Uy lực những khẩu pháo mạnh nhất của Nga
Được quân đội Nga triển khai từ thế kỷ 14 và là một trong những đơn vị lâu đời nhất trong lực lượng vũ trang Nga, pháo binh được xem là nguồn hỏa lực chủ yếu trong các hoạt động tác chiến của Moscow.
Nga đã chọn ngày 19/11 làm ngày kỷ niệm của các lực lượng pháo binh và tên lửa trong lực lượng vũ trang. Pháo binh đã được quân đội Nga sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong nhiều thế kỷ, bao gồm cả các cuộc chiến tranh thời kỳ Liên bang Xô viết. Trong ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-27 phô diễn sức mạnh trong cuộc tập trận pháo binh tại thao trường Sergeevsky ở vùng Primorsky Krai, Viễn Đông Nga.
Các đơn vị pháo binh được quân đội Nga triển khai từ thế kỷ 14 và đây cũng là một trong số những lực lượng lâu đời nhất trong lực lượng vũ trang Nga. Trong ảnh: Pháo tự hành 2S1 Gvozdika di chuyển trong cuộc diễn tập chiến thuật tại thao trường Klerk ở Khasansky thuộc Nam Primorye.
Pháo binh đã được quân đội Nga đưa vào sử dụng trong nhiều cuộc chiến và được cải tiến nhiều lần trước khi đạt tới uy lực mạnh mẽ như hiện nay. Trong ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch tại Triển lãm Vũ khí, Thiết bị quân sự và Đạn dược ở Nizhny Tagil, vùng Sverdlovsk của Nga.
Hỏa lực từ hệ thống pháo tự hành 2S5 Giatsint trong cuộc diễn tập ở Quân khu phía đông tại thao trường Sergeevsky ở vùng Primorsky Krai, Viễn Đông Nga.
Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV đồng loạt tham gia diễu binh tại Quảng trường Đỏ.
Video đang HOT
Hệ thống pháo tự hành 2S4 Tulip tại triển lãm vũ khí quân sự ở thao trường Alabino.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad trong cuộc tập trận chung giữa Nga và Ấn Độ mang tên Indra-2017 tại thao trường Sergeevsky ở vùng Viễn Đông Nga.
Pháo Msta-S xuất hiện tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế ARMY-2016 ở ngoại ô thủ đô Moscow.
Hệ thống pháo chống tăng tự hành Sprut-B phô diễn sức mạnh trong cuộc diễn tập quân sự ở thao trường Alabino ngoại ô Moscow.
Pháo tự hành 2S34 Hosta tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế ARMY-2017.
Tổ hợp pháo tự hành Msta-S tham gia cuộc tập trận chung Zapad-2017 giữa Nga và Belarus ở vùng Kaliningrad của Nga.
Pháo tự hành S23 Nona-SKV được trang bị trên xe bọc thép BTR-80.
Ngoài pháo binh, tên lửa cũng là nguồn hỏa lực chủ yếu của quân đội Nga để tiêu diệt đối phương trong các chiến dịch tác chiến phối hợp. Trong ảnh: Hệ thống tên lửa chống tăng 9P157-2 Khrizantema-S diễn tập trong cuộc diễu binh mừng Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ, Nga.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M được chuẩn bị tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế ARMY-2017 ở vùng Sverdlovsk.
Hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển mới nhất của Nga K-300P Bastion tham gia diễn tập ở vùng Primorsky Krai. Hệ thống này được đưa vào biên chế từ năm 2016 cho các đơn vị phòng thủ bờ biển của Hạm đội Thái Bình Dương và được triển khai ở nhiều khu vực khác, trong đó có Crimea.
Hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bal chuẩn bị phóng tên lửa hành trình chống hạm trong cuộc tập trận chung Zapad-2017 giữa Nga và Belarus ở vùng Kaliningrad của Nga.
Thành Đạt
Ảnh: Sputnik
Dàn pháo binh của Triều Tiên mạnh cỡ nào?
