID-19, không chỉ riêng hàng Trung Quốc, không thể ngăn một người nhiễm virus, trường hợp tốt nhất nó chỉ giúp bệnh không phát triệu chứng hoặc nếu có thì chỉ nhẹ chứ không nặng đến mức nhập viện.
Giới nghiên cứu chỉ thắc mắc liệu những người đã tiêm phòng có thể lây cho người khác không dù bản thân họ không bệnh nặng. Hiện các hãng dược cũng đang nghiên cứu song song vấn đề này.
Lấy ví dụ vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech, hãng này công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng cho kết quả 95% hiệu quả. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), trong số 44.000 tình nguyện viên, có 3.410 người có biểu hiện triệu chứng COVID-19 nhưng không được xét nghiệm.
Video đang HOT
Giả sử nếu 3.410 người có triệu chứng quả thật dương tính với bệnh và được tính vào nhóm nhiễm bệnh, hiệu quả chung của vắc xin Pfizer sẽ giảm còn dưới 30%.
Việc mỗi quốc gia tính số lượng ca nhiễm COVID-19 theo cách riêng, gây không ít bối rối. Ví dụ, Trung Quốc loại hết những người nhiễm không triệu chứng ra khỏi thống kê. Nếu lấy tiêu chuẩn của nước khác thì số lượng ca COVID-19 của Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều con số hiện tại.
Trở lại với vắc xin của Sinovac, báo SCMP đưa tin trước đó các chuyên gia hết sức nghi ngờ khi Viện Butantan công bố tỉ lệ hiệu quả là 78% dù các tính toán dựa trên nguồn thông tin mở cho thấy không phải vậy.
Những câu hỏi về tính minh bạch được đặt ra. Ngày 15-12-2020, một quan chức y tế Brazil công khai chỉ trích tiêu chí phê chuẩn quyền sử dụng khẩn cấp vắc xin của Sinovac ở Trung Quốc không hề minh bạch.
Tổng thống Jair Bolsonaro cũng nêu quan điểm không tin tưởng CoronaVac, tuyên bố sẽ không đưa vắc xin này vào chương trình tiêm chủng quốc gia của Brazil.
Ấn Độ bắt đầu tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho 1,3 tỷ dân
Ấn Độ đặt mục tiêu bắt đầu tiêm chủng cho 1,3 tỷ dân chống lại COVID-19 từ thứ bảy (16/1). Đây là một nhiệm vụ to lớn và phức tạp giữa những lo lắng về an toàn, cơ sở hạ tầng và sự hoài nghi của công chúng.
Từ 16/1, Ấn Độ sẽ bắt đầu tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho toàn dân.
Trong đợt triển khai lớn nhất thế giới, quốc gia đông dân thứ nhì hành tinh này hy vọng sẽ tiêm chủng cho 300 triệu người,gần bằng toàn bộ dân số Mỹ, vào tháng bảy.
Đầu tiên để có được một trong hai loại vắc-xin được "phê duyệt khẩn cấp" sẽ ưu tiên 30 triệu nhân viên y tế và các nhân viên tuyến đầu khác, tiếp theo là khoảng 270 triệu người trên 50 tuổi hoặc được coi là có nguy cơ cao trên khắp đất nước rộng lớn này.
Khoảng 150.000 nhân viên tại 700 huyện đã được đào tạo đặc biệt, và Ấn Độ đã tổ chức một số đợt chạy thử toàn quốc với việc vận chuyển vắc xin giả và tiêm giả.
Các nhà chức trách Ấn Độ sẽ sử dụng kinh nghiệm từ việc tổ chức bầu cử ở nền dân chủ lớn nhất thế giới và từ các chương trình tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em đối với bệnh bại liệt và bệnh lao.
Tuy nhiên, ở một quốc gia khổng lồ nhưng nghèo khó với mạng lưới giao thông thường kém chất lượng và một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe được tài trợ tồi tệ nhất thế giới, việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Satyajit Rath từ Viện Miễn dịch học Quốc gia cho biết: "Tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em là một "trò chơi nhỏ hơn nhiều" và tiêm chủng chống lại COVID-19 sẽ là thách thức lớn".
