Vắc xin RNA có thể chống lại các biến thể của COVID-19

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Qatar cung cấp bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy vắc xin COVID-19 Pfizer – BioNTech có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự lây lan của chủng B.1.351-một biến thể nghiêm trọng của COVID-19.

Biến thể B.1.1.7, được xác định lần đầu tiên ở Anh, đã khiến quốc gia vùng Vịnh có số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt. Biến thể B.1.1.7 có khả năng lây lan nhanh hơn so với các chủng SARS-CoV-2 trước đây. Đây là biến chủng đang gây nên sự bùng phát mạnh của đại dịch COVID-19 ở Anh cũng như các nước châu Âu.

Chủng B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp bốn lần so với chủng trước đây. Thời gian đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao và rất ngắn, tỷ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng cũ.

Nhiều tuần sau đó, chủng B.1.351 liên quan đến tái nhiễm và làm giảm hiệu quả của vắc xin cũng tăng mạnh. Biến thể phát hiện ở Nam Phi – B.1.351 có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn 20-200% so với chủng ban đầu, là chủng có tốc độ lây lan mạnh nhất hiện nay. Biến thể này có một số điểm tương đồng với biến thể lần đầu tiên được xác định ở Anh và dường như cũng dễ lây lan hơn, nhưng không có bằng chứng cho thấy gây c.hết người nhiều hơn.

Vắc xin RNA có thể dập tắt các biến thể

Các thử nghiệm lâm sàng ở Nam Phi đã đưa ra giả thuyết rằng các vắc xin sẽ thất bại khi chống lại các biến thể như vậy. Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu ở Qatar đã tìm được một số bằng chứng thuyết phục cho thấy, các vắc xin hiện tại có thể dập tắt các biến thể như B.1.351. Pfizer – BioNTech và Moderna đang phát triển một loại vắc xin RNA cải tiến với mục tiêu là B.1.351. Kết quả của Moderna cho thấy rằng liều nhắc lại của vắc xin cải tiến sẽ kích phát phản ứng mạnh mẽ chống lại B.1.351.

Laith Jamal Abu-Raddad, nhà dịch tễ học tại Weill Cornell Medicine – Qatar ở Doha, tác giả nghiên cứu, cho biết: “Biến thể này có lẽ là loại nghiêm trọng nhất trong số tất cả các biến thể. Tuy nhiên, chúng tôi có các công cụ kiểm soát các ca nhiễm nghiêm trọng”.

Vắc xin RNA có thể chống lại các biến thể của COVID-19 - Hình 1

Các liều vaccine Pfizer – BioNTech đang được chuẩn bị ở Toronto, Canada.

Nhóm của Abu-Raddad đã phân tích hàng chục nghìn ca nhiễm COVID-19 ở Qatar từ khi bắt đầu tiêm chủng vào cuối tháng 12/2020 đến cuối tháng 3/2021. B.1.1.7 và B.1.351 là các chủng virus corona chủ yếu trong suốt giai đoạn này và từ giữa tháng 2, mỗi biến thể chiếm khoảng một nửa số ca nhiễm của cả nước.

So sánh tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 ở những người tiêm vắc xin với những người không được tiêm cho thấy: Những người được tiêm 2 liều vắc xin Pfizer – BioNTech có nguy cơ mắc COVID-19 do B.1.351 gây ra thấp hơn 75% và do B.1.1.7 gây ra thấp hơn khoảng 90% so với những người không được tiêm chủng. Việc tiêm vắc xin RNA còn phòng được bệnh nặng do 2 chủng này gây ra.

Có khoảng 1.500 ca nhiễm do B.1.351 gây ra ở những người đã được tiêm vắc xin, nhưng chỉ có 179 trường hợp nhiễm sau khi tiêm liều thứ hai 2 tuần. Đồng thời, hầu như không có bất kỳ trường hợp nghiêm trọng nào do B.1.1.7 hoặc B.1.351 gây ra trong số những người được tiêm chủng đầy đủ.