Lực lượng pháo binh của Triều Tiên tập trung phần lớn ở khu vực gần khu giới tuyến phi quân sự chia tách hai miền Triều Tiên và có khả năng gây tổn thất nghiêm trọng đối với Hàn Quốc nếu chiến tranh nổ ra.
Một cuộc tập trận pháo binh của Triều Tiên (Ảnh: Geopolitical Futures, Mauldin Economics)
Nói tới Triều Tiên, Mỹ và các đồng minh thường hay nhắc tới chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này như một mối đe dọa tiềm tàng. Tuy nhiên, Triều Tiên còn sở hữu một vũ khí nguy hiểm khác có khả năng gây tổn thất khủng khiếp đối với tới Hàn Quốc nếu xảy ra xung đột. Đó là hệ thống pháo binh được đặt với mật độ dày đặc ở gần biên giới chia tách miền Triều Tiên, các chuyên gia thuộc tổ chức Geopolitical Futures & Mauldin Economics nhận định.
Hiện tại, Triều Tiên sở hữu 15.000 khẩu pháo và bệ phóng rocket. Khả năng phá hủy của các khẩu pháo ngang với 11 máy bay ném bom B52, có thể đưa 350 tấn chất nổ đến lãnh thổ Hàn Quốc, theo một báo cáo của Stratfor, một công ty tình báo tư nhân của Mỹ. Chỉ trong vòng vài phút tấn công, pháo của Triều Tiên có thể bắn hạ các tòa nhà cao tầng, gây thương vong lớn và tổn hại kinh tế không thể tránh khỏi cho Hàn Quốc.
Ngoài ra, địa hình hiểm trở khi bố trí hệ thống pháo là một lợi thế của Triều Tiên để chống lại việc bị tấn công và phá hủy từ đối phương. Nói về khả năng cung cấp đạn dược liên tục của Triều Tiên khi pháo binh chiến đấu, các chuyên gia khẳng định Bình Nhưỡng đang phân tán các kho đạn và vũ khí ở nhiều địa điểm khác nhau. Ngoài những kho vũ khí lớn cấp quốc gia, Triều Tiên còn có các kho vũ khí ở các đơn vị sẵn sàng tiếp ứng khi cần thiết cho dàn pháo mặt đất. Điều này cũng là một yếu tố khiến pháo binh của Triều Tiên cơ động hơn khi chiến đấu.
Hiện thời, một trong số những điểm yếu lớn nhất của pháo binh là cơ cấu chỉ huy. Việc quyền chỉ huy tập trung vào một người cao nhất có thể gây ra những bất lợi. Theo đó, khi có chiến tranh, việc đầu tiên đối phương cần làm là cắt đứt đường dây thông tin liên lạc trong nội bộ Triều Tiên. Khi đó hệ thống quân đội nước này sẽ tự động suy yếu nếu không có các mệnh lệnh quân sự từ trên chuyển xuống.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tin việc trải qua hàng thập kỷ chiến tranh, quân đội Triều Tiên cũng đã rút kinh nghiệm để tạo nên một hệ thống pháo binh có khả năng đe dọa bất cứ đối phương nào. Vào ngày 26/4, Triều Tiên cũng đã tổ chức tập trận pháo binh với đạn thật lớn chưa từng có nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập quân đội nước này.
Đức Hoàng
Theo dantri/ Business Insider, Huffington Post
Mỹ ráo riết săn tìm mạng lưới đường hầm bí mật Triều Tiên Quân đội Mỹ được cho là đã khởi động chiến dịch quy mô lớn nhằm xác định mạng lưới đường hầm Triều Tiên, vẽ ra bản đồi chi tiết trong trường hợp xung đột nổ ra. Mỹ ráo riết săn tìm mạng lưới đường hầm che giấu vũ khí là là nơi ẩn náu của giới lãnh đạo Triều Tiên. Theo Daily Star,...