Hai loại vắc xin đã được phê duyệt bởi Ấn Độ gồm Covishield của AstraZeneca, được sản xuất bởi đối tác địa phương là Viện Huyết thanh và Covaxin của Bharat Biotech cần được bảo quản trong tủ lạnh mọi lúc.
Tổng cộng có 29.000 điểm dây chuyền lạnh, 240 tủ làm mát , 70 tủ đông , 45.000 tủ lạnh ngăn đá, 41.000 tủ đông sâu và 300 tủ lạnh năng lượng mặt trời đã sẵn sàng.
Vận chuyển vắc xin bằng xe đạp
Ấn Độ có bốn "kho lớn" để nhận vắc-xin và vận chuyển đến các trung tâm phân phối của nhà nước trong các xe tải được kiểm soát nhiệt độ, nhưng chặng cuối sẽ rất khó khăn.
Trong một lần diễn tập gần đây ở vùng nông thôn Uttar Pradesh - nơi nhiệt độ mùa hè vượt quá 40 độ C - một nhân viên y tế đã được chụp lại với hình ảnh đang vận chuyển những hộp lọ hình nộm trên xe đạp của mình.
Các quan chức cho biết tại Kashmir, hiện đang bị bão tuyết vùi dập, cơ sở dữ liệu về các nhóm ưu tiên và nhân viên tiêm vắc xin vẫn đang được chuẩn bị lên danh sách từ tuần trước.
Cũng có những lo ngại về việc chính phủ quản lý toàn bộ quy trình bằng kỹ thuật số thông qua ứng dụng riêng của họ, CoWIN , trong đó đã có một số phiên bản giả mạo.
Hoài nghi
Hơn 150.000 người Ấn Độ đã chết vì COVID-19 và nền kinh tế Ấn Độ là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn thế giới, với hàng triệu người mất kế sinh nhai.
"Tôi mong được tiêm vắc-xin và luôn sống mà không sợ hãi và đeo khẩu trang", công nhân nhập cư Shatrughan Sharma, 43 tuổi, nói với AFP tại thủ đô New Delhi.
"Năm vừa qua rất khó khăn đối với chúng tôi."
Mặc dù vậy, cũng giống như ở các quốc gia khác, có sự hoài nghi về vắc-xin, được thúc đẩy bởi hàng loạt thông tin sai lệch trên mạng.
Một cuộc khảo sát gần đây với 18.000 người trên khắp Ấn Độ cho thấy 69% không vội vàng tiêm vắc xin COVID-19.
Sự tin tưởng của công chúng đã không được hỗ trợ bởi vắc-xin bản địa của Bharat Biotech đang được "phê duyệt hạn chế" gây tranh cãi mà không có dữ liệu từ các thử nghiệm ở người Giai đoạn 3.
Kế hoạch của Serum bán vắc xin của hãng AstraZeneca cho các cá nhân và công ty Ấn Độ với giá 1.000 rupee (14 đô la Mỹ) cũng làm dấy lên lo ngại rằng những người giàu sẽ được tiêm chủng sớm hơn.
Suresh Paswan, một người làm nghề kéo xe kéo ở Patna, phía đông tỉnh Bihar, nói với AFP: "Sẽ phải chờ đợi rất lâu đối với những người nghèo như tôi vì những người giàu và khá giả sẽ có nó trước.
Moderna tuyên bố vắc xin COVID-19 của họ ngừa bệnh trong ít nhất 1 năm Tại hội nghị y tế J.P. Morgan Healthcare ngày 11-1, hãng dược Moderna cho biết vắc xin COVID-19 do họ phát triển có thể duy trì khả năng phòng bệnh trong ít nhất một năm. Một tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Moderna phát triển - Ảnh: AFP Theo Hãng tin Reuters, Moderna cũng...