Video đang HOT

Các nhà nghiên cứu cho hay: Mặc dù vẫn có những ca nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc xin, nhưng không nặng đến mức phải nhập viện và gây t.ử v.ong, ngoại trừ là trường hợp cực kỳ hiếm xảy ra.

Vắc xin RNA chống lại B.1.351 tốt hơn các loại vắc xin khác

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa họ Qatar cho thấy, mức độ các kháng thể ngăn chặn virus được kích hoạt bởi 2 liều vắc xin RNA tương đối cao, chứng tỏ khả năng chống lại B.1.351 tốt hơn so với các loại vaccine khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu vắc xin chống lại B.1.351 có hiệu quả thấp, thì dù các chương trình tiêm chủng thành công, các nước bị ảnh hưởng do chủng này cũng không thể làm giảm các ca nhiễm xuống mức như ở các nước có các chủng ít rắc rối hơn.

Tuy nhiên, nếu bảo vệ được những người có nguy cơ cao, chúng ta có thể trở về với cuộc sống bình thường, ngay cả khi các đợt dịch vẫn đang diễn ra.

Đại dịch Covid-19 còn kéo dài bao lâu?

Việc phát triển vắc-xin thành công và triển khai tiêm chủng đại trà ở nhiều quốc gia có dẫn đến một thế giới không còn Covid-19? Đại dịch này liệu sẽ còn kéo dài bao lâu nữa?

Đại dịch Covid-19 còn kéo dài bao lâu? - Hình 1

14 vắc-xin đã được cấp phép

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), miễn dịch cộng đồng là tình trạng trong đó một tỷ lệ nhất định người dân có miễn dịch với một bệnh truyền nhiễm thông qua tiêm chủng và/hoặc đã mắc bệnh này trước đó.

Nhờ vậy, có thể phòng tránh bệnh lây nhiễm từ người sang người. Những đối tượng chưa hoặc không được tiêm phòng như trẻ sơ sinh, người mắc bệnh mãn tính cũng sẽ được bảo vệ vì khi đó bệnh này ít có cơ hội để lây truyền trong cộng đồng.

Điều này có nghĩa là khi tiêm vắc-xin, không chỉ cho bản thân mà còn bảo vệ những người xung quanh. Hiện tại các nhà khoa học nhận định, ý tưởng đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng khó sớm xảy ra.

Đến nay, đã có 14 loại vắc-xin được ít nhất một quốc gia cấp phép sử dụng. Theo WHO, tính đến ngày 11/4/2021, gần 730 triệu liều vắc-xin đã được tiêm chủng ở gần 160 quốc gia.

Hơn 400 triệu người được tiêm ít nhất một liều. Tuy nhiên, số ca nhiễm và t.ử v.ong do Covid-19 bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại sau khi đã từng giảm đáng kể vào tháng 2. Phải chăng việc tiêm chủng vắc-xin chưa đem lại hiệu quả thực sự trong việc đẩy lùi đại dịch?

Nhiều biến chủng mới xuất hiện

Một trong những nguyên nhân khiến ca nhiễm tăng bất chấp nỗ lực tiêm chủng vắc-xin chính là liên tục xuất hiện nhiều chủng đột biến mới nguy hiểm hơn. Có thể kể đến chủng B.1.1.7 được ghi nhận lần đầu tiên tại Anh vào tháng 9/2020.

Sau đó, nó lan sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khả năng lây nhiễm của nó cao hơn 30% - 50% so với chủng ban đầu. Bên cạnh đó, chủng B.1.351 (Nam Phi) và P1 (Brazil) cũng là những biến thể lưu hành phổ biến hiện nay.

Tại sao SARS-CoV-2 có thể tạo ra nhiều biến thể nhanh như vậy? Là một virus RNA, SARS-CoV-2 được đ.ánh giá có tần suất đột biến ở mức vừa, thay đổi khoảng 1,12 10-3 nucleotide/vị trí/năm, tương tự như SARS-CoV-1.

Tuy nhiên, khả năng dễ lây truyền của nó đã khiến số người bị nhiễm cao kỷ lục (hơn 136 triệu người). Đây là điều kiện thuận lợi để virus sản sinh với tốc độ kinh hoàng, và tạo ra nhiều bản sao lỗi hơn trong thời gian ngắn hơn.

Hầu hết các đột biến không làm thay đổi chức năng của virus hoặc không thể tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, "thỉnh thoảng" có một số thay đổi khiến virus có khả năng lây nhiễm cao hơn hoặc lẩn trốn hệ thống miễn dịch tốt hơn.

Và khi sự thay đổi đó bắt đầu lan rộng trong cộng đồng thì một biến thể mới xuất hiện. Điều này có nghĩa là nếu số ca nhiễm giảm xuống, thì nhiều khả năng các biến thể mới sẽ xuất hiện ít thường xuyên hơn.

So với virus cúm có cấu trúc di truyền phức tạp, SARS-CoV-2 vẫn là loại virus đơn giản hơn nhiều. Các biến chủng đáng chú ý hiện nay chủ yếu liên quan đến đột biến ở protein spike (S), một loại protein nằm trên bề mặt virus, đóng vai trò quan trọng trong việc bám gắn với thụ thể ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2) của các tế bào người và qua đó tạo điều kiện cho virus xâm nhiễm.

Do đó, protein S chính là chìa khóa cho sự lây truyền của Covid-19. Tuy nhiên, nếu protein S chỉ thay đổi một chút, nó có thể gắn với các tế bào người hiệu quả hơn (virus dễ lây truyền hơn) hoặc khiến hệ thống miễn dịch khó phát hiện hơn (con người dễ bị nhiễm virus hơn).

Nhưng nếu nó thay đổi quá nhiều, virus sẽ không thể xâm nhập vào tế bào được nữa, trong khi đây chính là công tắc cho vòng đời của nó.

Những biến thể này làm dấy lên nhiều lo ngại về tính hiệu quả của các loại vắc-xin đã được cấp phép. Chẳng hạn, chủng B.1.351 và P1 khiến nhiều vắc-xin hoạt động kém hiệu quả.

Cụ thể, khả năng trung hòa của các kháng thể được cảm ứng từ vắc-xin BNT162b2, mRNA-1273 và BBIBP-CorV (Trung Quốc) giảm từ 4,5 đến 8,6 lần. Nghiên cứu trên một nhóm nhỏ gồm 2026 người cũng phát hiện vắc-xin của AstraZeneca chỉ đạt hiệu quả 10,4% đối với bệnh nhân nhiễm B.1.351.

Khó sớm miễn dịch cộng đồng

Tỷ lệ tiêm chủng để thiết lập được miễn dịch cộng đồng của các bệnh truyền nhiễm đều khác nhau, dựa trên khả năng lan truyền của mầm bệnh và tác động của nó với sức khỏe con người.

Chẳng hạn, bệnh sởi rất dễ lây lan và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần khoảng 93% - 95% người trong cộng đồng được tiêm phòng để duy trì khả năng miễn dịch cộng đồng. Trong khi đó, bệnh bại liệt chỉ cần khoảng 80% - 85%.

Đối với Covid-19, nhiều chuyên gia nhận định ngưỡng miễn dịch cộng đồng có thể đạt được khi khoảng 70% - 85% dân số được tiêm đầy đủ hai liều vắc-xin phòng ngừa bệnh này.

Tuy vậy, khi thế giới bước sang năm Covid-19 thứ hai, nhiều người đã nhận ra ý tưởng này khó có thể sớm thành hiện thực do những thách thức và tình hình phức tạp của đại dịch. Nguyên nhân khiến miễn dịch cộng đồng khó có thể sớm đạt được là việc triển khai tiêm chủng vắc-xin chưa đồng đều.

Chưa có nhiều bằng chứng về khả năng của vắc-xin trong ngăn ngừa lây truyền virus. Các biến thể mới làm thay đổi miễn dịch cộng đồng. Khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 không tồn tại mãi mãi.

Miễn dịch cộng đồng được đ.ánh giá dựa trên hai nguồn miễn dịch do vắc-xin và do lây nhiễm tự nhiên. Đối với những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2, cơ thể đã tạo ra một số kháng thể kháng virus nhưng các nghiên cứu kết luận mức kháng thể này chỉ có thể duy trì hiệu quả trong khoảng sáu tháng.

Trong khi đó, vắc-xin còn quá mới để đ.ánh giá khả năng miễn dịch của nó thực sự kéo dài bao lâu. Liệu có cần các liều bổ sung theo thời gian và theo sự thay đổi của biến chủng mới hay không? Vì cả hai lý do này, Covid-19 có thể giống như một loại bệnh cúm.

Bên cạnh tiêm vắc-xin, các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, và hạn chế tiếp xúc, tụ tập đông người vẫn được nhiều quốc gia tiếp tục duy trì nhằm giảm thiểu số ca bệnh. Nếu không, ngay cả khi đã vượt qua ngưỡng miễn dịch cộng đồng vẫn có nguy cơ bùng phát các ổ dịch riêng lẻ.

Theo chuyên gia nhận định, với tốc độ tiêm chủng 6,7 triệu liều vắc-xin một ngày, cả thế giới cần khoảng bốn năm rưỡi nữa mới có thể đạt được ngưỡng miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, một số quốc gia đơn lẻ có thể đạt được miễn dịch cộng đồng ngay trong năm nay như Israel, UAE, Anh, và Mỹ.

Song song đó, các cơ quan quản lý và công ty dược phẩm cũng đã bắt tay vào nghiên cứu phiên bản cập nhật vắc-xin nhằm gia tăng hiệu quả phòng ngừa với các biến chủng mới và có thể ra mắt trong vài tháng tới.

Trong khi miễn dịch cộng đồng chưa hình thành, các biến chủng mới liên tục xuất hiện và hiệu quả vắc-xin chưa thật sự tối ưu, điều quan trọng là phải tiếp tục tuân thủ các biện pháp bảo vệ, ngay cả đối với người đã được tiêm chủng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nguy kịch do uống thuốc nam chứa chì
12:59:40 12/05/2024
Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, rất sẵn ở vườn nhà nhiều người Việt không biết thường 'ngó lơ'
21:58:56 12/05/2024
Chân xuất hiện 4 dấu hiệu bất thường này, rất có thể đã mắc ung thư phổi
17:54:35 12/05/2024
Loại gia vị chống ung thư vượt trội, đặc biệt tốt với nam giới
22:01:49 12/05/2024
Ngày nào cũng ăn chuối có tốt không?
06:38:15 13/05/2024
Trứng có làm tăng mỡ m.áu như nhiều người lo lắng?
18:37:55 11/05/2024
Đậu phụ ăn với thứ này dễ tạo thành sỏi thận, biết mà tránh
19:52:31 11/05/2024
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông 'sung mãn'?
18:40:49 11/05/2024
Vắc-xin 'thần kỳ' có thể ngăn chặn đại dịch trong tương lai
16:23:07 11/05/2024
4 nhóm người nên hạn chế uống trà sữa
20:47:32 11/05/2024

Thông tin đang nóng

Công an đang phong tỏa một tòa nhà ở khu Sala, nghi á.n m.ạng
11:21:44 13/05/2024
Du Thiên ủng hộ t.iền cho nữ bác sĩ 29 t.uổi có nguy cơ liệt nửa người vì sự cố vỡ kính
13:57:21 13/05/2024
Loạt ảnh xinh đẹp nét căng của Hương Tràm trong show diễn bị hủy
11:15:35 13/05/2024
Thực đơn cơm tối 3 món đang được ưa chuộng: Vừa giúp bồi bổ mắt sáng khỏe, lại hỗ trợ giảm cân hiệu quả
12:40:58 13/05/2024
Chu Thanh Huyền 2 lần dính thị phi thái độ với mẹ đẻ và mẹ chồng, Quang Hải chỉ giao một nhiệm vụ đã giúp vợ gỡ lại hình tượng
11:52:38 13/05/2024
Ngày càng có nhiều người thích mua nhà nhỏ, hóa ra là có rất nhiều lợi ích
12:03:26 13/05/2024
Visual idol tràn màn hình của "ái nữ tài phiệt" Kim Ji Won: Tổ chức fanmeeting mà muốn cho debut luôn!
11:23:23 13/05/2024
Vụ b.é g.ái 8 t.uổi bị đ.ánh d.ã m.an: Sự thật việc cô giáo từng điều trị tâm thần
11:16:12 13/05/2024
Cháu bé 6 t.uổi bị mất tích khi gửi trẻ, chỉ tìm thấy chiếc dép sát biển
12:14:43 13/05/2024
Việt Hoàng: "Những nẻo đường gần xa là bước tiến mới của sự nghiệp"
13:37:45 13/05/2024

Tin mới nhất

Những ai nên hạn chế ăn mướp đắng?

09:09:56 13/05/2024
Người mắc bệnh huyết áp thấp: mướp đắng giúp hạ huyết áp và giảm đường trong m.áu, nên người có bệnh huyết áp thấp hoặc t.iền sử cơn hạ huyết áp cần hạn chế sử dụng mướp đắng để tránh các triệu chứng không mong muốn.

Bộ Y tế cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược phục vụ đấu thầu, điều trị

08:43:29 13/05/2024
Trước đó, trong tháng 3 và đầu tháng 4/2024, Bộ Y tế đã có các đợt cấp mới, gia hạn và công bố hàng nghìn thuốc sản xuất trong nước, biệt dược gốc và các thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện Nghị quyết 80 của Quốc hội (lần công bố gia...

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

08:40:45 13/05/2024
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch, Cục An toàn thực phẩm lưu ý, người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi. Không nên ăn món gỏi, tái sống và món chế biến sẵn của người bán dạo ở các khu du lịch hay ven bờ biển.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

08:35:48 13/05/2024
Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Bí quyết kiểm soát cảm giác thèm ăn, tránh tăng cân

08:32:27 13/05/2024
Ngoài ra, thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến vùng trung tâm điều khiển cảm xúc thỏa mãn của não. Khi bạn mệt mỏi do thiếu ngủ, hoạt động vùng trung tâm não sẽ tăng lên, dẫn đến việc ăn uống theo cảm xúc để thỏa mãn bản thân.

Ứng dụng kỹ thuật mới điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não

21:46:13 12/05/2024
Hội thảo bàn về Ứng dụng điện sinh lý thần kinh trong phẫu thuật bệnh lý thần kinh sọ não và cột sống đã giới thiệu nhiều kỹ thuật tiên tiến điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não.

Đầu tư vào điều dưỡng, lợi đủ đường cho người bệnh và ngành y

17:52:21 12/05/2024
Vì thế ông Tuân cho rằng, muốn thời gian nằm viện được rút ngắn, người bệnh hồi phục nhanh hơn, ít đau đớn từ thể xác đến tinh thần hơn, khả năng tái phát bệnh ít hơn thì công tác điều dưỡng là then chốt.

Muối ăn - con dao hai lưỡi?

17:39:56 12/05/2024
Ăn chay hay ăn mặn, muối đều có trong đó. Tuy cần thiết, nhưng muối ăn vẫn là con dao 2 lưỡi vì việc thiếu hoặc thừa đều gây tác hại cho sức khỏe.

Phòng, chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

17:31:53 12/05/2024
Đáng chú ý, là khâu bảo quản không bảo đảm, thực phẩm bày bán ngoài trời, không che đậy khiến chúng dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, dính bụi bẩn đường phố, người sử dụng dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Sầu riêng rất bổ dưỡng nhưng đại kỵ với những người này

16:04:50 12/05/2024
Sầu riêng, một loại trái cây nổi tiếng với hương vị đặc trưng và mùi thơm quyến rũ, không chỉ là một món ăn ngon mà còn được biết đến với những lợi ích dinh dưỡng đáng kể.

Lợi ích sức khỏe khi ăn chôm chôm

16:01:54 12/05/2024
Chôm chôm là loại trái cây cung cấp một số chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe như vitamin C và chất xơ.

Hơn 3.300 ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM

15:53:20 12/05/2024
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và t.rẻ e.m), thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày.

7 món ăn dễ tìm ở Việt Nam giúp chống lại cao huyết áp

15:48:58 12/05/2024
Theo một nghiên cứu năm 2023 trên 2.349 người trưởng thành ở Mỹ, ăn 5 quả trứng trở lên mỗi tuần có liên quan đến mức huyết áp tâm thu thấp hơn 2,5 mm Hg so với những người ăn ít hơn nửa quả trứng mỗi tuần.

Trầm cảm: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

15:45:27 12/05/2024
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới. Rối loạn trầm cảm khá nguy hiểm, tác động nhiều đến mặt tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống của bệnh nhân.

Uống nước đá giải nhiệt: Lợi bất cập hại

15:41:06 12/05/2024
Trong kỳ k.inh n.guyệt là thời điểm nhạy cảm với phụ nữ, kỵ những loại thực phẩm có tính hàn mà nước đá lạnh là một trong số đó. Nếu sử dụng nước lạnh dễ bị tắc kinh, đau bụng kinh.

Những nhóm người nên hạn chế uống sữa đậu nành

12:45:09 12/05/2024
Việc hạn chế uống sữa đậu nành trong các trường hợp trên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tránh các vấn đề tiêu hóa và dinh dưỡng không mong muốn.

Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày

10:01:10 12/05/2024
Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng nên hạn chế dùng nước dừa. Một số carbohydrate trong nước dừa có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Thực hiện 5 thay đổi chế độ ăn uống này để ngăn ngừa bệnh gan

09:55:25 12/05/2024
Một số thực phẩm chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp bảo vệ chống lại sự tích tụ chất béo trong gan, giảm viêm, stress oxy hóa và cải thiện men gan.

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

21:00:47 11/05/2024
Thế nhưng, điều đó không có nghĩa người bệnh tự kỷ nên tránh xa các hoạt động thể chất. Thay vào đó, nên lựa chọn bộ môn phù hợp với thể chất cũng như sở thích của mỗi người.

Bất ngờ về sức khỏe khi nam giới ăn các loại rau giàu protein mỗi ngày

20:42:11 11/05/2024
Rau giàu protein giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật của bạn bằng chất xơ. Các loại rau giàu protein như măng tây, mầm Brussels giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giữ cho hệ thống cơ thể của bạn cân bằng.

10 loại thực phẩm mùa hè có thể giúp cho phổi khỏe mạnh

20:26:26 11/05/2024
Những thực phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, hỗ trợ chức năng miễn dịch và bảo vệ chống lại stress oxy hóa.

Loại rau rất bổ dưỡng nhưng có thể gây hại nếu ăn sai cách

19:56:21 11/05/2024
Rau bina cũng là một trong những nguồn thực vật tốt nhất cung cấp lutein, một loại sắc tố có nguồn gốc thực vật được gọi là caroten rất tốt cho sức khỏe của mắt và não.

Có thể bạn quan tâm

Liên hợp quốc thúc đẩy đàm phán về chống giả mạo sinh học

Thế giới

16:33:52 13/05/2024
Dự thảo hiệp ước WIPO quy định người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế sẽ phải tiết lộ nguồn gene trong phát minh đến từ quốc gia nào, cùng với cộng đồng người dân bản địa đã cung cấp kiến thức truyền thống liên quan.

Quỳnh Nga mặc đẹp các kiểu váy lụa chỉ bằng một công thức

Phong cách sao

16:27:15 13/05/2024
Quỳnh Nga thường chọn những thiết kế tông màu pastel nhẹ nhàng khi diện váy lụa, đây là cách giúp cô có vẻ đẹp tao nhã, cuốn hút.

Xem ngay lịch âm hôm nay 13/5 và ngày tốt tháng 5

Trắc nghiệm

16:15:38 13/05/2024
Xem ngay lịch âm 13/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ hoàng đạo, giờ đẹp hôm nay 13/5 và lịch vạn niên tháng 5, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.

Phim vừa chiếu liền nhận mưa lời khen vì kịch bản "ngọt lịm tim", cặp chính chemistry bùng cháy như yêu thật

Phim châu á

15:32:28 13/05/2024
The midnight romance in Hagwon nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả, người xem thích bầu không khí nhẹ nhàng, lãng mạn và rất ngọt ngào, xa rời drama của tác phẩm này.

Phim kinh dị nhận điểm cao chót vót từ giới phê bình, sao nhí diễn quá đỉnh khiến khán giả nổi da gà

Phim âu mỹ

15:29:48 13/05/2024
Abigail hiện là bộ phim kinh dị đáng chú ý nhất của màn ảnh thế giới hiện tại, dự kiến phát hành tại Việt Nam từ ngày 17/5.

'Lỡ hẹn với ngày xanh' tập 38: Bà Thu Lê còn gây ra chuyện tày đình gì?

Phim việt

15:19:14 13/05/2024
Lỡ hẹn với ngày xanh tập 38: Bà Thu Lê muốn nói sự thật với Giang; Chủ tịch Thắng đưa vợ đến gặp Hiệp để nói về cái c.hết của bố anh; Hiệp đã tha thứ cho cô ruột.

Trời nắng nóng thấy nhà có mùi hôi khó chịu, thì ra xuất phát từ một vị trí cực hiểm: Giải quyết thế nào?

Sáng tạo

15:19:02 13/05/2024
Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng, có một vấn đề gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của gia đình, song bị nhiều người dùng vô tình bỏ qua.

Sam gia nhập hội "mẹ bỉm nghiện con", hé lộ thêm khoảnh khắc "đốn tim" của 2 nhóc tỳ sinh đôi

Sao việt

15:11:09 13/05/2024
Hiện tại 2 con của Sam đã gần 3 tháng t.uổi, nay trông trộm vía bụ bẫm và dễ thương. Bài đăng trên nhanh chóng nhận về bão tym từ cư dân mạng.

Xe container bốc cháy sau va chạm liên hoàn ở Bình Phước, hơn 10 người bị thương

Tin nổi bật

15:06:10 13/05/2024
Trưa nay (13/5), Công an huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đang phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn khiến nhiều người bị thương.

Lý Liên Kiệt khoe hai con gái xinh đẹp

Sao châu á

15:05:07 13/05/2024
Vừa qua, Lý Liên Kiệt đã đăng trên trang cá nhân bức ảnh chụp cùng vợ ở Nepal vào khoảng đầu năm 2024. Nhiều người thích thú vì ông và vợ là Hoa hậu châu Á 1986 Lợi Trí đã 20 năm không chụp ảnh chung.

Thanh niên rủ b.é g.ái 13 t.uổi đến nhà dự sinh nhật rồi h.iếp d.âm

Pháp luật

14:50:44 13/05/2024
Ngày 13/5, cơ quan CSĐT Công an huyện Long Hồ (Vĩnh Long) vừa khởi tố bị can, bắt giam Trần Tuấn Kiệt (19 t.uổi) để điều tra hành vi H.iếp d.âm người dưới 16 t.uổi .

Ngắm muồng hoa đào đẹp như phim tại VQG Cát Tiên

Du lịch

14:42:58 13/05/2024
Cứ độ tháng 5, VQG Cát Tiên khoác lên mình chiếc áo hồng của muồng hoa đào nở rực rỡ, thu hút du khách tìm đến xem hoa, ngắm bướm lượn, trốn khỏi cái nóng ngày hè.